Trang chủ Về TTVHPG Liễu Quán Hoạt động Thuyết trình về đề tài "đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn"

Thuyết trình về đề tài "đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn"

202
0

Nằm trong khuôn khổ Festval nghề truyền thống Huế-2009, sáng ngày 12/6/2009 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15A-Lê Lợi,Huế) đã diễn ra buổi thuyết trình về đề tài "đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn". HT. Thích Hải Ấn, Phó BTS, Trưởng Ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán cùng các Tăng, Ni, Phật tử, nhân sĩ trí thức và du khách đã đến dự.

Mở đầu buổi thuyết trình diễn giả Trần Đình Sơn đã giải thích vì sao gọi là "đồ sứ ký kiểu"  và đề nghị nên dùng cách gọi chung đó vì tất cả các cách gọi như "gốm sứ", "gốm men lam", "đồ gốm sứ", "đồ gốm ký kiểu"…đều không đúng, không đủ nghĩa, hoặc thừa nghĩa.

Buổi thuyết trình sau đó đã giới thiệu khái quát về "đồ sứ ký kiểu" qua các đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Theo đó, qua mỗi đời vua, mỗi hoàn cảnh lịch sử đất nước khác nhau mà có mỗi cách thể hiện mỹ thuật trang trí cũng như chủ đề, hiệu đề trang trí trên đồ sứ ký kiểu có sự khác nhau.

Và theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thì dấu hiệu văn hóa, mỹ thuật và cả yếu tố chính trị nữa đã phản ảnh rất sinh động trên đồ sư kí kiểu nhà Nguyễn. Chỉ cần nhìn vào màu men và mỹ thuật trang trí trên đồ sứ ký kiểu không thôi, chúng ta cũng có thể hình dung được đất nước đang thanh bình thịnh trị thái hòa nếu màu men sắc, sáng, tươi vui, chữ đề vững vàng, mạnh như vào đời các vua Gia Long, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị. Nhưng cũng trên cơ sở màu men lam mờ nhạt, chữ đề yếu…chúng ta có thể thấy được dấu hiệu về một sự khủng hoảng, sự suy vi như đời vua Tự Đức trở về sau…

Qua buổi thuyết trình, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã cung cấp thêm nhiều thông tin quý báu cho người nghe như thông tin về bộ pháp lam của thời  vua Minh Mạng; Thiệu Trị, Tự Đức…mà từ trước đến nay các nhà nghiên cứu chưa tìm được hoặc cho là không có.

Nguyên Nguyên
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here