Trang chủ Vấn đề hôm nay Trên những nẻo đường cứu trợ…

Trên những nẻo đường cứu trợ…

134
0

Công tác cứu trợ từ đó dược diễn ra cũng đã được gần 1 tháng. Từ trực tiếp vận động, quyên góp rồi tổ chức các đoàn đi cứu trợ cho đến hướng dẫn các đoàn từ các tỉnh bạn về…hầu như không ngày nào là không có từ 1 đến 2 đoàn đi về các địa phương để giúp dân. Từ đồng bằng sông nước mênh mông của huyện Phú Lộc,

những chuyến cứu trợ chênh vênh cùng sông nước

Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền cho đến vùng núi cao rừng sâu của huyện miền núi Nam Đông, A Lưới. Từ những phường xã ven đô của thành phố Huế cho đến những huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Từ những vùng thấp trũng ngập tràn nước lụt, đến những huyện nghèo Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh của tỉnh Quảng Trị. Mọi khó khăn vất vã đều lần lượt bỏ lại phía sau, những chuyến hàng là những thùng mì ăn liền, những bao gạo, những chăn, màn, áo quần, thuốc men, dầu muối…cùng ít tịnh tài cứu trợ đã trực tiếp đến tận tay người dân. Mỗi một địa phương đi qua động lại trong lòng Tăng, Ni và Phật tử lắm nỗi buồn mà cũng nhiều niềm vui…

BUỒN LẮM…

Trong gần 1 tháng tham gia cứu trợ vừa qua, thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp trong từng ánh mắt của quý thầy, quý cô thoáng đượm những nỗi buồn mang mác. Và càng đi, chúng tôi lại càng thấu hiểu được những nỗi buồn ấy không phải là vu vơ, vô cớ. "Làm từ thiện trong thời buổi ngày nay quả thật không phải đơn giản, quý thầy quý cô đã chấp nhận những tiếng tăm đồn đại thị phi để đem lại lợi ích cho dân" đó là lời nhận xét của các một số bà con ở các địa phương cảm thông trước những khó khăn, vất vả của đoàn. Nhưng cũng lắm bà con không hiểu, hoặc chưa hiểu gây ra nhiều buồn phiền như chuởi mắng, nằm ngang giữa đường để ngăn xe khiến những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của những thành viên.

Và còn lắm những nỗi buồn khác như khi biết được nhiều người dân thực sự nghèo nhưng do vì lý do khách quan nào đó mà không nhận được quà đành nghẹn ngào đứng nhìn người khác mang quà về mà ngậm ngùi tủi phận. Và nhiều Tăng, Ni buồn đến rơi nước mắt khi có người "vì hiểu lầm" ,  hay mà đã trách mắng đoàn một cách nặng nề…

Và cùng bà con trao và nhận quà bên sông nước

Tuy nhiều lắm những nỗi buồn như vậy, nhưng không nỗi buồn nào hơn nỗi buồn "lực bất tồng tâm". Dân thì quá đông, tâm chúng sanh thì vô tận, phải làm sao để khỏi mang tiếng là thương người nầy mà bỏ người kia. Móc hết những gì còn lại trong túi ra cho dân cũng không đủ, đành ngậm ngùi buồn bã nhìn bà con người trên cầu, kẻ dưới suối ra về người có kẻ không mà lòng nặng trĩu. Ai thấu hiểu thì đã đành, ai chưa thấu hiểu thì cho quý thầy quý cô "thiên vị" đưa những ánh mắt soi bói, buôn những lời trách móc, nói nặng nói nhẹ khiến cho quý thầy, quý cô băn khoăn, đau lòng:

"vì lợi cho dân,
tình đem lại mà cân đắng cay muôn phần"

VUI NHIỀU…

Niềm vui thường đến sau nỗi buồn, các thành viên trong đoàn đã rất hoan hỷ khi nghe được một anh thanh niên dân tộc lãnh đạo xã vùng núi và một số bà con niệm “Mô Phật”. Và vui lắm khi nghe một anh thanh niên (chứ không phải các mẹ, các chị) thật thà xin quý thầy, quý cô "cho đồng bào mấy cái thùng nớ (thùng cattong đựng hàng) về đựng áo quần tề". Vui lắm khi nghe cụ già người dân tộc ít người bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc “Cảm ơn rất nhiều, cảm ơn Phật, cảm ơn đạo Phật nhiều lắm, đạo Phật đã đến và chia sẻ với bà con, bà con vui lắm, có được áo quần mặc ấm, có gạo có mì ăn đỡ đói, bà con rất cảm ơn”. Vui lắm, hạnh phúc lắm khi nhìn thấy một em bé vừa tròn 4 tuổi theo mẹ ôm những gói quà lội suối, ngây ngô nhìn mấy ông thầy tu vui vui, là lạ nở nụ cười hôn nhiên, thương quá.

Một em bé theo bà ôm những gói quà về nhà

Và nhiều lắm những niềm vui đến bất ngờ, những em thơ tự nhiên ôm chầm lấy quý sư, một cụ già người dân tộc Pahi bổng dưng hô lên "sướng lắm, vui lắm, cả cuộc đời tui chừ mới được quý sư cho quà nhiều như ri"…

Vui lắm khi những chiếc đò bồng bềnh trên sống nước mênh mông chỡ các thành viên trong đoàn đi đến nơi về đến chốn, nhờ ơn Phật gia hộ mà không một ai hề hấn chi thì làm sao mà không vui mừng cho được. Hồi hộp, thấp thỏm ngồi trên những chiếc ghe, thuyền chở đầy người và hàng vượt sông, vượt cạn, vượt thác bình an đến với bà con các thôn làng nơi thượng nguồn sông Hương nước chảy hung dữ thì quả là vui không sao kể xiết.

Và niềm vui lớn lao nhất mà chúng tôi cảm nhận được từ quý thầy, quý cô và Phật tử là thể hiện được tình thương của người con Phật, đem hình ảnh Phật giáo đến với mọi đối tượng từ lãnh đạo cho đến bà con các địa phương trong các vùng bão lụt. Nên mặc dù đợt cứu trợ rất dài ngày (gần 1 tháng) mà mọi người vẫn vui, vẫn khoẻ và vẫn hoan hỷ tiếp tục đến với đồng bào…

N.H

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here