Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi "Thành phố lăng mộ" ở Huế

"Thành phố lăng mộ" ở Huế

116
0

Con đường nhựa nhỏ kéo từ quốc lộ 49B đến cổng làng An Bằng chạy xuống tận bờ biển chia nghĩa địa đặc biệt này thành 2 nửa dọc theo bờ biển. Ngoài con đường này, chỉ có những đường mòn nhỏ, ngoằn ngoèo giữa lớp lớp lăng mộ dày đặc, giống hệt nhau bởi màu sắc và kiến trúc pha tạp cầu kỳ. 

Người từ nơi khác đến rất dễ lạc trong "thành phố của người chết" này, bởi nếu đi hướng này năm chục mét thấy bốn bề là lăng mộ, đi hướng khác một quãng ấy cũng chỉ thấy lăng là lăng, nhìn đâu cũng thấy những lớp tường chạm trổ đủ màu. 

 

Ngay dọc đường làng, có nhiều lăng mộ cao lớn rộng hàng trăm m2 nằm xen giữa những ngôi nhà 2 – 3 tầng; rất khó phân biệt đâu là nhà người sống, đâu là nơi ở của người chết. 

Người làng An Bằng kể, trước đây, bao quanh làng chỉ là những bãi cát trắng mênh mông. Khoảng chục năm nay, không còn thấy cát nữa; khu mộ chật ních đã che khuất tầm mắt.

Anh Thành – một người dân An Bằng đã 10 năm làm nghề xây lăng – kể: "Lăng mộ ở làng này được xây dựng từ lâu, nhưng trước kia chỉ làm đen trắng. Từ 1991, bắt đầu xây ồ ạt, có trang trí màu và lớn dần như bây giờ. Nhỏ thì 7-8 nghìn USD, lớn thì 20-30 nghìn USD". 

 

Thoạt đầu, chỉ thấy những ngôi mộ đơn sơ với giá "bình dân", nhưng càng ngày các mộ phần càng được sửa sang, nới rộng, trang trí, trở thành những ngôi "biệt thự" uy nghi. gia đình này xây lăng 150 triệu đồng, sẽ có gia đình khác gắng xây lăng 170 triệu; nhà khác sẽ xây "hoành tráng" hơn nữa, "cho bằng người ta". Khu nghĩa địa của làng An Bằng, vì vậy, thành nơi để nhiều gia đình khoe mạnh khoe giàu. 
  

 Một trong những lăng lớn nhất nghĩa trang làng An Bằng.

Anh Nguyễn Thanh – cán bộ phụ trách Văn hoá thông tin xã Vinh An cho biết: "Số lăng mộ xây hiện nay ở làng An Bằng đã giảm khoảng 10 lần so với 2 năm trước.
Cả khu nghĩa địa dài cỡ 2 km, rộng 500 m. Tất cả các lăng mộ lớn, nhiều tiền đều do con cháu Việt kiều gửi tiền về chứ không có chuyện vay mượn".

Theo quan niệm của dân làng An Bằng, nên xây lăng trước để khi nhà có người quy tiên, không phải lo tiền xây lăng nữa; vả lại xây trước bao giờ cũng cẩn thận, đàng hoàng hơn. 


Cũng có quan niệm rằng sau khi chết, nếu trong vòng 50 ngày mà không xây được lăng thì phải đợi đến ba năm sau mới được phép xây; như vậy là có lỗi với người đã khuất… Vì vậy, ai cũng lo chuyện xây lăng cho mình và người thân ngay từ khi còn sống. 

Đa số dân làng An Bằng tự hào với khu "biệt thự" đặc biệt cạnh làng. Không ai thấy "ngại" khi sống bên một khu nghĩa địa lạnh lẽo và hoàng tráng như vậy. 

Người chết "chiếm" đất người sống Những ngày cuối tháng 7, lăng của vợ chồng ông Thanh (60 tuổi, Việt kiều Mỹ) đã xây gần xong phần Móng. Người bà con trông coi việc xây lăng cho biết, riêng phần Móng lăng này đã tiêu tốn khoảng 70 triệu đồng. 

Với tâm lý chuẩn bị chỗ ở đàng hoàng khi sang "thế giới bên kia", nhiều gia đình làng An Bằng đã tính chuyện khoanh đất xây lăng xí phần từ rất sớm. Nhiều người còn mua lại đất của người khác để xây thật rộng. Trong khi theo quyết định về định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, được UBND tỉnh ban hàng ngày 25/4/2006, mộ mai táng chỉ được rộng 9 m2 (mộ cải táng nhỏ hơn).

 

Không biết đến bao giờ nghĩa trang làng An Bằng có quy hoạch để mà theo. Còn bây giờ, khi việc chuẩn bị mộ phần khang trang ngay từ khi còn sống đã là một tục lệ không thể xoá bỏ, "thành phố lăng mộ" cứ ngày càng sầm uất, lấn át cả khu dân cư của người đang sống. 

ST. Internet

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here