Thông điệp của Đức Phật về sự hòa hợp, phi bạo lực và hòa bình được cảm nhận rõ nhất thông qua Lễ hội Phật giáo Ấn Độ được tổ chức tại Chùa Phật tích(Bắc Ninh) tối 14/3.
Tối 14/3, Lễ hội Phật giáo Ấn Độ đã chính thức khai mạc tại Chùa Phật tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội nằm trong khuôn khổ Festival Ấn Độ tại Việt Nam do Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Ấn Độ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức.
Lễ hội Phật giáo Ấn Độ được tổchức với sự tham gia của 20 nhà sư đến từ dãy Himalaya, gồm nhiều hoạt động đặcsắc, trong đó có việc giới thiệu về nghi lễ tâm linh dựng hình đồ Mạn đà labằng cát, nói về sự màu nhiệm của Pháp giới Phật đem đến sự bình an, sức khỏe, sự may mắn, thịnh vượng và trí tuệ.
Ngoài dựng hình đồ Mạn đà la bằng cát và làm các tác phẩm điêu khác bằng bột, các nhà sư còn đọc kinh và múa Cham.Các nhà sư vùng Himalaya/Tây Tạng nổi tiếng với kỹ thuật đọc kinh, chất giọng khỏe và kỹ thuật chuyên biệt, có thể đọc kinh với các cao độ khác nhau.
Họ đọc kinh để hướng trí giác củacon người tới Đức Phật, Mạn đà là. Trong khi đó, điệu múa thần linh Cham sẽđược các nhà sư thực hiện trên nền nhạc sử dụng nhạc cụ truyền thống, mô tảnhững biến cố trong cuộc đời của Đức Hoa Liên Sanh (một Bồ Tát ở thế kỷ IX) và đệ tử của Ngài; thể hiện mệnh lệnh đạo đức gắn với tình thương đối với chúng sinh, mang lại giá trị cho tất cả những ai cảm nhận được ý nghĩa của nó.
Một vài hình ảnh trong Lễ hội Phật giáo tại Bắc Ninh:
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, cácnhà sư đều phải học cách tạo dựng Mạn đà la như một phương tiện rèn luyện tâmthức, tinh lọc tâm ý. |
Các ni sư đến từ chùa TâyPhương biểu diễn màn trống khai hội. |
(VietNamNet)