Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tại nước Anh

Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tại nước Anh

214
0

Phật giáo ở Anh Quốc
Hiện nay có bao nhiêu tín đồ Phật giáo tại xứ sở Sương mù ?
Theo một thống kê điều tra năm 2001 (số liệu mới sẽ được công bố trong cuộc điều tra năm 2011), ở Anh quốc có khoảng 151,816 tín đồ Phật giáo . Tuy nhiên, thống kê không đề cập đến có bao nhiêu người tự nhận họ là tín đồ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Do thái giáo hay Đạo giáo.


Cũng có nhiều người từ chối tự nhận mình là một “Phật tử” vì họ muốn một sự thoải mái và tự do về mặt tinh thần. Dẫu cho con số đó có thế nào đi nữa thì chúng ta cũng thấy một điều rất chắc chắn là sự quan tâm của xã hội về nền Đạo học phương đông này đang ngày càng nở rộ trên xứ sở của đảo quốc hình ” con thỏ” này.


Phật giáo phát triển ở Anh quốc như thế nào?



Thiền” một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người Tây phương. Ảnh BBC


Đạo Phật bắt đầu du nhập vào Anh quốc từ thế kỷ 19 thông qua nhiều bản dịch kinh tạng từ nhiều trường phái khác nhau của Đông phương. Vào năm 1879 Sir Edwin Arnold biên tập hoàn thành ấn bản một Thiên sử thi về cuộc đời của Đức Phật có tựa đề “Ánh sáng của Á Châu”. Đây được xem là một tác phẩm kinh điển của Phật giáo ở Anh quốc và vẫn được ấn hành cho đến ngày nay.


Số lượng sách có hạn được ấn hành trong những năm tháng phôi thai này cũng đủ để khơi dậy một vài người bắt đầu thực hành đời sống phạm hạnh ngay tại tư gia. Một trong số họ, ông Allan Bennet, đến Tích Lan tham học vào năm 1898 và trở thành người Anh đầu tiên được thọ giới Tỳ kheo của truyền thống Theravada.


 cho đến nay được xem là một tổ chức Phật Giáo lâu đời nhất và uy tín nhất của London. Có thể nói, công cuộc hoằng dương chánh pháp, gieo mầm căn bản cho những hạt giống chánh niệm trên đất nước xa lạ này nói riêng và cho thế giới Tây phương nói chung của Humphreys là “vô tiền khoáng hậu”. Nếu không có Humphreys thì làm gì những tác phẩm Thiền luận kinh điển của D.T. Suzuki có thể được xuất bản tại Anh Quốc và lại có một hiệu ứng tích cực tác động gần như toàn diện đến văn hoá phương Tây vào những năm 50-60 sau này. – LND) thành lập sau đó vào năm 1924. Có thể nói đây là một tổ chức Phật Giáo thật sự thành công ở Anh Quốc và đã đặt nền tảng triết học cho những trường phái và truyền thống của Phật giáo sau này. Nó đã trụ vững trong vòng năm mươi năm và trở thành điểm sáng của Phật Giáo Anh Quốc thời bấy giờ.


Thêm vào đó, những năm 50 thế kỷ 20, Trung quốc xua quân xâm chiếm lãnh thổ Tây Tạng đẩy hàng ngàn người Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma phải di cư lánh nạn ở một nước thứ ba. Các nước Phương Tây là nơi dừng chân của Ngài và đó cũng là hai nhân tố chính dẫn đến sự trăm hoa đua nở của những tổ chức Phật giáo mới tại Anh Quốc sau này. Kết quả là ngày nay, chúng ta có thể thấy truyền thống Phật Giáo hiện diện khắp nơi trên Đảo quốc hùng mạnh này.


Đông và Tây : Phật Giáo ở Anh Quốc có khác so với Phật Giáo ở các nước Đông Phương?


Những ngôi chùa và tự viện Phật giáo ở đây gần như là một bản sao của văn hoá Đông Phương. Nếu chúng ta hành hương đến Wat Buddhapadipa ở Wimbledon – London, chúng ta sẽ rất khó để mà thấy được đâu là điểm khác biệt chính từ kiến trúc cho đến các sinh hoạt của Trung Tâm này so với những ngôi chùa của Phật Giáo Thái Lan. Tuy nhiên, nhìn vào Phật Giáo Anh Quốc và ở các nước Đông Phương, chúng ta dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt chính lại là văn hoá.


Người qua đường thường hay ngạc nhiên khi thấy một nhà sư theo truyền thống Theravada trong bộ y màu vàng và đi khất thực trên phố. Khác với truyền thống Đông Phương thực phẩm được hiến tặng trực tiếp vào bình bát cho các nhà sư khất thực trên phố, ở Anh Quốc việc đảm bảo sinh hoạt cho một vị tu sĩ hay cho một tự viện đều từ nguồn bảo trợ và đóng góp của Phật tử sống gần đó hoặc thức ăn sẽ được nấu chín ngay tai chùa.



Một lễ hội Phật Giáo tại Anh Quốc. Ảnh: BBC


Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng về phương diện lý thuyết, việc áp dụng nguyên lý, phương pháp giảng dạy và đường lối tu tập Phật giáo ở Anh Quốc có thể giống với các trường phái Đông Phương, tuy nhiên cần tham chiếu đến khả năng tiếp cận văn hoá để việc truyền bá được dễ dàng tiếp nhận bởi đại bộ phận người dân Tây Phương vốn vẫn còn xa lạ với văn hoá Đông Phương.


Tìm đến với Phật Giáo


Có nhiều người từ bỏ tôn giáo mà mình đang theo để đến với Phật Giáo, một số khác tuy rất quan tâm đến phương pháp tu học và cách giải quyết mọi vấn đề của Phật Giáo, nhưng họ không hoặc chưa muốn tuyên bố từ bỏ tôn giáo chính thống của mình.




Việc Đạo Phật không yêu cầu bất cứ cá nhân nào một cam kết cụ thể có nghĩa là sự hiện diện và tồn tại của Đạo Phật không nhất thiết phải loại trừ sự tồn tại của tôn giáo hay giáo phái khác là điểm hết sức thú vị làm cho nhiều người cảm thấy thoải mái và hạnh phúc để cùng một lúc thực hành giáo lý nhà Phật trong sự hài hoà với những đức tin khác. (Đây có thể nói là một trong những điểm nổi bậc và làm cho Đạo Phật vượt trên những Đạo thần quyền khác. Thể hiện lòng Từ bi vô bờ bến, tính bao dung, độ lượng của một Đạo mà trên bước đường truyền bá tư tưởng của mình không bao giờ đem lại một xung khắc nào như những tôn giáo khác đã từng thực hiện trước đây và hiện nay.-Lời người dịch).


Chẳng hạn, bây giờ có rất nhiều tín đồ Do Thái-Thiên Chúa cảm thấy hạnh phúc vì họ vẫn còn niềm tin vào Chúa nhưng bên cạnh đó họ thấy thân tâm bình yên và an lạc nhờ vào phương pháp Thiền mà Đạo Phật đã mang lại cho họ.


Những lễ hội được tổ chức tại Anh Quốc như thế nào?


Không khí hân hoan chuẩn bị chào đón và tổ chức các ngày lễ vía Phật Giáo diễn ra khắp nơi trên Đảo quốc này. Thực phẩm, trái cây, quà và các vật phẩm cúng dường khác được Phật tử chuẩn bị chu đáo và mang đến chùa trong những trong những ngày trọng đại này.




Ở Anh Quốc, đây không nhất thiết phải là những ngày đặc biệt thiêng liêng cho việc cầu kinh và ban pháp thoại trong giới hạn một tôn giáo, mà nó đã trở thành một ngày lễ mang tính xã hội được người dân đón nhận như vào những dịp lễ Giáng sinh hay Phục sinh của người Thiên chúa giáo.


Nói vậy không có nghĩa tất cả các lễ hội truyền thống của Phật giáo đều quan trọng đối với cộng đồng Phật tử Tây phương, bởi vì họ vẫn chưa tìm thấy những mối liên hệ về văn hoá khả dĩ giữa hai miền để ứng dụng mô hình văn hoá Đông phương một cách toàn triệt.


Các trung tâm Phật Giáo Những trung tâm Phật giáo nào tồn tại ở đây?


Nhìn vào Phật Giáo ta thấy sự đua nở và thịnh hành của nhiều trường phái khác nhau trên khắp thế giới. Theo dòng lịch sử, những học phái này đã xuất hiện và có chiều dài phát triển trên hai mươi lăm thế kỷ và nhẹ nhàng thẩm thấu, hoà nhập với tất cả các nền văn hoá khác nhau trên thế giới mà không tạo ra một phản ứng tiêu cực nào. Vì vậy có thể nhận ra rất nhiều trường phái Phật Giáo hiện diện tại Đảo quốc này trên một trăm năm qua có nguồn gốc từ các nước Tích Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ĐNA và Tây Tạng.


Một vài Trung tâm được thành lập đặc biệt để phục vụ cho cộng đồng kiều bào hải ngoại của mình tuy tôn chỉ hoạt động vẫn là phụng sự cho tất cả mọi người. Các vị Tăng – Ni ngoài việc cầu kinh và thiền hành mỗi ngày phải chăm lo phát triển đời sống tâm linh cho những cư sĩ tại gia thông qua những bài pháp thoại định kỳ, những buỗi lễ cầu nguyện cho đại chúng.



Có những tự viện biết cách vận dụng làm cho Đạo Phật gần với truyền thống văn hoá của người Phương Tây. Chẳng hạn các vị tăng, ni người Anh sau khi thọ giới ở Nhật Bản và Thái Lan về họ thành lập các Trung tâm để đào tạo và hướng dẫn cho những tín đồ theo phong thái mang tính sáng tạo gần gũi với văn hoá bản địa hơn. Những Trung tâm này tự nhận mình là những nhà kế thừa đáng tin cậy của văn hoá Tây Phương. Và rõ ràng là đang có một sự điều chỉnh cho phù hợp theo văn hoá bản địa, bằng chứng là Kinh sách và các buổi cầu nguyện đã được thực hiện bằng Tiếng Anh (Không phải theo Sankrit, Hán ngữ của truyền thống Mahayana hay Pali cuả Theravada nữa- Lời ngưòi dịch), bình đẳng giới cũng thể hiện rõ hơn … (Theo Đông Phương, truyền thống trọng tăng vẫn được đề cao, và trong Tăng Đoàn tăng và nam giới nói chung luôn hưởng những quyền lợi ưu tiên hơn so với nữ.-LND)


Tuy nhiên có nhiều Trung tâm tại đất nước này chủ yếu tập trung vào thực hành thiền mà không mấy quan tâm đến những vấn đề khác của Phật giáo cũng như những khác biệt khả dĩ của văn hoá Đông – Tây. Chẳng hạn, họ không cầu kinh và lễ lạy Phật mỗi ngày, không chú trọng đến việc đọc kinh sách, thay vào đó họ nhắm đến những kỹ thuật thiền (Như phương pháp ngồi kiết, bán già, thở như thế nào…LND) nhằm đem lại sự tỉnh thức, chánh niệm và an lạc ngay trong đời sống thường nhật của mình.


Ngược lại, hiện nay đang hình thành những tổ chức có khả năng làm mô hình chuẩn cho những trường phái và truyền thống Phật học trên thê giới (Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn của Đạo tràng Mai Thôn là một minh chứng cho mô hình chuẩn này. LND). Họ không có ý định để hoà nhập hay để điều chỉnh một cái gì đó, tuy nhiên có thể họ đang tiến đến một sự phát triển có hệ thống khả dĩ có thể đưa Phật Giáo-một tôn giáo Đông Phương theo phong cách văn hoá của người Anh.



Làm thế nào để Phật Giáo trở thành một tổ chức hợp nhất tại Anh?


Hiện nay thì vẫn chưa có môt tổ chức hay hội Phật học chính quy nào đủ điều kiện để trở thành một giáo hội và cũng chưa có tổ chức nào công nhận Phật giáo như là quốc giáo, dẫu vậy, những nỗ lực âm thầm đã và đang gieo mầm cho sự ra đời một tổ chức Phật giáo thống nhất trong tương lai.


Một vài Trung tâm Phật Học tiêu biểu tại Anh Quốc


Amaravati Buddhist Monastery: [http://www.amaravati.org], Hertfordshire. Đây là một trong những Trung tâm Phật giáo được thành lập vào năm 1979 bởi Ajahn Sumedho, một nhà sư gốc Mỹ theo truyền thống Theravada của Thái Lan . Amaravati có một trung tâm phục vụ cho cộng đồng, thư viện. Trung tâm là nơi tu học của cả Tăng lẫn Ni.


The Buddhist Society [ http//www.thebuddhistsociety.org], London. Một trong những tổ chức Phật Giáo đầu tiên ở Anh Quốc thành lập năm 1924 bởi Christmas Humphreys, QC. Trung tâm mở các buổi pháp thoại và các lớp đào tạo tất cả các trường phái của Phật Giáo.


Jamyang Buddhsit Centre, [http//www.jamyang.co.uk], London. Đây là tổ chức Phật giáo Tây Tạng theo truyền thống Gelugpa dưới sự hướng dẫn của Đạo sư Geshe Tashi Tsering. Các khoá tu tập ở các cấp độ được sư hướng dẫn mỗi ngày.


Kagyu Samye Ling Tibetan Centre [http//www.samyeling.org], Dumfriesshire. Trung tâm được thành lập vào năm 1967 bởi hai nhà truyền giáo Tây Tạng. Ngày nay, TT dưới sự điều hành của sư Dr Akong Tulku Rinpoche và Đức Lạt Ma Yeshe Losal.


Throssel Hole Buddhist Abbey [http//www.throssel.org.uk], Northumberland. Trung tâm theo trường phái Thiền Soto Nhật, được thành lập vào năm 1972 bởi một Ni sư,.


Wat Buddhapadipa Temple [http//www.buddhapadipa.org], Wilbledon, London.


by. Diana St Ruth – Tâm Đức chuyển ngữ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here