Trang chủ Vấn đề hôm nay nncvnThông tin truyền thông Phật giáo trước những vấn đề…?

nncvnThông tin truyền thông Phật giáo trước những vấn đề…?

144
0

Gần đây, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo…

Những cái tít giật gân chỉ là nghệ thuật câu khách của báo chí để người đọc quan tâm, đó là quyền của tác giả, hoặc TBT, người quản trị mạng… nhưng nội dung, thực tế không trầm trọng như ta tưởng.

Ví dụ bài “Con đường Giác Ngộ” nhận xét phim, người viết (Minh Mẫn) không hề dùng những từ như “thâm nhiễm” và một số từ khác. Do vậy người đọc không hiểu đâu là quyền hạn của TBT, người quản trị web chủ có thể thay đổi để câu khách, và đâu là tính trung thực của tác giả bài báo?!

Gần đây, vụ trụ trì thay tượng Trần Nhân Tông gây hiểu lầm cho quần chúng, chẳng qua do thầy trụ trì thiếu tế nhị trong cuộc sống, xa rời quần chúng, từ đó, nhất cử nhất động dưới mắt người dân đều có ý đồ không tốt về thầy.

Đáng ra, sự kiện chưa được Giáo hội kết luận, chưa được cơ quan thẩm quyền di tích lịch sử điều tra thì báo chí không nên tuyên bố chắc nịch như thế để gây cho độc giả phẫn nộ và người dân hiểu không đúng về Phật giáo.

Vụ việc xảy ra tại chùa Chân Long xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội 

Vụ một người ở chùa của người Miên, miền Tây Nam bộ, giết người yêu, đây là hành động thuộc tội phạm hình sự, người phạm hình sự không nhất thiết phải gọi bằng sư, tu sĩ… mà chỉ là con người mang thú tính, đã là thú tính thì không thể là người công dân bình thường; vì tu sĩ thực thụ không thể làm một việc mà công dân bình thường không ai làm như vậy!

Thiết nghĩ, mọi tội phạm đều là công dân phạm tội khi chưa có phán quyết của tòa án; khi có phán quyết rõ ràng thì đó là phạm nhân chứ không còn là công dân đầy đủ quyền trong xã hội.

Không thiếu những tội phạm núp bóng tôn giáo để tránh sự trừng trị của pháp luật, kẻ như thế không thể gọi là tu sĩ. Và khi hành xử vi phạm luật pháp, họ không nhân danh tôn giáo, tín ngưỡng của họ mà với tư cách cá nhân. Vì thế, thiết nghĩ, báo chí khi phản ánh một sự kiện bê tha, tai tiếng trong lãnh vực tôn giáo mà chưa nắm rõ 100% sự thật, không nên dùng hai chữ “tu sĩ” hay những từ có liên quan đến tôn giáo mà giựt cái tít đao to búa lớn để làm hại nền tín ngưỡng của quần chúng, đó là lương tâm nghề nghiệp!

Đối với cơ quan Thông tin Truyền thông (TTTT) của Phật giáo, trước những sự kiện tai tiếng liên tục trong tu sĩ Phật giáo, không thể nhắm mắt làm ngơ để báo chí tùy tiện quy tội hay phản ánh bừa bãi, không những bôi xấu bộ mặt tín ngưỡng quần chúng mà còn tự bôi tro trét trấu vào xã hội mà báo chí đang có mặt và tồn tại.

Chả lẽ báo chí tồn tại nhờ những sự kiện phạm pháp được thổi phồng như thế? TTTT Phật giáo nên có một định hướng, không những trong nội bộ mà cần có phương án giải quyết khi báo chí đưa tin. Và kịp thời phối hợp với Ban Tăng sự, các ban ngành liên đới trực tiếp tìm hiểu, giải quyết vấn đề trong phạm vi cho phép để đi đến kết luận chuyển qua cho luật pháp xử lý.

 
Là con người chưa phải Thánh, cho dù mang lớp áo chức sắc cao cấp, lúc nào đó cũng khó tránh khỏi phạm giới, tuy không phạm pháp. Thế thì những tuổi trẻ chưa thấm nhuần luật đạo, còn tiêm nhiễm thói đời, không thể không vi phạm luật pháp cho dù nhẹ hay nặng; nói như thế không có nghĩa dung túng mà có nghĩa trọng trách giáo dục thuộc về thầy Bổn sư, về Ban Giáo dục Tăng sự và sự quản lý lỏng lẻo của Phật giáo hiện nay.

Một tôn giáo bạn có giáo quyền, giáo chế thế mà vẫn xẩy ra những trường hợp phạm trọng tội, không tôn giáo nào tránh khỏi, phải chăng, đó có phải là việc đáng và cần cho báo chí rao báng? Và có phải là việc nằm ngoài trách nhiệm của một tôn giáo?

 
Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban TTTT T.Ư cần ngồi lại để tìm một giải pháp, hầu giải quyết những sự kiện không tốt đẹp sẽ xẩy ra sau nầy và yêu cầu báo chí thông báo cho Giáo hội những vấn đề nhạy cảm để thống nhất thông tin, trước khi kết luận chính xác mà đưa ra công khai để quần chúng không bị hiểu sai vấn đề.
 
Những sự kiện liên tục xẩy ra nhiều tai tiếng, chưa hẳn làm xấu bộ mặt Phật giáo, nhưng sẽ làm mất niềm tin của tín đồ và quy trách nhiệm cho tổ chức Giáo hội.

Chúng ta thông cảm một số báo chí quên mất lương tâm chức nghiệp và không thể trách họ mà tự trách chúng ta về giáo dục, về trách nhiệm của thầy trò trong quá trình đào tạo đệ tử, trong chức năng quản lý tu sĩ… Các chức sắc trong Giáo hội cần quan tâm hơn nữa.

 
M.M

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here