Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Thế giới tưởng niệm 62 năm thảm hoạ Hiroshima

Thế giới tưởng niệm 62 năm thảm hoạ Hiroshima

152
0

Những trái tim đập cùng một nhịp, những tiếng nói tình thương và cảm thông không hẹn mà gặp nhau trên một tầng số, trong không gian tỉnh lặng của thiền tự, họ cùng chia sẽ cho nhau những biến cố, những cuộc bể dâu mà họ đã trãi qua trong cuộc đời, những câu chuyện về những người thân yêu đã theo cánh nhạn bay qua cuộc đời của họ không để lại dấu vết và rồi những câu chuyện cứ như là cổ tích của thời hiện đại; những kỹ niệm về quê nhà, về những đồng bào đã ngã xuống và về những năm tháng mà họ đã từng đi qua…



Phát biểu trong Lễ Tưởng niệm những đồng bào, chiến sĩ trận vong trong thảm hoạ xãy ra cách đây 62 năm, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng quyết Nhật Bản cam kết sẽ làm hết mình để loại trừ sự phát triển của vũ khí hạt nhân và lên tiếng kêu gọi các quốc gia tránh xa thứ vũ khí nguy hiểm này vì một nền hòa bình trên toàn thế giới.


Đúng 8 giờ 15 phút sáng, tại Công viên Tưởng niệm Hoà Bình thành phố Hiroshima, hàng ngàn người tham dự gồm người dân thành phố, những người sống sót sau thảm hoạ, các chính trị gia và các nhà chính khách đã imlặng dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ 250.000 nạn nhân đã ngã xuống trong thảm hoạ Hiroshima. Cũng vào giờ phút này vào ngày 6/8/1945 Mỹ đã thả quả bom nguyện tử đầu tiên xuống thành phố và tiếp đó ba ngày “kịch bản của thảm hoạ đầu tiên” lại tiếp túc giáng xuống đầu người dân thành phố Nagasaki.




Cụ bà Tokiko Okana trong lễ cầu nguyện tại Sacramento Betsuin. Ảnh: Bryan Patrick


Đến nay, tai hoạ này còn gây đau thương cho nhiều người và là một nỗi ám ảnh lớn nhất trong suốt phần đời còn lại của mình đối với những người may mắn còn sống sót.


Bên kia bờ Thái Bình Dương, vào ngày chủ nhật vừa qua, tại thành phố Sacramento, tiểu bang California, những người sống sót sau thảm hoạ kinh hoàng hiện đang định cư tại Hoa Kỳ cũng dâng lời thương kính và tưởng niệm những người thân yêu của mình đã ngã xuống trong ngày đau thương của lịch sử dân tộc.


Hiện nay, ước tính gần10.000 người may mắn sóng sót sau “thảm hoạ” và khoảng 30 người trong số họ đang định cư tại Sacramento.


Tokiko Okana, một goá phụ lúc tuổi đời chỉ mới đôi mươi, bây giờ thì bạ cụ đã 86 rồi, bà đã trãi qua những năm tháng kinh hoàng không thể nào quên trong cuộc sinh thế này. Vào sáng ngày 6 tháng 8, những ngày cuối cùng của cuộc chiến thế giới lần thứ hai, bà vắng nhà đúng vàolúc mà quân đội Mỹ thả quả bom hạt nhân đầu tiên lên thành phố, những người thân yêu của bà không kịp nói lời từ biệt trước lúc lâm chung: chồng, anh trai bà, tất cả đều vùi trong đóng đổ nát của thành phố. Một ngày kinh hoàng, Okano không thể nói được lời nào trong suốt những tháng sau đó, hình như nàng phải oằn mình chịu một nỗi đau mà không một người phụ nử nhỏ bé nào có thể chịu đựng nỗi!


“Tôi cầu mong điều này sẽ không bao giờ xãy đến nữa”  cụ bà trần tình khi tưởng nhớ đến hình bóng của những người thân yêu đã phải đem thân tứ đại mà giải nghiệp cho đời.


Cụ bà Okano cùng khoảng hơn 100 người khác tham dự Lễ tưởng niệm tại Trung tâm Phật giáo Sacramento Betsuin. Đây là một ngày ảm đạm của lịch sử nhưng tất cả đến đây với một niềm tin khắc khoải về một tương lai hoà bình và bất bạo động; tất cả lắng lòng cầu kinh niệm Phật để nguyện cho những hương linh xấu số, những người không may gặp phải đại nạn được siêu thoát và quá vãng Tây Phương cực lạc. Trong khói hương trầm phản phất, lòng người lắng lại trong phút giây thiêng liêng, tất cả đều ngưng bặt chỉ còn âm thanh của danh hiệu A Di Đà và “Trọng thệ kệ” lan toả vào không gian, hoà cùng lời nguyện cầu từ khắp nơi trên quê nhà, tất cả đều nương nhờ trong ánh sáng quang minh bất tận của đức A Di Đà để tiếp dẫn hương linh về cõi cực lạc (Dewachen). (Trọng thệ kệ là những thi cú tóm tắt 48 lời thệ nguyện thành ba đại nguyện của Bồ tát Pháp Tạng (Dharmakara), khi ngài là một tỳ kheo tu hành dưới thời đức Phật Thế Tự Tại Vương (Tathagata Lokesvararaja). Sau này ngài thành Phật hiệu là A Di Đà ngự trị cõi nước Cực Lạc ở Tây Phương. Ba điều nguyện được tóm tắt như sau: Con lập nguyện hơn đời, quyết tới Ðạo Vô thượng, nguyện này không được toại, thể chẳng thành Ðẳng giác. Con ở vô lượng kiếp, chẳng làm Ðại thí chủ, cứu giúp chúng sinh khổ, thề chẳng thành Ðẳng giác. Tới khi con thành Phật, khắp muôn phương thế giới, nếu chẳng ai nghe danh, thề chẳng thành Ðẳng giác. Trích kinh Vô Lượng Thọ của Thầy Thích Tuệ Đăng)




Trung tâm Phật giáo Sacramento Betsuin. Ảnh: buddhistchurch.com 


Những người tham dự hôm nay tại Trung tâm Phật giáo Sacramento Betsuin ngoài phần tưởng niệm những đồng bào trận vong đã ngã xuống trên mãnh đất quê nhà, họ không quên cầu nguyện cho nền hoà bình thế giới đang ngày càng bị đe doạ.


“Vẫn còn đó những vụ không tặc kiểu 11 tháng 9, những xung đột kéo dài xãy ra triền miên ở đất nước Vùng Vịnh Iraq, tất cả điều đó làm ta liên tưởng đến những thảm hoạ của chiến tranh” Bob Oshita vị sư trú trì của tu viện Phật giáo Sacramento (Vị đồng trú trì thứ hai là Rev. Kazuaki Nakata) tâm sự.


“Hoà bình trong thời buổi này dường như vẫn là một giất mơ, nó chỉ được hiện thực hoá khi từ tâm thể của mọi người có được sự bình lặng trong chánh niệm tỉnh giác mà thôi” Oshita nói thêm và suốt cuộc đời của mình, vị sư đã thúc giục mọi người hãy thể nghiệm đức tính kham nhẫn và khoan dung để có thể chung sống cùng nhau.


Những trái tim đập cùng một nhịp, những tiếng nói tình thương và cảm thông không hẹn mà gặp nhau trên một tầng số, trong không gian tỉnh lặng của thiền tự, họ cùng chia sẽ cho nhau những biến cố, những cuộc bể dâu mà họ đã trãi qua trong cuộc đời, những câu chuyện về những người thân yêu đã theo cánh nhạn bay qua cuộc đời của họ không để lại dấu vết và rồi những câu chuyện cứ như là cổ tích của thời hiện đại; những kỹ niệm về quê nhà, về những đồng bào đã ngã xuống và về những năm tháng mà họ đã từng đi qua…


BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here