Trang chủ Văn hóa - Lịch sử TP.HCM 'khoe' tượng phật được bảo hiểm 6 triệu USD

TP.HCM 'khoe' tượng phật được bảo hiểm 6 triệu USD

153
0

Bức tượng phật Đồng Dương được bảo hiểm 6 triệu USD.

TS. Bá Trung Phụ cho biết: "Tượng phật Đồng Dương rất có giá trị về phong cách. Nó thuộc loại hình nghệ thuật vị nghệ thuật, vị nhân sinh chứ không phải nghệ thuật tôn giáo. Sự cân đối về hình thể đã tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của cổ vật này".

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Tượng nữ thần Devi bán thân và một trong 4 đầu tượng Siva trên toàn thế giới.

Ngoài tượng phật Đồng Dương, phòng trưng bày mới khánh thành của bảo tàng còn có nhiều cổ vật giá trị khác cũng thuộc nền văn hóa Chămpa. Đó là tượng nữ thần Devi có niên đại thế kỷ 10, được bảo hiểm từ 1,5 đến 2 triệu USD.

Hoặc đầu tượng Siva từ thế kỷ 7 – 8 bằng vàng và bạc. Cổ vật này hết sức quý hiếm khi hiện trên thế giới chỉ còn 4 tượng đầu Siva, ngoài Việt Nam có Bỉ, Áo và Mỹ.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Tượng phật bằng gỗ xưa nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, các cổ vật thuộc nền văn hóa Óc Eo tại triển lãm xuất phát chủ yếu từ vùng Ba Thê – An Giang và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, có niên đại từ thế kỷ 2 – 7. Các cổ vật này có hình thể đơn giản, nhưng rất tinh tế.

Trong số này có những tượng phật bằng gỗ được xem là xưa nhất được tìm thấy ở Đông Nam Á, chất lượng còn khá tốt. Hoặc nhiều tượng nữ thần và nam thần tạc bằng đá, là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo, tạo hình tỉ mỉ từng chi tiết.

Mô tả ảnh. Tượng nữ thần trong văn hóa Óc Eo đạt tính thẩm mỹ rất cao (ảnh lớn). Hộp sen bằng đồng, thế kỷ 15 -16, tìm thấy ở Phan Rang, Ninh Thuận (ảnh trên). Chiếc nón của thần Siva làm bằng vàng, bạc và tạch anh tím.
Mô tả ảnh.

Tượng nữ thần trong văn hóa Óc Eo đạt tính thẩm mỹ rất cao (ảnh lớn). Trang sức của nền văn hóa Óc Eo không khác gì trang sức bằng đá hiện đại của Nhật Bản hiện nay (ảnh trên). Chiếc nón của thần Siva làm bằng vàng, bạc và thạch anh tím.

 

Trước đây, cổ vật văn hóa Chămpa và Óc Eo chỉ được bảo tàng trưng bày theo dạng chuyên đề. Sau khi được khẳng định là hai nền văn hóa lớn trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, hai nhóm cổ vật đã được xây dựng riêng hai phòng trưng bày với 439 món.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Bệ thờ 9 vị thần (Navagraha) độc nhất vô nhị của văn hóa Chămpa, làm bằng đá, có niên đại vào thế kỷ 10, tìm thấy ở Quảng Nam (ảnh trái). Các hình thái bùa chú trong văn hóa Óc Eo.

Hai phòng trưng bày được thiết kế hiện đại theo chuẩn các phòng trưng bày trên thế giới, với thiết bị chiếu sáng đặc biệt, bệ đá đặt cổ vật. Các cổ vật có giá trị đặc biệt được bảo quản trong các tủ kính có khả năng chịu lực lớn, không bị vỡ. Hai phòng trưng bày được sự hỗ trợ của Pháp qua dự án FSP – phát huy giá trị di sản bảo tàng Việt Nam.

Theo VNN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here