Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo trong nước Tôn giáo không tách rời phát triển đất nước

Tôn giáo không tách rời phát triển đất nước

139
0


Tuần này, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội (các ngày làm việc chính thức) cùng một số hoạt động liên quan diễn ra ở nhiều địa phương khác.


Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người trực tiếp chỉ đạo nhiều hoạt động tại Đại lễ khẳng định: Có 5 phương diện của Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc năm 2008, bao gồm: phương diện tín ngưỡng; phương diện văn hoá; phương diện khoa học; phương diện tu tập; phương diện du lịch văn hoá tâm linh, quảng bá hình ảnh Việt Nam.


“Đại lễ Phật đản chính là sự tập hợp của đông đảo những người có cùng đức tin vào Phật giáo, tin vào tương lai tốt đẹp của con người là hoà bình, hữu nghị, an lạc. Để phấn đấu một xã hội như thế, những người có cùng niềm tin tập trung về Việt Nam dự Đại lễ được tổ chức tập trung, quy mô và trọng thể” – Hoà thượng Thích Thanh Tứ cho biết ý nghĩa phương diện tín ngưỡng Đại lễ.


Về phương diện văn hoá, Đại lễ là nơi hội tụ bản sắc văn hoá của các nước trên thế giới cũng như phong cách, thái độ ứng xử văn hoá của cá nhân và xã hội… Hòa thượng Thích Thanh Tứ cho biết:


Ngày 13/5 này chúng tôi đón khách quốc tế đến, ngày 14 sẽ khai mạc. Ngày 15/5, chúng tôi tổ chức một số hội thảo về vấn đề bình đẳng giới, hoà bình tiến bộ… Sau khi bế mạc, ngày 17/5, chúng tôi đưa đoàn đi tham quan một số nơi như Hạ Long, Yên Tử, Bái Đính.


Việc đi thăm cũng để cho bạn bè thấy nền Phật giáo Việt Nam có chiều dài lịch sử lâu đời. Đoàn sẽ về Bái Đính (Ninh Bình) – nơi đang được xây dựng chùa có quy mô lớn. Nếu chùa Bái Đính khánh thành sẽ lớn nhất nhì khu vực Đông Nam Á này.


Đây là nét đặc biệt, điều này không chỉ khẳng định chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam mà còn khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với Phật giáo cũng như các tôn giáo khác…


– Được biết, một số tổ chức, cá nhân bên ngoài nhận được thông tin chưa đúng về tình hình này ở Việt Nam, trong khi trong nước cũng có một số đối tượng lợi dụng tu hành để làm điều phạm pháp. Hoà thượng giải thích như thế nào nếu trong dịp Đại lễ, có ý kiến hỏi Hoà thượng về việc này?


Nhân Đại lễ, một số người có ý liên lạc với cá nhân, tổ chức sang Việt Nam lần này, muốn liên lạc để làm điều không tốt. Nhưng thực ra các ông này vẫn tu ở chùa, chả ai làm gì các ông ấy cả.


Những tin tức các vị ấy đưa ra bên ngoài rằng Nhà nước Việt Nam chèn ép tôn giáo là không đúng, sai sự thật. Giáo hội Việt Nam thống nhất trước đây – một tổ chức không còn tồn tại ở Việt Nam, vậy mà họ cứ bám lấy chuyện này.


Còn chúng tôi cũng như cả Giáo hội không có thành kiến gì với các vị ấy cả, chúng tôi không có phân biệt gì. Còn các đoàn khi sang Việt Nam, chứng kiến thực tế ổn định, đổi mới ở đây hẳn họ sẽ hiểu đúng chứ không thể nhìn nhận lệch lạc được.


– Một số nước trên thế giới, những người theo đạo Phật tức là đi hành khất, còn ở Việt Nam họ yên tâm làm ăn. Hòa thượng nhìn nhận đời sống vật chất, tinh thần của Phật giáo tại Việt Nam so với các nước như thế nào?


Phật giáo ở Việt Nam có khác so với các nước. Phật giáo Việt Nam theo Đại thừa, cho nên các vị sư tự lực cánh sinh, tự cấy lúa trồng rau sản xuất. Nhưng một số nước trên thế giới đi theo Tiểu thừa, tức đi khất thực nên đời sống của họ khó khăn. Vì thế với chúng tôi luôn vững vàng, đời sống vật chất, tinh thần càng phấn khởi nữa, chùa chiền được sửa sang, nhân dân được tự do tín ngưỡng…




  • Đăng Trường

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here