Mỗi người một tâm niệm, một ý nguyện chân thành với mong muốn bày tỏ tấm lòng thành của mình lên với thập phương chư Phật để cầu một năm mới mưa thuận gió hoà mùa mang tươi tốt, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi…
Huế là xứ của chùa chiền, hầu hết mọi người dân ở Huế đều là người Phật tử thuần thành và có truyền thống. Mỗi người mang trong mình một Pháp danh, một "chữ Pháp" trong dòng kệ của chư tổ mà họ đã phát nguyện quy y hoặc ở chùa nầy hoặc ở chùa kia nên họ hiểu rất rỏ giá trị đạo đức của nguồn cội, của chư tổ. Vì
Mọi người trang nghiêm quỳ trước điện Phật cầu nguyện năm mới bình an |
thế ở Huế, chùa nào cũng có Phật tử và bổn đạo của riêng mình, người thì lâu năm thâm tình với chùa, với sư với thầy, người thì mới sơ cơ đến chùa tìm hiểu mỗi người tuỳ theo sở nguyện của mình mà thành tâm đến trước Tam bảo cầu xin một năm mới bình an. Chỉ tấm lòng thành, kiệm một chút thời gian còn sót lại của những ngày xuân tháng Tết lên chùa vừa để du xuân vừa để tâm hồn thanh thản cầu cho toàn gia một năm mới thanh bình và an lạc thì còn gì vui hơn. Vì thế mà trên tất cả những ngã đường dẫn đến những ngôi chùa ở Huế người ta thấy các bà, các mẹ các chị áo đỏ áo xanh, áo tím lòng hân hoan phơi phới rủ nhau lên chùa đông như hội.
Các bà các mẹ trong trang phục của những chiếc áo tràng lam truyền thống dìu dắt trẻ nhỏ, tay trong tay hướng tâm một lòng đối trước tam bảo mà không hề thấy một hiện tượng mê tín dị đoan hay vàng mã nào xuất hiện. Bởi họ hiểu rằng lên chùa là gởi gắm niềm tin chánh tín của mình lên ngôi Tam bảo, không cầu mua may bán đắt, không cầu tài cầu lộc hay vinh hoa phú quý mà chỉ chuyên tâm cầu sự bình an thanh thản nơi thân, nơi tâm sao cho một năm trong gia đạo được bình yên vẹn toàn…Các chùa Huế trong những ngày diễn ra lễ cầu an vì thế đều rất trật tự và ngăn nắp, hoa trái trang nghiêm Phật điện mầu nhiệm không hề có cảnh người người đua chen nhau đốt nhang cầu nguyện.
Nghi thức cầu an của mỗi chùa cũng không hoàn toàn giống nhau, mỗi chùa chọn cho mình một
Mỗi Phật tử có một Pháp danh và hướng về ngôi chùa mình đã quy y để cầu an đầu năm mới |
cách thức tổ chức cầu an vào những thời giang cụ thể tương ứng với số lượng đạo hữu bổn đạo của chùa cho thích hợp nhất. Nhưng tựu trung vẫn là cứ sau những ngày Tết, quý Thầy trong các chùa phát nguyện khai kinh và tụng một vài bộ kinh, có chùa thì tụng kinh Thuỷ Sám, có chùa thì tụng kinh Lương Hoàng, có chùa thì tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa…và cứ sau khi kết thúc mỗi thời kinh là quý thầy trong chùa bắt đầu thời khoá tấu sớ cầu an cho Phật tử và bổn đạo theo tuần tự mà họ đã ghi danh đăng ký trước đó. Tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình đệ tử hoặc là danh gia vọng tộc, tam thế tứ thế xum xuê nhiều thế hệ lên đến hàng chục người có tên trong cùng một sớ nhưng cũng có những gia đình của thời đại mới chỉ hai vợ chồng hai đứa con trong một sớ bất kể là thế nào tuỳ theo đó hết thảy mọi người đã lên chùa là đều được dâng sớ cầu bình an.
Tổ chức cầu an đầu năm (minh niên xuân thủ kỳ an) ở các chùa Huế là một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh truyền thống dành cho Phật tử bổn đạo nhằm tạo cho Phật tử và bổn đạo có thêm động lực và niềm tin vững chắc vào Tam bảo. Cũng là để giúp cho Phật tử cũng cố thêm sự an tâm vào nơi sự gia hộ độ trì của thập phương chư Phật để họ vượt qua những chướng duyên, những kiếp nạn, những khổ ách và bệnh hoạn trong một năm mà chuyên tâm làm ăn tấn tới. Đồng thời cũng là một dịp để nhắc nhở cho Phật tử biết và nhớ về cội nguồn nơi mình và gia đình đã gởi gắm quy y.
N.N