Người phương Tây ngày càng mê thiền nhờ tác dụng chữa bệnh của nó
Tạp chí khoa học về thể chất con người mới đây đã chứng minh được rằng, thiền rất tốt để giúp tăng khả năng tập trung của não bộ, tránh được những nguy cơ mệt mỏi liên tục. Việc chứng minh thiền giúp xử lý tốt thông tin mới hiện đang được các nhà khoa học kiểm chứng thêm và đưa ra kết luận cho rõ ràng.
Nghiên cứu tác dụng của thiền là công trình của 13 nhà khoa học được dẫn dắt bởi nhà khoa học hàng đầu Katherine MacLean của trường ĐH California, Mỹ. Nghiên cứu bắt đầu từ những năm 1970, tập trung vào những nhà sư đã ngồi thiền thường xuyên trong nhiều năm và họ đã làm những bài kiểm tra tốt hơn những người bình thường.
Trong 5 năm qua, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, thiền làm tăng tập trung với những người đã nghỉ tập luyện cơ thể. Một nghiên cứu khác gồm 60 người chia thành 2 nhóm, nhóm 1 tại trung tâm thiền ở núi Shambhala, nhóm thứ 2 cũng gần đó, tất cả đều ngồi thiền trong 3 tháng, kết quả cho thấy, sẽ tập trung hơn với những nhóm khi ngồi thiền trên 5 giờ/ngày.
Qua những thử nghiệm này cũng cho thấy, thiền rất tốt cho não ngay khi bắt đầu tập luyện. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở nhiều đối tượng khác, trong khi ngồi thiền thì não bộ tập trung chính xác hơn, làm việc tự động hơn, phản ứng rõ ràng và rành mạch. “Tôi không quá quan tâm tới vấn đề thử nghiệm, nhưng gần đây, tôi thường ngồi thiền 5 phút/ngày theo lời gợi ý của GS Thiền học Marsha Linehan tại ĐH Washington, điểm ngồi thiền tại các công viên hay góc phố với mục đích để cải thiện tâm tính và sự tập trung.
Sau khi rèn luyện trong khoảng 5 tuần, tại công viên High Line, kết quả thưc sự kỳ diệu, tôi tập trung hơn trong công việc, tôi không còn sợ sệt những điều nhỏ, hướng sự tập trung tốt hơn”-một bệnh nhân sau khi học thiền tâm sự. Một nghiên cứu khác tại ĐH North Carolina cho thấy, sinh viên sẽ cải thiện tốt kỹ năng nhận biết của họ sau khi ngồi thiền 4 ngày, mỗi ngày 20 phút, thử nghiệm ở trên máy tính cho thấy, sinh viên ngồi thiền thì tập trung hơn 10 lần so với những người khác, nó cũng giúp cải thiện khả năng thông tin có ý nghĩa, xử lý vấn đề đúng thời gian hơn.
(Theo Time – Nguồn: ANTĐ)