Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Tháng lễ hội Lhasa ở Tây Tạng

Tháng lễ hội Lhasa ở Tây Tạng

201
0
Lễ hội này kéo dài suốt một tháng và bắt đầu từ ngày 1/4(Tạng lịch). Đây là lễ hội truyền thống hằng năm của Tây Tạng. Lhasa(萨噶)là một thành phố lớn phía Tây Nam Tây Tạng. Nơi này còn được gọi là “Thánh địa”, nơi mà từ trước đến nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo thịnh vượng nhất với sự nguy nga tráng lệ Bố Đạt La cung.
Cũng có thể nói đây là trung tâm kết hợp sự hiện diện cao nhất giữa “Chính- Giáo” (chính trị và tôn giáo), tiêu biểu cho toàn Tây Tạng. Tạng lịch tháng 4 là tháng kỷ niệm ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn. Cũng giống như các tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, vào những ngày kỷ niệm này, người dân Tây Tạng đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.Theo quan điểm của người Tây Tạng, tháng tư là lúc trên dải ngân hà xuất hiện vì tinh tú thứ 3 “Thị tinh” trong 28 vì tinh tú. Người Tây Tạng gọi vì tinh tú này là Lhasa(萨噶)tinh tú.

Theo quan điểm của người Tây Tạng, mỗi vì tinh tú đều tượng trưng cho một vị thần. Vào tháng tư, ở hướng Tây Nam Tây Tạng sẽ nhìn thấy vì “Thị tinh ” này xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một vị thần giáng sinh ở phía Tây Nam Tây Tạng – nơi có thành phố Lhasa – đem lại sự an bình cho dân chúng, bảo vệ sự hưng thịnh dài lâu cho thành phố Lhasa. Vì thế, tháng này ở Tây Tạng gọi là “ Tháng Lhasa”. Lễ hội kỷ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo, nhập Niết bàn cũng vào tháng này nên gọi là “Tháng lễ hội Lhasa”. Suốt “tháng lễ hội” này, tín đồ Phật giáo không sát sinh, không ăn thịt, chuyên tâm lễ bái cúng Phật. Có một số người bế môn trai giới chuyên tâm tu hành. Có một số người thực hành hạnh tụng kinh, lễ bái từ nơi mình cư trú đến Bố Đạt La cung hoặc quỳ lễ hoặc nằm mà lễ. Bố Đạt La cung vào những ngày này số lượng người đến lễ bái thật không thể tưởng tượng nổi. Phía trước cổng Bố Đạt La cung Đại Chiêu Tự, hàng vạn Tăng chúng và tín đồ Phật giáo tụng kinh, lễ bái, cúng Phật, có người hai tay cầm thẻ kinh mà tụng, có người duỗi hai tay đỡ lấy thẻ kinh mà tụng, có người ngũ thể đầu địa mà lạy v.v… khắp nơi trước cổng Đại Chiêu Tự đâu đâu cũng có tiếng tụng kinh, đâu đâu cũng có âm thanh chạm đất của sự lễ lạy.
 

taytang.gif

Sáng ngày 15/4, trước chánh điện Đại Chiêu Tự luôn có pháp hội “hỏa cúng” .Mục đích chủ yếu của pháp hội “hỏa cúng” này là cúng dường vật phẩm, tức đem các vật phẩm mà mình muốn cúng dường ném vào trong lửa và đốt thành tro với ý nghĩa là cầu được tiêu tai giải nạn có được phước báu viên mãn. Đối tượng được cúng dường của “hỏa cúng” là : cúng dường những bậc mà mình tôn kính gọi là “thượng cúng”, biếu tặng những người thiếu thốn, ngèo cùng khốn khổ gọi là bố thí.

Vào tháng lễ hội này, Đại Chiêu Tự thường luôn có cử hành “hội cúng”(荟供). Trước bảo tòa chánh điện bày trí các vật phẩm cúng dường như : các loại bánh , các loại thức ăn được làm từ các loại ngũ cốc. Bên trên các vật phẩm này đều có cắm lá bồ đề tượng trưng cho sự kiết tường. Vị hòa thượng chủ lễ ngồi kiết già trang nghiêm trên bảo tòa giữa đàn tràng, chánh niệm tụng kinh, tay cầm chày và chuông kim cang tiến hành làm các nghi lễ cúng và sau đó đem các vật phẩm cúng dường ném vào cái lò bằng đồng đang đốt lửa trước bảo tòa và không ngừng chế thêm dầu vào cho lửa bốc cao đồng thời lúc đó hòa thượng vọng chày và lắc chuông kim cang khiến cho âm thanh vang dội hòa cùng tiếng tụng kinh của chư Tăng làm cho pháp hội càng thêm trang nghiêm, hùng tráng.

Đại Chiêu Tự là thánh địa của tín đồ Phật giáo Tây Tạng. Nơi đây mỗi ngày có hơn 3 vạn người đến lễ bái, vào những ngày lễ lớn có đến mười mấy vạn người. Đối với người dân mà nói “tháng lễ hội Lhasa” còn là tháng làm việc thiện. Vào những ngày này, ở khắp các đường phố Lhasa người đi xin cũng đông không kém người đi lễ. Người đi xin có 3 dạng :

1.     Tăng chúng đi quyên góp kinh phí xây cất chùa.

2.     Các tổ chức xã, phường, huyện thị đi quyên góp kinh phí để làm việc công ích xã hội.

3.     Người tàn tật, nghèo cùng khốn khổ đi xin làm kế sinh nhai.

Đây cũng là một tập tục của Tây Tạng, vào những ngày này người tàn tật cùng với người lành mạnh, sức khỏe cường tráng danh chánh ngôn thuận mà đi xin, không bị ai hiềm khích điều gì mà ngược lại người cho còn rất vui như làm được ngàn điều công đức. Người thí và người được thí nét mặt đều vui cười rạng rỡ như trăng tròn rằm tháng tư. 

taytang-2.gif

taytang-3.gif

taytang-4.gif

taytang-5.gif

taytang-6.gif

taytang-7.gif

taytang-8.gif

taytang-9.gif

taytang-10.gif

taytang-11.gif

taytang-12.gif

Tụng kinh cầu nguyện là việc làm phố biến nhất trong tháng lễ hội này và là nghi lễ chính thức của tháng lễ. Vào tháng này thành phố Lhasa có 3 con đường dành cho việc tụng kinh lễ bái:Một là con đường bao quanh bên trong chánh điện khuôn viên Đại Chiêu Tự dài khoảng 500m, khắp khuôn viên đâu đâu cũng có đàn tràng tụng kinh.

Hai là con đường bao quanh bên ngoài Đại Chiêu Tự, dài khoảng 1000m. Còn gọi là vòng bao thứ 2.

 Ba là con đường bao quanh khắp thành phố Lhasa dài khoảng 5000m, cũng là vòng bao quanh bên ngoài cùng của 3 con đường (vòng bao thứ 3).

Con đường thứ 1 và 2 thì vào những ngày của tháng lễ hội người lục đục kéo về tụng kinh, lễ bái đông đen như kiến cỏ. Con đường thứ 3 thì vào những ngày lễ quan trọng nhất của tháng lễ hội (8,14,15,30…)số lượng người kéo về dự lễ đến mấy chục vạn người, chen chân không lọt. Ngày 15/4 là ngày cao điểm nhất của tháng lễ hội. Từ lúc 2g sáng đến tối khắp các con đường trên thành phố Lhasa người đông như niêm, lưu thông bế tắc. Vào ngày này không những đông đảo tín đồ Phật giáo về Đại Chiêu Tự dự lễ mà các ký giả cũng không ngại gian lao chen chân đến để “săn” tin tức. 

taytang-13.gif

taytang-14.gif

taytang-15.gif

Thảo Liên tổng hợp từ 中国佛教新闻网 (dẫn lại từ Giác Ngộ online)
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here