Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Thăm phòng nghệ thuật Phật giáo tại bảo tàng quốc gia Ấn...

Thăm phòng nghệ thuật Phật giáo tại bảo tàng quốc gia Ấn Độ

154
0

Được thành lập vào năm 1949, bảo tàng lưu giữ hơn 200.000 tác phẩm nghệ thuật, có nguồn gốc từ Ấn Độ và nước ngoài, cổ vật xưa nhất có niên đại hơn 5.000 năm.

Trong đó, nhiều tranh ảnh, tượng Phật, Bồ tát bằng, đồng, đá, gạch nung, vữa stucco của nhiều xứ sở khác nhau, nhiều nhất là vùng Gandhara và Mathura – 2 trường phái nghệ thuật đỉnh cao của Ấn Độ và của nhân loại. Và điều vui mừng nhất, xá lợi Đức Phật do các nhà khảo cổ người Anh tìm được đã thỉnh về tôn trí tại đây. Chúng tôi chỉ giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật Phật giáo điển hình.

Bồ tát Văn Thù (Manjusri) bằng đá, Pala, thế kỷ 8, Nalanda, Bihar – Ấn Độ

Hộp xá lợi Phật này được phát hiện vào năm 1898 do ông Alexander Cunningham, Giám đốc đầu tiên của cuộc điều tra khảo cổ học Ấn Độ khai quật. 

Kinh Đại Niết Bàn ghi, sau khi Đức Phật nhập diệt, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần. Một phần xá lợi của Ngài đã được chia cho dòng tộc Sakya – thành Ca Tỳ La Vệ. 

Khi khai quật, ông Alexander Cunningham phát hiện trong hộp có ghi dòng chữ bằng ngôn ngữ Brahmi được cho là của vua Asoka sắc ghi. Dòng chữ có ý nghĩa: "Hộp thờ xá lợi Phật, là phần của dòng tộc Sakyas, thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ)”. Vì vậy đây được xem là phần xá lợi của dòng tộc Sakya.
Ông Cunningham từng thỉnh xá lợi Phật triển lãm ở Anh quốc 2 lần. Sau khi bảo tàng Quốc gia Ấn Độ được chính thức thành lập, xá lợi Phật được cung thỉnh về tôn trí tại bảo tàng cho đến nay

 Tháp tôn trí xá lợi Phật bằng vàng do Phật giáo Thái Lan cúng dường 

Đức Phật bằng đá, Pala, thế kỷ 11, Tây Bengal

Đức Phật bằng đá, Pala, thế kỷ 2, Gandhar – Ấn Độ

Bồ tát Văn Thù (Manjugosh, Manjusri) bằng đá, thế kỷ 16 – Nepal

Cảnh mô tả cuộc đời đức Phật bằng đá, nghệ thuật Gupta, thế kỷ 15, Sarnath – Ấn Độ

Đầu Phật (trái: bằng đất nung, thế kỷ 19 – Siêm; giữa: bằng đất nung, thế kỷ 12, Khamer; phải: bằng đất nung, thế kỷ 11, Siêm)

Đầu Phật bằng đá, thế kỷ 10, Java – Indonesia

Đức Phật bằng đá, Pala, thế kỷ 12, Đông Ấn

 

Đức Phật bằng đá, thế kỷ 11, Gandhara – Ấn Độ

Bồ-tát Di Lặc, bằng đá, Kushana, thế kỉ 2, Gandhara

 

Cảnh Phật thuyết pháp, bằng đá, thế kỷ 2, Gandhara

 

Chunda, thế kỷ 11, Sarnath, Ấn Độ

 

Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara, Lokesvara), bằng đá, thế kỉ 11, Đông Ấn

 

Đức Phật địa xúc, Pala, thế kỉ 11, Đông Ấn

 

Bồ-tát Quán Thế Âm cầm hoa sen, bằng đá, thế kỷ 5, Sarnath – Ấn Độ

 

 

 Vài nét về nghệ thuật Phật giáo của trường phái Mathura và Gandhara:
 
Mathura và Gandhara là hai trường phái nghệ thuật của hai trung tâm văn hóa nổi tiếng thời xưa, từng là những chiếc nôi của Phật giáo. Hai trường phái này đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển nghệ thuật Phật giáo.
 
Mathura nằm ở thung lũng Yamuna, phía Tây sông Hằng và có liên quan mật thiết về chính trị và văn hóa với vùng Gandhara. 
 
Đặc điểm của trường phái nghệ thuật Mathura là truyền thống và hình thức đa dạng bởi vì nó từng là nơi giao thoa của nhiều dòng văn hóa khác nhau từ khoảng thế kỷ thứ 2 tr.C.N đến cuối thế kỷ thứ 3 CN.
 
Trường phái Mathura nổi tiếng về mô tả các vị nữ thần có vẻ đẹp thu hút và quyến rũ. Những tượng Phật đầu tiên được chạm khắc ở Mathura bắt đầu từ những năm 50 sau C.N. Đức Phật theo trường phái này được thể hiện qua hình dạng một Yogi thông qua tư thế ngồi thiền. Nhìn chung, hình mẫu của Mathura theo hình tượng Yaksa hoặc Naga.


Bồ-tát bán thân (nửa người), bằng chu thạch, thế kỷ 5, Sarnath – Ấn Độ

Đức Phật, bằng đá, Gupta, thế kỉ 5, Sarnath – Ấn Độ

 Đức Phật bằng vữa stucco, thế kỷ 2, Gandhara

 

Đầu Bồ tát, bằng vữa stucco, thế kỷ 2, Gandhara

 

Đầu Bồ tát, bằng vữa stucco, thế kỷ 2, Gandhara

 

Đức Phật tọa thiền, bằng vữa stucco, thế kỷ 2, Gandhara

 

Đức Phật, bán thân, bằng vữa stucco, thế kỷ 2, Gandhara

 

Đầu Phật, bằng vữa stucco, thế kỷ 2, Gandhara

Đầu Phật, bằng vữa stucco, thế kỷ 2, Gandhara

 

Đức Phật, Kushana, bằng diệp thạch, thế kỷ 2, Gandhara. Không rõ xuất xứ 

 

Đầu Bồ-tát, bằng đá, thế kỷ 2, Gandhara

 

Đức Phật, bằng đá, thế kỷ 2, Gandhara. Không rõ xuất xứ

 

     
 
Gandhara là cửa ngõ dẫn tới tiểu lục địa Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại, nơi gặp gỡ của nhiều dòng văn hóa và chủng tộc như: Hy Lạp, Scythia, Parshians, Kusanas. Vì vậy, Gandhara là trường phái nghệ thuật tạo hình hỗn hợp, được biết với nhiều tên khác nhau như trường phái Gandhara, trường phái Greco, Greco Romano và Indo-Helenist.
 
Trường phái Gandhara phát triển ở khu vực Tây Bắc Pakistan và Đông Afghanistan giữa thế kỷ 1 trước C.N và thế kỷ 7 sau C.N và phát triển mạnh mẽ dưới triều đại Kushan.
 
Trường phái Gandhara đạt đến đỉnh cao vào cuối của thế kỷ thứ 2 với việc chế tác nhiều pho tượng Phật lớn. Trường phái này vẫn tiếp tục phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 3 cho đến sau cuộc xâm lăng của đế chế Sasanian, và tiếp tục cho đến thế kỷ thứ 7 tại Afghanistan. 
 
Có 10 đặc điểm chính để phân biệt nghệ thuật Mathura và Gandhara:
 
Tượng Phật theo trường phái Mathura:
 
1. Tóc xoăn như dây cuộn xoay về phía bên phải và búi trên đỉnh đầu
2. Khuôn mặt Phật giống khuôn mặt của người Ấn Độ: mũi tròn, môi dày.
3. Y phục lộ rõ và có thể nhìn thấy các bộ phận của cơ thể 
4. Y chỉ che vai trái, có nét mỏng và nhiều đường cong nhỏ.
5. Không có ria mép
6. Hào quang được trang trí bằng hình người và thần Deva
7. Mô hình theo truyền thống Ấn Độ cổ điển, giống với tượng Yaksa, Naga
8. Theo lối văn thể
9. Tượng được tạc bằng sa thạch màu đỏ
10. Tượng có trang trí rườm rà với hình sư tử ở bàn chân.
Tượng Phật theo trường phái Gandhara:
1. Kiểu tóc lượn làm thành một búi trên đầu.
2. Khuôn mặt Phật dài kéo xuống giống khuôn mặt của người Hy Lạp: mũi mỏng, môi mỏng.
3. Y dày có nhiều đường cong khá sâu.
4. Hai vai che kín, nét vải dày, các đường cong sâu và ngắn.
5. Một số tượng thời kì đầu có ria mép.
6. Hào quang được tạc đơn giản, không có trang trí
7. Ảnh hưởng truyền thống La Mã cổ điển, giống các vị thần La Mã – Apollo …
8. Theo lối hiện thực
9. Tượng được làm bằng vữa xtu-cô hoặc đá rắn
10. Có trang trí hoa sen.

1. Quang cảnh mô tả tiền thân Đức Phật, bằng đá, Ikshavaku, thế kỷ 3, Nagajunakonda – Ấn Độ

2. Quang cảnh cuộc đời Đức Phật, bằng đá, Ikshavaku, thế kỷ 3,

3. Quang cảnh tôn kính bảo tháp, Ikshavaku, thế kỷ 3, Nagajunakonda – Ấn ĐộNagajunakonda – Ấn Độ

 
Trường phái Gandhara và Mathura đã chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Về sau nhiều phong cách nghệ thuật khác cũng chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm điêu khắc của hai trường phái này. Những trường phái nghệ thuật ở Sarnath có nguồn gốc chủ yếu của tượng Phật Mathura và Gandhara.
 
Hai trường phái Gandhara và Mathura đã làm cho thế giới nể phục vì những đóng góp tượng Phật của hai trường phái này được xem là những kiệt tác của nhân loại.

Tái hiện một số sắc lệnh của vua Asoka bằng chữ Brahmin (vốn được khắc trên các trụ đá).

 P.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here