Trang chủ Phật học Tám ứng thân thành đạo của Đức Phật

Tám ứng thân thành đạo của Đức Phật

142
0

Chư Phật đều từ cung trời Đâu Xuất giáng trần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như vậy, vì lòng từ bi thương tưởng đến chúng anh, nên Ngài từ cung trời Đâu Xuất quán thấy nhân duyên hóa độ chúng anh đã thành thục, và bắt đầu giáng trần xuống cõi Ta bà ứng thân hóa độ chúng sanh.

 
Giáng trần từ cung trời Đâu Suất

Khi hoàng hậu Maya đang nằm ngủ, hoàng hậu mộng thấy voi trắng có sáu ngà từ trên không xuống, đi vào bên hông phải của hoàng hậu, hoàng hậu thấy cơ thể nhẹ nhàng thư thái như uống nước cam lồ. Do hết thảy chúng sinh muốn thọ sanh đều ở trong thai mẹ sinh tâm điên đảo vọng tưởng và tâm bất tịnh mà nhập thai, còn Bồ tát thì khi nhập thai chánh niệm vẫn không mất, dùng chánh huệ nhận biết cha mẹ, nên gọi là chánh huệ nhập thai mẹ.


 
Bồ Tát đi vào thai mẹ

Hoàng hậu Maya hoài thai đến gần ngày khai hoa nở nhụy, theo phong tục phải trở về quê sinh đẻ, trên đường về quê, hoàng hậucùng với các tỳ nữ nghỉ chân trong vườn Lumbini, dạo quanh khu vườn yên tỉnh, hoàng hậu vin cành cây Vô Ưu, lúc này thái tử từ bên hông phải của mẹ xuất sanh. Chư thiên vui mừng chiếu ánh sáng rực rỡ đón chào thái tử. Thái tử đản sanh, liền bước bảy bước, có hoa sen đỡ chân và tuyên bố: “Trên trời hay ở trái đất Ta là người đã an lạc giải thoát ra khỏi cái khổ của ba cõi.” Lúc bấy giờ quả đất chấn động, chư thiên dùng hai dòng nước nóng và lạnh hòa vào nhau thành một dòng nước ấm tắm cho Thái tử.

Đản sanh

Sau khi đưa Thái tử về cung, vua Tịnh Phạn đặt tên cho Thái tử là Tất Đạt Đa (Sidhatha). Rồi vua Tịnh Phạn cho mời tiên nhân A Tư Đà xem tướng cho Thái tử. A Tư Đà nhìn thấy Thái tử có 32 tướng tốt và 80 nét đẹp, thì tự nhiên rơi lệmà nói: “Thái tử tướng tốt rõ ràng, nếu ở thế gian thì làm Chuyển Luân Thánh Vương, thống trị cả bốn châu thiên hạ, dùng 10 điều thiện để dạy dân; nếu xuất gia thì thành tựu chánh quả, giác ngộ thành Phật, cứu độ sinh linh. Tôi nay thật đáng tiếc vì đã quá già không tận mắt nhìn thấy được Thái tử thành Phật, nên tiếc mà khóc.”

Thái tử đản sanh được 7 ngày thì hoàng hậu sanh thiên lên cõi trời Đao Lợi, di mẫu Ma Ha Ba Xa Ba Đề tiếp tục nuôi dạy Thái tử. Thái tử lớn lên thông minh tuấn tú, học rộng biết nhiều, thành thạo các món võ nghệ. Vua cha mong muốn có người nối dõi bèn truyền lệnh cho Thái tử cưới công chúa công chúa Gia Du Đà La làm vợ. Sau khi sinh đứa con đầu lòng là thái tử La Hầu La thì Ngài cảm thấy cuộc đời càng khép lại. Ngài đi ra bên ngoài cung thành để quan sát thì thấy cảnh già, bệnh, chết mà ngộ được chân lý khổ đau, vô thường; sau đó Ngài gặp một vị khất sỹ đi ngang qua, ngài nhận thấy đời sống xuất gia thoát khỏi ràng buộc trần thế, dễ dàng tìm thấy chân lý giải thoát. Từ đó ngài quyết định xả bỏ vương quyền địa vị, thành quách nguy nga, xuất gia tu hành, mong ngày thành đạo. Vua Tịnh Phạn biết được ý định của Thái tử và không cho phép xuất gia, ra lệnh quân lính canh giữ. Vào một đêm khuya, Thái tử nhờ người cận vệ là Xa Nặc cùng ngựa Kiền Trắc, vượt thành xuất gia.


 
Xuất Gia

Ban đầu Thái tử theo học với các học thuyết của ngoại đạo, những rốt ráo không thấy được cứu cánh. Rồi Ngài đi vào núi tuyết tu khổ hạnh sáu năm, mỗi ngày ăn chỉ một hạt mè, thân hình ngày càng tiều tụy như cây khô, nhưng cung không thể nào tìm thấy được đạo. Thì ra khổ hạnh không phải là phương pháp cứu cánh, nên Ngài ra bờ sông Ni LiênThiền nhận bát sữa cúng dường của nàng Tu Xà Đề, uống xong tình thần thoải mái trở lại, Ngài xuống tắm và rồi ngồi dưới cội cây Bồ Đề, lấy cỏ làm đệm, nguyện rằng: “Nếu không thành chánh giác, không rời khỏi chỗ này.”

 
Hàng Phục Ma Quân

Lúc sắp thành đạo dưới cội Bồ Đề, ma Ba Tuần đem ma nữ đến dụ dỗ, Thái tử dùng thần lực biến ma nữ thành những lão già. Ma vương tức giận làm sấm sét dữ dội, mưa xuống các hòn sắt, tên bắn loạn xạ, tiếng đao kiếm rùn rợn khắp không trung, nhưng Thái tử không hề rúng động, những thứ đó khi đến gần Thái tử liền biến thành hoa sen, không thể nào hại được ma quân đành phải bỏ đi. 


 
Thành Đạo

Thái tử vẫn ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề, dũng mãnh tinh tấn, đến ngày thứ 49, lúc đầu đêm Ngài giác ngộ chân lý Tứ Diệu Đế, đến giữa đêm Ngài chứng ngộ Mười Hai Nhân Duyên,và đến cuối đêm lúc sao mai vừa ló dạng Ngài chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài tuyên bố: “Hết thảy chúng sanh ai ai cũng đều có Phật tánh, chỉ vì do vọng tưởng điên đảo chấp trước mà chịu luận hồi si mê. Ôi, các chúng sanh! Làm thế nào để mất đi trí huệ và trở thành ngu si mê muội, không biết không thấy chân lý. Ta đã được chánh đạo, nay muốn giúp hết thảy chúng sanh ra khỏi chấp trước vọng tưởng mà từ chính ở nơi mình tìm thấy được trí huệ bao la giống như Phật không khác.”

 

Thuyết Pháp Giáo Hóa

Đức Phật quán thấy chúng sanh do vọng tưởng mà khởi mê hoặc xa rời bản giác, trầm luân trong biển sanh tử, nên sau khi thành đạo Ngài trở lại vườn Nai thuyết pháp Tứ Diệu Đế độ năm anh em Kiều Trần Như, những người bạn đồng tu khổ hạnh thưở trước chứng đắc đạo quả. Sau đó vì đại bi, đại trí, đại nguyện, đại hạnh Đức Phật du hóa khắp nơi hóa độ quần sanh, làm cho họ được ngộ tri kiên Phật, quay về bản giác, rời khổ được vui. Đức Phật không mệt mõi thuyết pháp độ sanh suốt 49 năm, hơn 300 pháp hội đàm kinh, độ nhiều chúng sanh quay về bờ giác.

 

Nhập Niết Bàn

Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn 3 tháng, Ngài đã 3 lần nói với tôn giả A Nan rằng: “Bậc Thánh đắc Tứ Thần Túc có thể kéo dài mạng sống 1 kiếp.” Nhưng tôn giả A Nan qua 3 lần đều không thỉnh Đức Phật trụ thế, lúc đó thiên ma Ba Tuần biết được liền thỉnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Đức Phật biết việc làm của mình đã làm xong, duyên đã hết, bèn đi về rừng Sa la ở thành Câu Thi Na để chuẩn bị nhập Niết Bàn. Vào đêm cuối cùng hôm đó, Đức Phật dạy các đệ tử: “Này các Tỷ Kheo chớ có đau buồn! Nếu Như lai có kéo dài mạng sống thêm một kiếp thì thời gian đó cũng sẽ hết, có muốn không đi cũng không được. Giáo pháp lợi mình lợi người dã đầy đủ, nếu Như Lai có sống lâu cũng không thêm bớt gì. Những người cần độ cho dù ở trên trời hay ở trong dân gian đều đã độ; còn những người chưa được độ đều được gieo nhân duyên sẽ được độ. Từ nay về sau, những vị đệ tử của Như Lai tiếp tục làm việc đó, thì đó là Pháp thân thường trụ bất diệt của Như Lai. Các con nên biết, thế gian vô thường, sẽ có lúc tan rã, chớ có đau buồn, tướng của pháp thế gian là như vậy. Các con phải tinh tấn, sớm cầu giải thoát, dùng trí huệ diệt trừ si ám. Thế giới này rất dòn vỡ không có chút gì kiên cố cả. Như Lai nay đã diệt trừ như trừ được bệnh hiểm nghèo, thân này là giả huyển xả như xả một vật nhơ chìm đắm trong biển snah già bệnh chết, người có trí huệ phải trừ được nó như trừ món oan nợ, không có gì vui thú! Này cá Tỷ Kheo, hãy luôn nhất tâm, tầm cầu đường giải thoát. Hết thảy tướng của thế gian, các pháp động và bất động đều phải tan rã. Các con không được đau buồn, chớ có than khóc, thời giờ đã đến, Như Lai sắp điệt độ. Đây là lời dạy cuối cùng có Như Lai.” Đức Phật dạy cho hàng đệ tử của Ngài lời giáo huấn cuối cùng rồi yên lặng tịch diệt.

Mỗi vị Phật đều trải qua một tiến trình với 8 sự kiện chính trong cuộc đời thị hiện thành Phật cứu độ chúng sanh. Đức Phật dã thành Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, nhưng với lòng lân mẫn với chúng sanh, Ngài thị hiện trên cõi Ta bà để cứu độ chúng sanh vơi 8 sự kiện chính trong cuộc đời từ cung trời Đâu Suất cho đến thị hiện Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một người giác ngộ chân lý, Ngài đã chính tự thân mình chứng ngộ trong suốt quá trình tinh tấn tu hành chứ không phải nhờ vào bên ngoài. Từ lúc Đức Phật thị hiện trong cõi Ta bà này cho đến lúc chứng đạo thành Phật đã cho chúng ta một niềm tin chắc chắn rằng “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.” Làm một người đệ tử của Đức Phật hằng ngày tu tập theo giáo pháp của Ngài, có chánh kiến chánh hạnh, “không làm các điều ác, gắng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch” thì nhất định có thể thành tựu chánh quả như Đức Phật, phước huệ viên mãn, độ thoát chúng sanh.

T.T.C

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here