Trang chủ Phật giáo khắp nơi Tọa đàm Phật Giáo với Tuổi trẻ

Tọa đàm Phật Giáo với Tuổi trẻ

144
0

Buổi thảo luận hết sức sôi nổi, các bạn trẻ tích cực bày tỏ quan niệm sống, cái nhìn với thời đại, thực trạng đời sống của tuổi trẻ, đạo đức cộng đồng, tôn giáo và tâm linh. Ban tổ chức thật bất ngờ trước một số câu hỏi mà tuổi trẻ thao thức, đôi lúc người lớn lại vì do vô tình hoặc vì do điều kiện chủ quan mà không hiểu được thế hệ trẻ. Với sự hàn gắn của GS. Thái Kim lan, là một người Huế, sang Đức năm 1965, dạy triết học tại Đại Học Tổng Hợp Ludwig Maximlian thuộc thành phố Munich-Cộng Hòa Liên Bang Đức; với sự giao thoa văn hóa Đông Tây, Giáo sư Thái Kim Lan đã giúp cho giới trẻ có một cách nhìn thấu đáo dung hòa với thời đại. Giữa người lớn và tuổi trẻ bao giờ cũng có khe hở của thời đại (generation gap), ở nước nào cũng có, ở xã hội nào cũng có, tuy nhiên khe hở này càng nhỏ thì chứng tỏ tôn giáo ở xã hội đó tốt và có ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội.

Trong điều kiện đất nước đang đà tiến triển thay đổi, văn minh vật chất xâm nhập, ảnh hưởng đạo đức cho giới trẻ đến kinh ngạc, đạo đức bị ảnh hưởng thay đổi trầm trọng. Do vậy, phải nói rằng giáo dục và tâm linh cần tiếp cận nhiều hơn với tuổi trẻ, khi một số bạn trẻ trong nhà có điều kiện kinh tế đầy đủ thì họ trở nên ham chơi, còn các bạn trẻ với điều kiện khó khăn thì phải lăn lộn kiếm tiền, do vậy cơ hội học hành của họ đi vào ngả rẽ khác, không gì khác hơn và cấp thiết hơn là sự xúc tác của giáo dục tôn giáo là cần thiết, giúp họ điều chỉnh cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Đối với Phật giáo, tuổi trẻ luôn được chăm sóc và tôn trọng, vì chính họ là thế hệ nối tiếp, đóng góp tích cực cho xã hội, tuy nhiên cần phải có nhiều quan tâm và định hướng, tác động liên tục. Phải nói rằng sự kết nối của nhà trường và Phật giáo còn nhiều hạn chế, nếu không nói là chưa thấy, vì vậy điều trăn trở chính là của người lớn, của giáo dục và Phật giáo. Đây là điều mà các bạn trẻ thắc mắc.

Một câu hỏi được đặt ra cho tất cả mọi người đó là có nhiều hành vi bạo lực ở học đường. ĐĐ. Thích Thanh Thắng kể cho mọi người nghe câu chuyện của chính bản thân mình vấp phải khi còn nhỏ, được bà ngoại nhắc nhở, từ đó rút ra một kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Lỗi của các bạn trẻ với bạo lực học đường là do một chuổi dài qua nhiều thế hệ, thiếu giáo dục mang tính liên tục từ nhà trường đến gia đình, lỗi của tất cả chúng ta chứ không được chỉ tay sang người khác.

Nhiều bạn trẻ có cơ hội học hỏi và tiếp cận nhiều với Phật giáo đã có nhiều chia sẽ rất hay, hướng đi của các bạn ấy cũng sáng lạn và tốt đẹp. Các bạn đã thực tập được một số lời dạy của đức Phật và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày trong công việc, trong xã hội và ứng xử để giảm trừ dần dần tham sân si. Đây là một tín hiệu tốt cho xã hội, Phật giáo cần phải tích cực đóng góp cho xã hội nhiều hơn trên lãnh vực này.

Phật giáo không có tham vọng trả lời tất cả những câu hỏi của các bạn trẻ và vấn đề của xã hội, nhưng qua buổi tọa đàm này, Phật giáo đã thông cảm và hiểu được thêm những suy tư của các bạn trẻ và muốn chia sẽ nhiều hơn với các bạn trẻ bằng những lời đức Phật dạy.

“Không làm các điều ác, gắng làm các việc lành. Giữ tâm ý trong sạch, đó là lời đức Phật dạy.” (Kinh Pháp Cú 183, Phẩm Phật Đà)

 C.H

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here