Trang chủ Phật học Sự thật về Vô thường

Sự thật về Vô thường

153
0

Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Sakka là một vị chúa trời  đã than rằng: “Vô thường hợp thành hết thảy các sự vật, chúng sinh khởi và mất đi theo một quy luật tự nhiên của chúng: Chúng đến rồi lại  đi, từ bỏ được chúng là niềm an lạc thật thụ.”— Mahā-Parinibbāna Sutta (Kinh Trường Bộ số 16)1

Thậm chí  trong thời đại ngày nay, ở trong những đám tang của những nước Phật giáo Nguyên Thuỷ (Theravada), những vị sư đã tụng những bài kệ này trong lễ cầu nguyện để nhắc lại sự giả hợp chóng phai tàn một cách tự nhiên của cuộc đời.

Một trường hợp dễ dàng nhận thấy trong Phật giáo là những tín đồ Phật giáo thường đem các bông hoa và  đèn dầu dâng cúng lên Đức Phật. Họ không cầu xin Đức Phật hoặc không cầu một sự ban ơn nào. Họ quán chiếu những bông hoa kia cũng sẽ phai tàn và những ngọn đèn kia rồi cũng lụi tàn, nói cho họ thấy đều vô thường trên tất cả những sự vật do duyên sinh.

Một từ  đơn giản đó là vô thường (anicca), mà nó là điểm quan trọng trong những lời dạy của Đức Phật, cùng với hai đặc tính cơ bản khác đó là khổ và vô ngã. Sự thật của vô thường có nghĩa rằng chúng không bao giờ cố định mà luôn luôn chuyển động, và những nhà khoa học hiện đại đã nhận thấy đặc tính cơ bản tự nhiên này của thế giới, không có một trường hợp ngoại lệ nào. Trong những lời dạy về sự vật vô thường, Đức Phật đã cho chúng ta một chiếc chìa khoá căn bản để mở bất kì cánh cửa nào mà chúng ta muốn. Trong thời đại ngày nay cũng đang dùng chiếc chìa khoá căn bản này, nhưng chỉ dừng lại với thành tựu về vật chất, và cánh cửa đang mở mà sau cánh cửa đó còn nhiều ích lợi kinh ngạc.

Sự biến chuyển hay vô thường là đặc tính cốt lõi của tất cả những sự vật hiện tượng. Chúng ta không thể nói mọi sự vật, hữu sinh hay vô sinh, hữu cơ hay vô cơ, “đây là mãi mãi”; hoặc là trong lúc chúng ta nói như thế, thì chúng vẫn đang thay đổi. Tất cả đều phù du, những bông hoa tươi đẹp, tiếng hót thanh tao của những chú chim, tiếng vo ve của loài ong, và cảnh rực rỡ của buổi hôn hoàng.

Giả  sử bạn đang ngắm cảnh lộng lẫy mặt trời chiều. Bầu trời ở phương tây đang dần dần trở  nên huyền ảo với những tia nắng hồng; nhưng bạn nhận thấy chỉ trong vòng nữa giờ đồng hồ thì tất cả những sắc màu rực rỡ ấy sẽ phai mờ dần trong sắc màu sám xịt. Bạn nhìn thấy chúng hiện đang tan biến trước mắt mình, mặc dù đôi mắt của bạn không thể đặt trước đều mà bạn kết luận những lí do của bạn muốn đưa ra. Và sự kết luận đó là gì? Sự kết luận đó là bạn không bao giờ đưa ra một cách hoàn hảo, bởi vì trong một thời gian ngắn nhất thì không thể được đặt tên hay được bày tỏ những sắc màu đang hiện hữu và những màu sắc đúng như chúng là. Trong hàng triệu phần của một giây thì toàn bộ sự huy hoàng của bầu trời được tô màu kia đã trôi qua hằng hà sa số sự biến đổi. Một sự chuyển dần sắc màu đang thay thế bởi những yếu tố khác với một sự chóng vánh mà nó bất chấp mọi đo lường nào, nhưng vì tiến trình là một chuỗi hiện tượng mà không thể ứng dụng một phép đo lường nào được, … lí do là chúng ta không nắm bắt được gì trên dòng chảy của thời gian mà sự kiện trôi qua, hay bày tỏ được nó, bởi vì không có con người hành động; nó đã thay thế một cái gì khác. Nó là một chuỗi màu sắc thoáng qua, không cái gì là nó cả, bởi vì mỗi cái trong chúng liên tục lẩn mất sang một cái khác. — Ferrier’s Lectures and Remains Vol. I, tr. 119, trích trong Sarva-dorsana-Sangraha, London, tr. 15

Tất cả  tổ hợp của sự vật – đó là, mọi sự vật được tạo thành chính là kết quả của những nguyên nhân, và chúng quay trở lại để tạo ra một kết quả –có thể đúc kết trong một từ vô thường (anicca). Tất cả những âm thanh chỉ là sự biến tấu từ hợp âm mà chúng được nguỵ trang bằng sự vô thường, khổ vì không thoả mãn, và vô ngã – anicca, dukkha, anattaa.

Ba đặc tính này của cuộc đời phổ biến khắp thế giới này cho tới khi bậc Giác Ngộ chứng đắc thật tánh của chúng. Để tuyên bố ba đặc tính này –  và làm thế nào để nhận thấy triệt  để căn nguyên của chúng, một người đạt đến sự  giải thoát tâm cảnh này – đó là một vị  Phật xuất hiện. Đây là tinh tuý, là dấu  ấn của Phật pháp.

Mặc dầu khái niệm vô thường (anicca) phổ biến khắp tất cả những sự vật do nhân duyên khởi, Đức Phật còn đề cập đến một chúng sanh, bởi vấn đề là một con người không phải là một vật đứng yên. Giống như một nhà giải phẫu tách các mô trên một cánh tay và những tế bào trên mô; còn Đức Phật là một nhà phân tích, Ngài đã phân tích cái gọi là chúng sanh, sankhāra puñja, là một tổ hợp cấu thành của 5 uẩn, và rõ ràng không có cái gì tồn tại mãi mãi, không có gì duy trì vĩnh viễn trong dòng chảy của các uẩn (khandhā santati). Chúng là: vật chất và thân thể vật lí (sắc), cảm thọ hay cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), các yếu tố tâm lí có năng lực thúc đẩy như ý chí (hành), và nhận thức phân biệt (thức).

Đức Giác Ngộ giải thích:

“Năm uẩn, này các Tì Kheo, đều vô thường (anicca); bất cứ cái gì cũng vô thường, đó là khổ (dukkha), không thoả mãn; bất cứ cái gì cũng khổ (dukkha), đó là vì không vô ngã (attā). Không có cái gì có ngã, không có cái của tôi, không phải Tôi, đó không phải ngã của tôi. Quán như vậy mới là thắng trí (sammappaññāya), mới là chân thật. Người nào thấy bằng thắng trí, thấy chân thật như vậy, tâm người đó không còn chấp trước, được giải thoát khỏi nhiễm ô; người ấy được giải thoát.” — Kinh Tương Ưng Bộ 22.45

Bồ tát Long Thọ (Nāgarjuna) sau khi thâm hiểu lời Đức Phật dạy đã nói: “Khi khái niệm ngã không còn (ātman), thì khái niệm về cái ‘của tôi’ cũng mất đi và người đó đã giải thoát khỏi ý niệm về Tôi và cái của tôi. (Trung Quán Luận Tụng – Maadhyamika-Kaarikaa, xviii.2)

Đức Phật đã đưa ra năm hình ảnh ví dụ nổi bật để minh hoạ về tính phù du của năm uẩn. Ngài so sánh sắc như  đám bọt, cảm thọ như những bong bóng, tưởng như  ảo ảnh, hành như khúc cây chuối (cây chuối chỉ có bẹ không có ruột đặc), và thức như huyễn ảo. Rồi Ngài hỏi: “Này các Tỉ kheo, có cái cốt lõi gì ở trong đống bọt, trong những cái bóng nước, trong ảo ảnh, trong khúc chuối và huyễn ảo được?”

Đức Phật dạy tiếp:

“Phàm sắc chất gì ở quá khứ, tương lai hay hiện tại; ở bên trong hay ở bên ngoài; hoặc thô hay tế; thấp hay cao; xa hay gần; thì sắc chất đó, là một Tỉ kheo nhìn thấy, quán chiếu, nghiệm xem; vị ấy có thể nhìn thấy, quán chiếu, và nghiệm xem nó trống rỗng; vị ấy có thể thấy nó không thực và không có lõi. Làm sao, này các Tỉ kheo có thể thấy có lõi thật trong sắc được?”

Đức Phật dạy với cùng một thể loại như thế về những cái còn lại của các uẩn và hỏi:

“Này các Tỉ kheo, có lõi thật trong thọ, trong tưởng, trong hành và trong thức không?” — Kinh Tương Ưng Bộ 22.95.

Như thế  chúng ta thấy rằng có nhiều bài học về sự phân tích năm uẩn, bằng một phương pháp tư duy quán chiếu đúng đắn được gọi là minh sát tuệ (vipasaanā). Thông qua minh sát mà thật tánh của các uẩn được phơi bày và hiển bày qua ánh sáng của ba đặc tính của Tam Pháp Ấn (tilakkhana): vô thường, khổ và vô ngã.

Không chỉ  với 5 uẩn là vô thường, khổ và vô  ngã, mà nhân và duyên tạo thành 5 uẩn cũng vô  thường, khổ và vô ngã. Điểm này  Đức Phật dạy rõ:

“Sắc, thọ, tưởng, hành và thức, này các Tỉ kheo, đều vô thường (anicca). Bất cứ nhân và duyên nào tạo thành 5 uẩn, chúng cũng đều vô thường. Này các Tỉ kheo, làm thế nào mà 5 uẩn có thể sinh khởi từ những gì là vô thường, mà được xem là thường?

Sắc,…và  thức, này các Tỉ kheo, đều khổ (dukkha); bất cứ nhân và duyên nào tạo thành những uẩn này, thì chúng cũng đều khổ (không thoả mãn). Này các Tỉ kheo, làm thế nào mà các uẩn có thể khởi lên từ những gì đều khổ mà được gọi là vui hay thoả mãn được?

Sắc,…và  thức, này các Tỉ kheo, đều không có ngã (anattā); bất cứ nhân và duyên nào tạo thành các uẩn này, chúng đều không có ngã. Này các Tỉ kheo, làm thế nào mà các uẩn có thể khởi lên từ những gì đều vô ngã mà được gọi là ngã (attā) được?

Vị  thánh đệ tử được hướng dẫn như vậy (sutavaa ariyasaavako), này các Tỉ kheo, quán như vậy để trở nên an nhiên với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức: Có an nhiên vị ấy được yếm li; có được yếm li vị ấy được giải thoát; có được giải thoát thì trí huệ sinh nên vị ấy được giải thoát, và vị ấy biết rằng: sanh đã diệt trừ, đã sống đời sống thanh tịnh, đã làm những gì đã làm, không còn quay trở lại [nghĩa là không còn sự tiếp tục của các uẩn, không còn quay trở lại hay tái sanh trở lại]. — Kinh Tương Ưng 22.7-9, tóm tắt.

Chúng ta luôn sai lầm khi nhìn thật tánh của sự vật bằng kiến giải của chúng ta nên chúng trở nên mịt mờ; bởi vì định kiến của chúng ta, sự tham lam và  sân hận của chúng ta, cái ưa thích và không ưa thích của chúng ta, nên chúng ta rơi vào sự thấy biết bằng các cảm giác của giác quan và phân biệt các đối tượng cảm giác bằng cái biết riêng tư và hời hợt, và rồi tiếp theo đó là vọng tưởng và sai lầm khởi lên. Cảm giác của giác quan đánh lừa và dẫn chúng ta đi sai đường, thế rồi chúng ta rơi vào nhận thức sự vật sai lầm, do đó chúng ta nhận thức sự vật cũng trở nên sai lầm (vipariita dassana).

Đức Phật dạy có ba loại vọng tưởng mê lầm (vipallāsa) chúng bám chặt trong tâm của chúng ta, đó là: tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến điên đảo (saññā vipalāsa; citta vipallāsa; diṭṭhi vipallāsa).2 Một người khi bị vây bủa bởi những vọng tưởng này thì người đó nhận thức, suy nghĩ, và thấy biết sai lầm.

Anh ta nhận thức là thường, trong lúc đó là vô thường; là vui, trong khi đó là khổ (dễ giải và vui trong lúc đó là khổ đau); là ngã, trong khi đó là vô ngã (có linh hồn trong khi đó là không có linh hồn); là đẹp, trong khi đó xấu xa.

Anh ta nghĩ  và thấy một cách sai lầm. Vì vậy, mỗi vọng tưởng điên đảo hoạt động theo 4 kiểu như trên và dẫn con người lầm lạc, nhìn nhận một cách mơ hồ, và làm điên đảo chính mình. Đây là do thấy biết không sáng suốt, xem xét không mạch lạc (ayoniso manasikāra). Chỉ có Chánh tư duy (hay Minh sát tuệ – vipassanā) mới diệt trừ những điên đảo này và giúp chúng ta nhận biết thật tánh mà nó nằm bên dưới hết thảy sự vật. Khi một người thoát ra khỏi đám mây điên đảo và sai lầm thì trí huệ của người ấy toả sáng giống như ánh trăng rằm hiện ra khỏi đám mây đen.

Các uẩn tạo thành tâm và thân của chúng sanh nên chúng sanh luôn bị chi phối bởi quy luật nhân quả, như chúng ta đã thấy ở trên, sát-na sinh khởi rất nhanh, tồn tại chẳng mấy chốc, và rồi mất đi, giống như những làn sóng không dứt của biển cả hay một dòng sông với một cơn lũ quét dâng cao đến đỉnh điềm rồi rút cạn. Thực tế, cuộc đời con người được ví như một dòng suối trên cao chảy xuống và đổ ào, thay đổi trong từng sát-na (Kinh Tăng Chi Bộ 7.70) “nadisoto viya,” giống như sự trôi xuôi của một con suối.

Heraclitus là một triết gia nổi tiếng người Hy lạp, một tác gia đầu tiên của phương Tây đã nói về tính lỏng của sự vật. Ông đã đưa ra học thuyết Panta Rhei, thuyết tan chảy tại thành Athens, và ai đó có thể tự vấn rằng liệu thuyết này ông đã ảnh hưởng từ Ấn Độ chăng.

“Không có sự vật đứng yên,” Heraclitus nói, “không có vật thể không thay đổi. Thay đổi, di chuyển, là chúa của vũ trụ. Mọi sự vật luôn trong trạng thái của sự trở thành, của dòng chảy liên tục (Panta Rhei).”

Ông còn nói tiếp: “Bạn không thể bước vào hai lần trên cùng một dòng sông; với dòng nước mới luôn tuôn chảy trước mắt bạn.” Đối với một người hiểu Phật pháp có thể bước xa hơn thế và nói: Cùng một người không thể bước vào hai lần trên cùng một con sông; vì cái gọi là con người kia chỉ là một dòng chảy của tâm và thân, không bao giờ giữ được hai sát-na liên tiếp giống nhau.”3

Chúng ta nên nhận chân rõ rằng, chúng sanh luôn luôn mong muốn tất cả lợi ích thực dụng cho chính mình nên chúng ta gọi đó là con người hay cá nhân, thì bản chất không có gì là cố định, luôn chuyển biến, đang trong trạng thái trôi chảy và chuyển đổi liên tục. Khi một người nhìn thấy cuộc đời và tất cả những gì sở thuộc bằng chân lí này, hiểu và phân tích cái gọi là chúng sanh kia chỉ là một tiến trình liên tiếp của các uẩn thuộc tâm lí và cơ thể vật lí, thì người ấy quán sát sự vật chân thật như chính chúng là (yathaabhūtam). Người ấy không còn giữ tà kiến về “sở kiến cá nhân”, cái thấy biết có ngã và có linh hồn (sakkāya diṭṭhi), bởi vì người ấy thấy biết bằng chánh kiến rằng hết thảy các hiện tượng đều do duyên khởi (paṭticca-samuppanna), rằng mỗi sự vật đều duyên sự vật khác, và rằng sự hiện hữu của chúng trong mối liên hệ nhân duyên. Người ấy nhận biết rằng khi một kết quả không có mặt của “ngã”, không có thực thể quyền biến cố định, không có cái của tôi, không có ngã hay cái gì gắn liền với ngã trong tiến trình của cuộc đời này. Vì thế, người ấy giải thoát khỏi khái niệm của một linh hồn chủ tể (jiivātma) hay một linh hồn thuộc chủ tể (paramātma).

Qua việc thực tập thiền Minh sát tuệ (vipassanā) hành giả thấy được sự vật như chúng là (yathābhūtam) và chúng không phải như chúng đã hiện hữu. Quán sát sự vật như chúng bao hàm, như chúng ta đã bàn ở trên, đó  là nhìn thấy tính vô thường, khổ và vô ngã của tất cả các sự vật đều do duyên khởi và giả hợp. Những người đệ tử thực tập thiền theo Đức Phật, họ luôn nhận thấy “thế giới” không phải là thế giới bên ngoài và thế giới theo kinh nghiệm, mà còn có chúng sanh và thức của họ. Thế giới chính là một tổ giả hợp với sự đeo bám của 5 uẩn (pañca upādānakkhandā). Với bản chất như vậy, hành giả cố gắng suy nghiệm về vô thường, khổ và vô ngã hay không có linh hồn. Đối với thế giới của thân và tâm, Đức Phật đã đề cập khi nói với Mogharajā, “Hãy quán sát, này Mogharajā, quán thế giới này là trống rỗng (suñña); xa rời khái niệm về ngã – chỉ có như vậy chúng sanh mới vượt qua cái chết (māra); thần Chết không thấy chúng sanh mà chỉ thấy thế giới.” (Sutta Nipāta).

Tóm lại triết học về sự biến chuyển trong Phật giáo là hết thảy sự vật đều do nhân duyên tạo nên, là một tiến trình và một tổ hợp không cố định, khi vô thường đến phủ lên toàn bộ chuỗi chóng vánh cả thân lẫn tâm mà con người bo bo gìn giữ tưởng chừng như những thực thể cố hữu. Họ không nhận thấy chúng khởi lên và đổ vỡ (udaya-vaya), mà thực chất chúng không phải là nhất thể, mà hãy nhận biết chúng như là một nhóm hay hợp thể (ghana saññā).

Thật vậy, vì con người đã huân tập thành thói quen nên luôn nghĩ đây là thân của tôi, tâm của tôi và  thế giới bên ngoài cùng với sự phân biệt nhận thức bên trong như một tổng thể, những đơn vị  không thể tách rời nhau; đã như vậy thì thật là khó để giải thoát ra khỏi tâm lí nhận thức sai lầm về sự xuất hiện của “tổng thể” này. Đã bao lâu rồi con người nhận thức sai lầm không thấy được sự vật là những tiến trình trở thành, những chuỗi chuyển biến, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được thuyết vô ngã (anatta) của Đức Phật. Đó là lí do tại sao con người luôn mê muội và hấp tấp đặt câu hỏi:

“Nếu không có thực thể cố định, không có quy luật không thay đổi, giống như ngã và linh hồn thì cái gì kinh nghiệm qua những kết quả của những hành vi ở kiếp này và kiếp sau?”

Hai bài kinh trong Kinh Trung Bộ số 109; Kinh Tương Ưng số 22.82 liên quan đến câu hỏi thiêu đốt này. Đức Phật đã giải thích chi tiết cho hàng đệ tử của Ngài về tính chất vô thường của 5 uẩn, thế nào chúng là cái trống rỗng của cái ngã, và làm thế nào để tiêu diệt cái ngã tiềm tàng “Tôi là” và “của Tôi”. Thế rồi một vị tu sĩ thời bấy giờ khởi lên một ý niệm rằng: “sắc thân là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã, thế thì những hành động do vô ngã làm đã được ngã nào cảm thọ kết quả?”

Đức Phật đọc được tư tưởng của vị tu sĩ này, nên dạy, “Câu hỏi này không hợp lệ” và chỉ cho vị tu sĩ đó hiểu được tính vô thường, khổ và vô ngã của 5 uẩn.

“Thật là sai lầm khi nói rằng người thực hiện hành động là giống với người cảm thọ kết quả, và cũng sai lầm khi bảo rằng người thực hiện hành động và người cảm thọ kết quả là hai người khác nhau,”4 vì một lí do đơn giản là những gì mà chúng ta gọi là sự sống là những tiến trình hay năng lượng của dòng chảy của tâm lí và vật lí, sanh diệt liên tục; cũng không thể bảo rằng chính người thực hiện hành động cảm thọ kết quả bởi vì người ấy đang chuyển biến, trong từng sát-na của cuộc đời người ấy; nhưng đồng thời bạn cũng không được quên một sự thật rằng sự tiếp nối của cuộc sống đó là sự tiếp tục của cảm thọ, sự liên tục của những sự vật không bao giờ ngừng nghỉ; nó tiếp tục không có gián đoạn. Một cậu bé không giống như xưa, nay là một thanh niên; chàng thanh niên không còn giống như xưa, nay là một cụ già. Nó cũng không giống mà cũng không khác (na ca so na ca añño, — Milinda Pañnho). Chỉ có sự trôi chảy của những tiến trình tâm lí và vật lí trên con người ấy.

Có ba hạng thầy giáo, hạng thứ nhất dạy có ngã  hay cái tôi là thật có ở hiện tại cũng như  trong tương lai (kiếp này hay kiếp sau); hạng thứ hai dạy ngã là thật có chỉ còn trong kiếp này, mà không có trong kiếp sau; hạng thứ ba dạy rằng khái niệm về ngã là một sự  huyễn ảo: cũng không có thật trong kiếp này và  cả kiếp sau.

Hạng thứ  nhất là chấp thường (sassatavādi); hạng thứ hai là chấp đoạn (ucchedavādi); và hạng thứ ba là Đức Phật, Ngài đã dạy con đường trung đạo xa lánh hai cực đoan chấp thường và chấp đoạn. (Ở đây con đường trung đạo là thuyết duyên khởi hay thuyết nhân duyên – Paticca Samuppāda).

Những tôn giáo hữu thần dạy rằng ngã tồn tại sau khi chết bằng cách này hay cách khác, và nó không mất  đi. Những người theo chủ nghĩa duy vật thì cho rằng ngã mất đi sau khi chết. Theo quan điểm nhà  Phật thì không có ngã hay bất cứ cái gì chắc chắn hay trường cữu, mà mọi thứ  đều do nhân duyên lệ thuộc vào sự chuyển biến, chúng chuyển biến và không tồn tại trong cùng hai sát-na liên tiếp, và có tính liên tục chứ không có tính đồng nhất.

Đã từ vô lượng vô biên kiếp, con người đắm đuối với suy nghĩ về cái ngã hay cái tôi trường cữu, vì thế nó khó có thể giúp cho người đó nhận chân với suy nghĩ rằng mọi sự vật đều vô thường, mà đó là thực tế, mọi sự vật sinh ra rồi mất đi (samudaya dhamma, vaya dhamma, — Satipaṭṭhaana sutta). Chúng ta phải hiểu thuyết vô ngã (anatta), là thuyết đặc thù của Phật giáo, không thể thiếu được trong việc tìm hiểu giáo nghĩa Tứ Thánh Đế và là nguyên lí cơ bản của giáo lí Phật giáo.

Nhân loại trong thế giới ngày nay đều nhận thấy tính chuyển biến của cuộc đời, mặt dù thấy được nhưng họ không giữ trong lòng và hành động như họ đã thấy. Mặc bãi bể nương dâu chuyển biến từ lần này qua lần khác bảo cho họ và làm cho họ đau khổ, nhưng họ vẫn chạy theo mục đích điên rồ trong vòng quay của bánh xe luân hồi, bị quấn và kẹp trong những chiếc căm đau đớn. Họ tham đắm và hi vọng rằng có thể tìm thấy hạnh phúc trong sự thay đổi và vòng chảy của sự vô thường. Họ tưởng tượng rằng mặc dù thế giới không bền vững nhưng họ có thể làm cho bền vững và gia cố cho nó một sự vững chắc, và vì thế họ không ngừng cạnh tranh lợi dụng vật chất để tiếp tục duy trì cuộc sống.

Lịch sử  đã chứng minh một lần và một lần nữa và sẽ  tiếp tục chứng minh rằng không có gì trong thế  giới này là vĩnh cữu. Tất cả mọi sự vật chỉ đeo bám rồi rơi rụng. Nhưng quốc gia và những nền văn minh hình thành, thịnh vượng, và bị nhấn chìm trong những đợt sóng của biển khơi, rồi hình thành nên cái mới, và cứ như thế cuốn sử thời gian ghi lại những đám rước lộng lẫy, những giấc mơ không thật, và sự nhạt nhoà trôi chảy trong lịch sử của nhân loại.

T.T.C dịch

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here