Trang chủ Về TTVHPG Liễu Quán TỌA ĐÀM VỀ DI SẢN MỘC BẢN PHẬT GIÁO HUẾ

TỌA ĐÀM VỀ DI SẢN MỘC BẢN PHẬT GIÁO HUẾ

194
0

Tham dự buổi tọa đàm có Hòa thượng Thích Hải Ấn Phó BTS, trưởng ban Điều hành Trung tâm VHPG Liễu Quán tỉnh Thừa Thiên Huế; Chư tôn đức Tăng, Ni, các nhà nghiên cứu cùng quý vị nhân sỹ tri thức.

Mở đầu buổi tọa đàm Hòa thượng Trưởng ban điều hành Trung tâm VHPG Liễu Quán đã nói lên giá trị, hiện trạng của mộc bản kinh Phật hiện đang lưu giữ rãi rác tại các địa điểm trong địa bàn tỉnh mà đa số là tại các chùa thông qua đợt kháo sát. Và mong rằng qua buổi tọa đàm sẽ có nhiều đóng góp trong việc bảo quản, giữ gìn các giá trị mộc bản Phật giáo.

Đại đức Thích Không Nhiên đã giới thiệu tổng quan về tình hình lưu trữ mộc bản Phật giáo trên địa bàn tỉnh. Qua khảo sát tại 13 điểm đang lưu giữ số lượng mộc bản hiện còn 2.993 ván khắc các loại.

Theo đó, tính đến thời điểm hiện nay ván khắc có niên đại sớm nhất là kinh Kim Cương khắc vào năm Chính Hòa thứ 19 (Mậu Dần – 1698), tức dưới thời Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) do thiền sư Thạch Liêm Đại Sán vẽ. Và bộ kinh được khắc muôn nhất là bộ Duy Ma Cật được khởi công vào năm Canh Thân (1980), hoàn thành năm Nhâm Tuất (1982). Như vậy lịch sử khắc bả kinh Phật trãi dài từ thời các chúa Nguyễn đến thập niên 80 của thế kỷ 20 mới chấm dứt.

Với nội dung phong phú, gồm Kinh-Luật-Luận và các khoa nghi cũng như sớ điệp…mộc bản Phật giáo Huế là một kho tư liệu quý giá cần được bảo tồn.

Tại buổi tọa đàm quý Tăng, Ni cùng các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý: Nguyễn Hữu Thông, Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Khoa Điềm, Ngô Yên Thi, Cao Huy Hùng, Trần Thanh Bính, Phan Thuận An, Phan Thanh Hải, Thái Kim Lan đã có những đóng góp, phát biểu cần có đề án giữa Phật giáo và các cơ quan thẩm quyền để có chiến lược bảo tồn giá trị mộc bản Phật giáo Huế.

Kết thúc buổi tọa đàm Hòa Thượng Thích Hải Ấn chủ biên Ấn phẩm Liễu Quán mong rằng tất cả các ý kiến đề xuất của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn sẽ được thực hiện. Tất cả sẽ cùng chung tay bảo vệ những giá trị Văn hóa của các bậc tiền bối để lại. Về phía trung tâm đã có đề án xây dựng Trung tâm bảo tồn và mong rằng các tất các tổ chức, cơ quan, cá nhân sẽ cùng với trung tâm hợp tác chặc chẽ để cùng nhau phát triển những giá trị Văn hóa quý giá.

Hình ảnh buổi tọa đàm

 HT. Thích Hải Ấn phát biểu mở đầu

NNC. Nguyễn Hữu Thông

NNC. Ông Nguyễn Khoa Điềm

Ông Ngô Yên Thi

Ông Cao Huy Hùng- GĐ bảo tàng lịch sử và Cách Mạng

NNC. Ông Phan Thuận An

Ông Trần Thanh Bình-Hiệu Trưởng trường Đại Học Nghệ Thuật Huế

NNC. Ông Nguyễn Hữu Châu Phan

Tiến Sỹ Phan Thanh Hải- GĐ trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

NNC. Ông Trần Đại Vinh

Tiến Sỹ Thái Thị Kim Lan

HT. Thích Hải Ấn đúc kết buổi tọa đàm


Liễu Quán-Huế

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here