Trang chủ Phật học Thân là gốc khổ

Thân là gốc khổ

158
0

Một hôm, tại chỗ đức Phật đang giáo hóa có bốn vị Tỳ-kheo sơ phát tâm mới xuất gia tu hành, nhân lúc nhàn hạ ngồi nói chuyện dưới một gốc cây lớn, cùng nhau bàn cãi nghiên cứu xem cái gì là đau khổ, hoạn nạn lớn nhất của con người.

Một trong bốn vị phát biểu ý kiến:

– Theo tôi, cái khổ to lớn nhất, ghê gớm nhất của con người không gì bằng sự đam mê sắc dục. Thí dụ nếu không đoạn trừ được tâm dâm dục thì không cách nào vào đạo!

Một người khác nói lên cảm tưởng của mình:

– Cái khổ lớn nhất là cái khổ thiếu ăn! Một khi gặp cơn đói khát, con người không làm được gì cả!

Lại có người nói:

– Theo tôi, lòng sân hận mới là cái hoạn nạn đáng sợ nhất của con người! “Nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai” (một niệm tâm sân nổi lên là tám vạn cánh cửa chướng ngại mở ra) kia mà! Sân hận cũng là nguyên nhân khiến người ta phải chịu vô lượng tội phạt!

Người cuối cùng nói:

– Theo tôi sợ hãi mới là cái khổ lớn nhất của con người! Sống trong sợ hãi giây phút nào là giây phút đó không có chút an ổn!

Bốn người hăng say bàn cãi, thì cũng vừa đúng lúc ấy đức Phật đi ngang. Vì họ chưa tìm ra một kết luận thỏa đáng nào cho cuộc thảo luận của họ, đức Phật mới hỏi họ đang thảo luận về vấn đề gì. Bốn người lần lượt trình bày ý kiến của mình xong, Ngài mới ôn tồn dạy rằng:

– Là người tu hành mà có thể cùng nhau tụ họp để kiểm thảo cái nhìn của mình đối với vấn đề tu học, thật là một điều rất đáng mừng. Nhưng nghe lý luận các ông vừa mới thứ tự trình bày đó, tuy ai nói cũng có lý nhưng cái lý ấy chưa được rốt ráo. Nay ta nói cho các ông nghe rằng, cái khổ não hoạn nạn lớn nhất của con người là có cái thân ngũ uẩn giả hợp này. Thân là căn bổn cho tất cả mọi ưu khổ tạo thành. Vì vậy chúng ta hay gọi thân là “khổ khí’. Đói khát, lạnh nóng, phiền não, sợ hãi, những tai họa do sắc dục gây ra, tất cả là do thân thể cảm thọ. Lao tâm cực trí, lo sợ trăm mối, và chúng sinh tàn hại lẫn nhau, cho đến sự trầm luân trong sáu nẻo, không ngừng lăn lộn trong sinh tử, cũng đều do có thân mà ra cả. Muốn thoát ra khỏi cái khổ của thế gian này, thì phải tìm cầu sự tịch diệt tức là sự thoát khổ chân chính. Nhiếp phục được tâm tham dục, dập tắt được ngọn lửa sân hận, đối với ngoại cảnh hư huyễn thì dùng thái độ không mong cầu, thì cứ thế lần lần, cảnh tịch diệt sẽ tự nhiên hiện ra trước mắt.

Bốn vị tỳ-kheo nghe đức Phật khai thị dạy bảo xong, phát tâm tàm quý, tinh tiến dũng mãnh gia công tu hành, và chứng được thánh quả rất mau chóng.

Đúc kết: Thân thể bất tịnh nên khi sinh ra ta không biết nên đã chắc bảo với cái thân này, muốn cho thân được trường tồn, muốn cho thân được ấm no, nhưng nó đâu có nghe, nó bị chi phối bởi định luật vô thường. Thân là nguyên căn lớn cho sự khổ đau. Thân ta được ví như cái bình chứa đựng uế vật, mắt, mũi, tai, miệng, hai phần dưới đều tiếc ra chất dơ, trong phần cổ họng ta có nắp đóng thực quản nếu như nó không đóng lại thì nó hôi vô cùng.

Khuyên: Hãy quán chiếu kỹ thân ta là bất tịnh.

Trích: Truyện Cổ Phật Giáo.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here