Bảo tàng quốc gia tọa lạc trên góc đường Janpath và Maulana Azad, nằm giữa khu trung tâm hành chính quốc gia Thủ đô Delhi – Ấn Độ.
Đây là bảo tàng lớn nhất trực thuộc Bộ Văn hóa của Chính phủ Ấn Độ. Được thành lập năm 1983, Bảo tàng đã lưu trữ hơn 200.000 tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc xuất xứ từ trong đất nước Ấn Độ và nước ngoài. Nhiều cổ vật có niên đại hơn 5.000 năm của di sản văn hóa Ấn Độ. Phải nói rằng, sự phong phú đa dạng từ các cổ vật đã tạo nên một bức tranh sinh động giữa truyền thống và sự sáng tạo giữa kỹ thuật hiện đại trong một chỉnh thể thống nhất, một sự pha trộn chưa từng có nối liền quá khứ với hiện tại và mạnh mẽ mang lại triển vọng cho tương lai của lịch sử vào cuộc sống con người.
Ngoài các bộ sưu tập của khảo cổ học tiền sử, khảo cổ, trang sức, tranh vẽ, nghệ thuật trang trí, bản thảo, Trung Á cổ, vv, Bảo tàng hiện nay có một ngành riêng biệt của ấn phẩm, tiếng Hind-di, Quan hệ công chúng, giáo dục, thư viện, triển lãm, hiển thị, mô hình, nhiếp ảnh, an ninh và hành chính.
Một gian phòng khá rộng trưng bày những bộ sưu tập về nghệ thuật Phật giáo: được minh họa qua 84 hiện vật bằng đá, đồng, đất nung, bằng vữa, tác phẩm điêu khắc gỗ và sơn cuộn có nguồn gốc từ Nepal, Tây Tạng, Trung Á, Myanmar, Java và Campuchia, đại diện cho ba hình thức Phật giáo – Tiểu thừa, Đại Thừa và Kim Cương thừa. Đặc biệt trong đó có viên ngọc xá lợi của đức Phật Thích Ca, một bảo vật vô giá còn lưu giữ lại trên quê hương xứ Phật huyền bí. Thấy được tầm quan trọng này, vào tháng Mười năm 1997, Chính Phủ Hoàng Gia Thái Lan đã tặng một ngôi tháp được làm bằng gỗ Tếch và mạ vàng, được làm từ 109 gram vàng. Trên chóp của bảo tháp được trang trí bằng kim cương tuyệt đẹp để thờ viên xá lợi.
Viên ngọc xá lợi được tôn trí trong một bảo tháp quý đã làm tăng thêm phần trang nghiêm và tôn kính. Đây là nơi thu hút nhiều du khách thập phương, nhất là Tăng Ni và Phật tử về chiêm bái đãnh lễ.
Chúng tôi thật sự may mắn và hạnh phúc khi được trở về trên quê hương đất Phật để chiêm bái và đãnh lễ xá lợi của Ngài. Niềm tin và lòng tôn kính trong chúng tôi đang trào dâng bất tận. Chúng tôi đang thực sự tiếp xúc với những phút giây mầu nhiệm thiêng liêng nhất để thấy tâm mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng như đang trở về với cõi Phật nghiêm tịnh.
Rời Bảo tàng quốc gia Delhi – Ấn Độ mà trong chúng tôi ai cũng thấy luyến tiếc. Hẹn một ngày gần nhất, trong những ngày học tập căng thẳng, chúng tôi sẽ đến thăm và đãnh lễ xá lợi của Phật để được tận hưởng những phút giây yên bình, làm tăng thêm năng lượng mầu nhiệm, vững thêm niềm tin và sức mạnh vào trong đời sống tu học tại đây.
N.T