Cách đây nhiều năm, chủ nghĩa khủng bố thống trị Swat và một bộ phận khác của tỉnh Biên Giới Tây-Bắc (North-West Frontier Province) của Pakistan, nơi đây đã từng là trung tâm của Phật giáo và theo truyền thuyết đã có một đức Phật thứ hai ra đời ở đây.
Tháp Phật giáo ở Karachi
Học viện Goethe của Pakistan đã tổ chức một cuộc trưng bày di sản văn hóa Phật giáo nhằm để cho những người dân ở Karachi hiểu biết thêm kiến thức cơ bản của lịch sử ở đây, Phật giáo và văn minh Gandhara, với chủ đề “Gandhara: di sản Phật giáo của Pakistan.”
Toàn bộ cuộc trưng bày dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc Viện Khảo Cổ và Bảo Tàng quốc gia Pakistan, ông Mehmood-ul-Hassan đã nhấn mạnh nội dung của cuộc trưng bày là cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và sự phát triển của Phật Giáo ở vùng này. Đồng thời chính ông là người thuyết trình về những di chỉ thánh tích của những kỉ nguyên thời đó.
Một tượng Phật bị phá hoại ở Karachi
Những bằng chứng lịch sử của Mehmood-ul-Hassan đã cho người xem thấy được rằng đức Phật đã giáng trần ở gần biên giới giữa Ấn Độ và Nepal bây giờ.
Ông Mehmood-ul-Hassan còn giải thích rằng đức Phật là một người khiêm cung và an hòa, Ngài đã đem tình thương đến với mọi người. Nói đoạn, ông Mehmood-ul-Hassan chỉ cho mọi người thấy một đỉnh tháp của Arati, mà theo ông thì Arati đã sống cùng thời với đức Phật.
Có đến 1.000 trẻ em đã bị bà Arati sát hai. Mehmood-ul-Hassan kể: “Một hôm cha mẹ của một đứa bé bị bà Arati bắt cóc đến cầu cứu đức Phật, trong lúc đó còn vu khống đức Phật là người bắt cóc đứa bé. Bà Arati giả vờ yêu cầu đức Phật trả lại đứa bé. Đức Phật đã giảng giải cho bà Arati về nỗi đau của những người làm cha mẹ khi con mình bị bà giết hại. Bà Arati sám hối về những việc làm sai trái của mình và xin quy y Phật, từ đó bà trở thành một người lương thiện chuyên chữa trị vết thương trên da cho mọi người.”
Nghệ thuật điêu khắc Gandhara
Ông Mehmood-ul-Hassan còn cho mọi người xem những bộ sưu tập di sản thánh tích Phật Giáo, sự kiện đức Phật nhập Niết Bàn và hình ảnh thời gian Ngài lên trời thuyết pháp ở đó có nhiều vị thần đứng bên cạnh.
Ông còn cho biết Phật Giáo đã bị hủy hoại trầm trọng trong thời xâm chiếm của White Huns. Những người này theo Ấn giáo và thay thế Ấn giáo ở vùng này. Ông còn cho biết thêm: “Sau khi sự xâm lược xảy ra, những tín đồ Phật Giáo đã bắt đầu di cư sang những quốc gia viễn Đông.”
Ông nói rằng có một vị Phật thứ hai đã ra đời ở Swat, vì vậy đó là lí do tai so vùng này có một di sản Phật Giáo đồ sộ như vậy.
Trả lời những câu hỏi, ông đã khẳng định rằng Phật Giáo ở những thời về sau đã ảnh hưởng rất lớn trong thần thoại Hy Lạp.
Tượng Phật ở Bamyan đã bị phá hủy thật là đáng tiếc, ông hy vọng rằng chính phủ phải sớm giới thiệu những bài học về nghệ thuật và di sản Phật Giáo trong học đường và đại học để học sinh và sinh viên có thể biết về di sản của họ và văn hóa của họ.
Ông Mehmood-ul-Hassa nói: “Chúng tôi chưa tìm thấy nhiều di sản còn lại nhưng chúng tôi sẽ bảo tồn những di sản này, bởi vì đó chính là những bằng chứng văn hóa của chúng ta.”
Source: http://www.buddhistchennel.tv