Để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, chúng ta cần phải quan tâm đến quá trình suy nghĩ, vì ý nghĩ của chúng ta là cơ sở, là nguồn cảm hứng, là sức mạnh để thúc đẩy nghiệp hành của chúng ta. Chúng ta tạo ra toàn bộ thế giới theo cách chúng ta suy nghĩ. Ý nghĩ là nguyên nhân và hoàn cảnh (điều kiện) là kết quả.
Hoàn cảnh của chúng ta có ra không phải do thế giới bên ngoài quyết định, mà chính thế giới bên trong chúng ta tạo ra thế giới bên ngoài. Tự nhận thức – sự nhận biết chính mình đến từ tâm trí có nghĩa là thần thức. Tâm là toàn bộ các trạng thái của tâm thức được phân thành nhóm tư tưởng, ý chí và cảm giác. Ngoài sự tự giác – sự có ý thức về bản thân mình, chúng ta có quyền chọn lựa và suy nghĩ. Krishna nói: “Không một người nào chắc chắn nghỉ ngơi lúc không hoạt động”. Ngay cả khi cơ thể của con người chúng ta đang ở trong tình trạng kém hoạt động, chúng ta cũng vẫn cứ hoạt động trên mặt tư tưởng. Do đó, nếu chúng ta theo dõi chính mình, chúng ta có thể dễ dàng định hướng tư duy của chúng ta. Nếu tư duy chúng ta trong sáng và cao thượng, thì hành động phát ra đương nhiên cũng vậy. Nếu tư duy chúng ta đầy dẫy tính đố kỵ, lòng thù hận và sự tham lam, thì hành động của chúng ta cũng sẽ là như thế.
Tuy nhiên, về mặt nghiệp lý, ý nghĩ hoặc ý định có trách nhiệm và năng động hơn một hành động. Ai cũng có thể làm từ thiện, nhưng nếu suy nghĩ của người ấy không độ lượng và làm thiện chỉ để thu lấy vì lợi lộc và được danh tiếng, kết quả tốt xấu sẽ được quyết định tùy thuộc suy nghĩ của người ấy. Thuyết thông thiên học dạy chúng ta rằng mọi ý tưởng, dù thoáng qua, đều để lại một hạt giống trong tâm hồn của các tư tưởng gia. Những hạt giống nhỏ cùng nhau cấu tạo nên một hạt giống tư tưởng lớn và quyết định tính cách chung của một người. Tư duy chúng ta ảnh hưởng đến cả toàn thân. Mỗi ý nghĩ một khi đã phát ra sẽ trở thành tâm trí độc lập và sống nhờ vào năng lượng của chính nó tùy theo cường độ tập trung.
Chúng ta hãy giữ gìn tâm trí cố gắng ngăn chặn ý tưởng có thể sản sinh ra chính trạng thái mà chúng ta đang cố gắng tránh. Chúng ta có thể thay đổi môi trường của chúng ta để tạo ra tâm trạng. Chẳng hạn như khi chúng ta phiền muộn, nếu ngồi một mình cố gắng nghĩ ra những ý tưởng vui vẻ, chúng ta thường không thành công. Nhưng nếu hòa nhập với những người vui vẻ, chúng ta có thể mang lại một sự thay đổi trong tâm trạng và suy nghĩ của chúng ta. Mỗi ý chúng ta nghĩ, mỗi việc chúng ta làm, đều tạo ra trong chúng ta một cảm tưởng, và cảm tưởng đó, cũng như mọi thứ khác, tùy thuộc vào quy luật luân hồi và có đặc biệt lặp đi lặp lại trong tâm trí của chúng ta. Vì vậy, chỉ chúng ta là có sự lựa chọn để tạo ra ý tưởng và phát triển loại cảm tưởng mà khiến cho hành động của chúng ta trở nên khả quan tích cực hơn.
Chúng ta nhồi vào đầu của chúng ta nhiều sự việc tầm thường mà lại không nghĩ đến việc chuyển hóa chúng ta. Chúng ta có công nghệ tiến tiến nhưng cũng là mang tính nhất thời. Mọi vật xung quanh chúng ta đang thay đổi một cách mạnh mẽ nhưng bản chất người vẫn giữ nguyên và chúng ta bị tác động bởi môi trường môi sinh chung quanh chúng ta. Chúng ta không có thời giờ để suy nghĩ về bản thân của chính mình, điều này ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm giác mà chúng ta đã tạo ra trong tâm trí mình.
Chúng ta hãy chọn lọc những hạt giống tư tưởng từ những ý niệm đúng đắn, những khát vọng cao quý và lòng can đảm mà tâm trí có cùng bản chất sẽ tiếp nhận. Chúng ta bắt buộc phải luôn xem xét nội tâm để định rõ những gì chúng ta thực sự muốn thực hiện. Vũ trụ vạn vật tương quan tương thuộc với nhau, chúng ta đang sống lẫn với nhau trong đó và bằng cách chấp nhận nguyên lý cao thượng phổ quát của tình huynh đệ, chúng ta sẽ có khả năng nhận thức được giá trị trách nhiệm mà chúng ta phải đảm nhận là luôn suy nghĩ đúng đắn (tư duy chơn chánh hay còn gọi là Chánh Tư duy). Hãy cho thấy bản chất của chúng ta và nhắn gởi những tư tưởng yêu thương, hữu ích để giảm bớt gánh nặng khổ đau cho thế giới.
Tịnh Như dịch