Tâm Như-Trí Thủ Toàn tập
Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn, họ khai canh và khai khẩn làng Trung Kiên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Khởi phát nguồn tâm
“Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác các pháp, nếu nói hay làm với tâm ô nhiễm thì sự khổ sẽ kéo theo nghiệp như bánh xe lăn theo con vật kéo xe”. “Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, ... nếu nói hay làm với tâm thanh tịnh thì sự vui sẽ kéo theo nghiệp như bóng theo hình”. “Chế ngự tâm vào một chỗ, không việc gì chẳng nên”.
Vô vi cư điện các
Phật giáo là ánh sáng. Ánh sáng của Phật giáo là từ bi, trí tuệ. Ánh sáng ấy soi rọi lòng người, phá tan màn vô minh, vị kỷ, tật đố, tham sân si, để cùng nhau tạo lấy một cuộc sống an vui hạnh phúc và xây dựng đức tính tốt đẹp: đức tính vô ngã vị tha. Ánh sáng của Phật giáo đã lan truyền hầu khắp các nước Châu Á và ngày nay nó đã lan truyền qua các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi...
Vài ý kiến về bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo Việt...
"Phật giáo Việt Nam với hơn hai ngàn năm lịch sử hẳn phải có một nền văn hóa với những thành tựu có tầm cỡ. Thật vậy, những thành tố văn hóa dân tộc như ngôn ngữ, tư tưởng, niềm tin, tập quán, văn học, nghệ thuật…, không đâu là không có dấu ấn Phật giáo."
Đạo đức Phật giáo đối với thiên nhiên và môi trường
Nếu tôn giáo cũng có thể được xem là một công cụ giáo dục thì đạo Phật với cách suy nghĩ tổng thể, với mỗi một bản kinh Từ Bi cũng có thể đóng góp được cho sự chuyển đổi ý thức và thái độ của con người đối với thiên nhiên và môi trường... Đời sống phẩm chất này được xây dựng trên một địa bàn rộng lớn, toàn bộ lành mạnh,
Bông hồng cài áo
Mùa Vu Lan-Báo hiếu 2009 đang đến rất gần, trong chúng ta ai ai cũng đang bồi hồi nhớ nghĩ về người mẹ thân yêu và người cha kính mến để bày tỏ lòng tri ân sâu sắc. Ban Biên tập trang nhà Liễu Quán xin được đăng lại bài "Bông hồng cài áo" của thiền sư Nhất Hạnh - một bài viết về mẹ vượt thời gian để làm món quà Vu Lan gởi đến những ai diễm phúc còn có mẹ...
Đạo Phật nói thẳng lẽ thật
Thể theo yêu cầu của quí Phật tử và nhóm bác sĩ khám bệnh cho Tăng Ni nên có buổi nói chuyện hôm nay, với đề tài Đạo Phật nói thẳng lẽ thật. Đạo Phật là đạo giác ngộ, mà giác ngộ là thấy đúng như thật, nên nói và dạy người cũng đúng như thật, không có những lệch lạc, sai lầm.
Định hướng tư tưởng chủ đạo của pháp phái Liễu Quán*
Phải dám hình thành cho được một hệ thống tổ chức, cơ cấu từ bốn tới mười tỷ-kheo thuần túy phạm hạnh, tìm ra tông chỉ của Pháp phái, định hướng tu niệm cho cả tăng lẫn tục hằng năm, thống kê cho được bao nhiêu chùa, bao nhiêu tăng ni, bao nhiêu cư sĩ trên cả nước, thậm chí ngoài nước thuộc con cháu của Tổ thì Pháp phái Liễu Quán cũng phải quan tâm. Được vậy, hy vọng ngày giỗ Tổ hằng năm sẽ có ý nghĩa hơn.
Áo dài – nước mắm – hoa sen
"Đối với Phật giáo, có nên đề phòng cái máy không? Nên! Có nên cảnh giác không? Nên quá! Nhưng có nên sợ cái máy, sợ toàn cầu hóa không? Không! Vậy thì sợ cái gì? Thứ nhất là sợ cái ngu, tưởng ma là mình. Thứ hai là sợ co cụm, tưởng thu mình trong vỏ ốc là thoát..."
Tháp Tổ Nguyên Thiều cấp thiết cần được bảo vệ
LTS: Tổ sư Nguyên Thiều là vị tổ phái thiền Lâm Tế của Phật giáo xứ Đàng Trong. Tháp tôn trí nhục thân của ngài tọa lạc tại vùng đồi núi ở xứ cửa Hoá, xóm Thuận, làng Dương Xuân Thượng nay là thôn Thượng Một xã Thuỷ Xuân thành phố Huế.