Trang chủ Phật học Sân

Sân

168
0

Chúng ta luôn phải đối đầu với bao kẻ thù. Vì chúng trụ ở bên trong ta, ta khó nhận ra chúng. Do đó trước hết ta phải ngó lơ chúng để chú tâm vào việc thanh tịnh hóa tâm, dần dần chúng không còn là một phần của ta nữa.

Con đường tâm linh, con đường thanh tịnh hóa, đoạn diệt, tự do là con đường dẫn ta đến sự thay đổi bản tánh của mình. Nếu ta không bắt đầu bằng bước đó, ta sẽ không thể bước vào thế giới thanh tịnh. Mọi thứ khác đều là ngoại giới, chỉ có bản tánh là nội tâm. Mặc dầu ngoại giới có thể đẹp đẽ, có thể mang cho ta cảm giác thoải mái, nhưng chúng không thể thay đổi nội tâm ta. Và chỉ có sự thay đổi đó mới phân biệt được một người cao cả với người bình thường. Người bình thường hành động theo sự sai bảo của bản năng. Người cao cả chuyển hóa chúng. 

Chướng ngại thứ hai cũng như các tội lổi khác gây bao điều tai hại cho ta đó là sân hận, nóng giận. Mức độ nóng giận có thể nặng, nhẹ. Khi bùng nổ ra ngoài, khi gậm nhấm bên trong. Khi nó được bộc lộ ra lời, thường làm người khác cũng sinh giận dữ. Từ đó gây ra cãi vả trong gia đình, xích mích ở xóm giềng. Nảy sinh ra oán thù giữa các cộng đồng, chiến tranh giữa các quốc gia hay trên cả thế giới. 

Tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ trong tâm ta, nên ta phải nhận ra rằng thế giới không phải là tha nhân. Mà mỗi chúng ta là một thế giới, do đó trừ khi ta tự tìm thấy an bình trong chính tâm ta, ta sẽ không thể tìm thấy điều đó ở đâu khác. Không cần kể là người khác đang tức giận, bực bội, sai quấy hay ngã mạn. Không có gì đáng kể cả. Điều quan trọng chính là thái độ của chúng ta trong hoàn cảnh đó. Không thể có sự an ổn tuyệt đối trên thế giới nầy. Dưới thời Đức Phật đã không có. Dưới thời các vĩ nhân, các vị thánh đã không có. Trái lại, lịch sử đã bày cho ta thấy bao nhiêu cảnh tranh giành thế lực chính trị, chiến tranh, anh em xâu xé nhau.

Sự bình an duy nhất ta có thể có được là sự bình an tự trong trái tim ta. Sự an lạc Đức Phật đã tìm thấy cho chính mình, lại âm vang đến cả thế giới. Ngài là người đã tìm thấy an bình với chính mình, với thế giới và sự an bình đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, hơn hai mươi lăm ngàn năm sau trong Pháp của Ngài. Năm trăm triệu người trên thế giới đã thệ nguyện làm đệ tử của Ngài. 

Rõ ràng là nghiệp của chúng ta không giống nhau. Nhưng nếu ta có thể truyền cho người thân trong gia đình, sự an bình, tự tại trong tâm ta, cũng đã quá tốt. Đó cũng là một thành tích có phải không? Khi tất cả mọi người trong gia đình đã được truyền cho sự bình an, thì an bình cũng có thể lan truyền đến hàng xóm, láng giềng. Được thế càng tốt hơn. Ta không cần phải là Phật mới có thể ảnh hưởng sâu xa đến người khác.

Ảnh hưởng sâu xa chỉ có thể nẩy sinh khi trong tâm ta chỉ có sự bình an, tâm không còn dấy khởi sân hận. Chỉ có các vị A la hán mới đoạn diệt được hết các niệm sanh ra sân hận. Dầu vậy nếu ta có thể kiềm chế sân hận vẫn hơn lúc nào cũng giận dữ, cãi lẩy, hờn oán, thương tổn, trách móc người khác.

Sân hận dấy khởi do ta cảm thấy bị thương tổn, đau đớn, và phản ứng của con người lạ lùng thay, là cũng gây đau đớn lại cho người khác. Ta sẽ không thể sửa đổi, nếu như không nhận biết điều đó. Nhưng không phải ai cũng gây đau đớn cho người khác, có người tự gây thương tích cho mình. Họ nuốt giận, chôn giấu nó, nhưng nó vẫn sôi sục ở bên trong. Và rồi tất cả sự giận dữ đó sẽ phát lộ ra bằng các chứng bịnh, thiếu nghị lực, trầm uất, tiêu cực, thiếu hỉ lạc và bình an.

Rất ít người chúng ta gặp trên đường phố có nét mặt vui vẻ, hạnh phúc. Bạn có nhận thấy không? Không chỉ ở đây mà ở khắp nơi: Sidney, London, Amsterdam hay Paris. Bất kể ở đâu, con người đều giống nhau. 

Những đau đớn ta đã kinh nghiệm trong cuộc đời, mà ta luôn phải chống trả, tạo cho ta cái ý nghĩ là nếu ta trả đủa lại, thì sự đau đớn, tổn thất của ta sẽ giảm đi. Sự thật thì trái lại, điều đó chỉ làm cho sự đau đớn tăng lên gấp bội. 

Đức Phật đã so sánh sân hận như bịnh sôi mật. Khi bạn giận dữ -và tôi đoán chắc rằng không ai thóat khỏi- bạn hiểu cảm giác đó thế nào? Cảm giác khó chịu -vậy mà ta cứ mãi sân hận. Nếu đó không là kỳ quái, thì là cái gì? Giống như người tự đánh mình, mỗi lần đánh đều thấy đau, nhưng vẫn cứ lập đi, lập lại. 

Đức Phật cũng ví giận dữ giống như cầm than đỏ bằng tay không, chọi vào kẻ khiến ta sân giận. Ai sẽ phỏng trước? Dĩ nhiên là người giận.

Ngài cũng ví sân hận như cái hồ trong đó nước sôi sục. Nếu nước sôi, ta không thể có một mặt hồ tĩnh lặng để soi mình vào đó. Khi ta giận dữ, ta không còn biết tất cả vì mục đích gì, sự tỉnh thức của ta bị chìm lấp. Ta quên hết mọi thứ, chỉ còn biết cơn giận của mình. Nếu lúc đó ta có thể nhìn vào kiếng thì gương mặt ta nhìn thấy sẽ xấu xí biết bao. Nhưng lúc đó không ai còn thì giờ để nhìn vào kiếng. Họ bị cuốn lấp trong cơn giận.

Đức Phật dạy khi sân hận dấy khởi, điều đầu tiên ta nên nhớ là ‘Ta là chủ nghiệp ta’. Sự nhắc nhở đó rất quan trọng ở giây phút căng thẳng nhất. ‘Tôi làm chủ nghiệp của tôi, nên nếu như tôi tức giận, tôi sẽ lãnh nghiệp báo của hành động đó’. Bất kể người kia đã làm gì cho bạn giận.

Có một câu chuyện rất hay về Khantivàdin, vị thầy của sự kiên nhẫn. Hay vì nó mô tả được sự vô lý của lòng giận dữ. Vua Kausala là một vị vua rất giàu. Oâng có rất nhiều vợ. Một ngày kia vua báo cho các bà vợ là ông muốn đi chơi ở ngoại thành. Các người đấu bếp sửa soạn thức ăn, đầy tớ lo sửa soạn voi, quân lính sửa soạn quân phục.

Sáng hôm sau cả triều đình, vua và đoàn tùy tùng ra đi. Đến một khu rừng có những thảm cỏ thật đẹp, họ dừng lại. Nhà vua ăn, và uống quá nhiều. Ngay sau bữa ăn, Ngài thiếp ngủ. Các bà vợ bảo nhau: “Đây là dịp cho chúng ta dạo chơi quanh đây, vì có mấy khi ta được ra tới bên ngoài”. Nói rồi, họ dắt nhau đi bắt bướm, ngắm cây cảnh, tận hưỡng vẻ đẹp của khu rừng.

Không lâu họ đến căn lều của vị Thầy của lòng kiên nhẫn mà họ hằng nghe tiếng, Ngài Khantivàdin (Khanti -lòng kiên nhẫn, vàdin – Thầy). Tất cả họ đều bái lạy, xin Ngài ban cho những lời chỉ dạy. Vị thầy vui vẻ nói cho họ nghe về các hành động thiện, lòng từ bi và rộng lượng.

Trong lúc đó, nhà Vua tỉnh giấc, không thấy người vợ nào ở bên cạnh mình. Nổi giận. Oâng sai lính đi kiếm các bà vợ. Quân hầu trở về báo là họ đang ngồi nghe giảng thuyết. Nhà vua không nghe lý lẻ gì, ông sai quân gọi các bà vợ về và bắt vị thầy Kiên nhẫn trói vào gốc cây. 

Sau đó nhà vua rút gươm giận dữ đến nói với Khantivàdin “Đồ khốn kiếp, sao nhà ngươi dám dụ dổ các bà vợ của ta?”. Ôâng chém vào chân của vị thầy và hỏi: “Bây giờ thì lòng kiên nhẫn của ông ở đâu?” Khantivàdin trã lời: “Thưa Ngài, nó không nằm ở chân tôi”. Nhà vua càng tức giận, càng chém vị thầy và tiếp tục hỏi cùng câu hỏi, trong lúc vị thầy cứ trã lời giống như cũ. 

Khi Khantivàdin sắp chết, các quân lính quì xuống xin Khantivàdin “Xin Ngài hãy thương xót, chúng con không có lổi, chính nhà vua là người đã ra lịnh”. Và Khantivàdin trã lời: “Không. Ta không oán hận ai. Ta cầu mong cho nhà vua sống lâu và hạnh phúc”. Nói rồi vị thầy chết. Theo câu chuyện sau đó nhà vua bị đất lấp chết.

Câu chuyện đã cho ta thấy dù có bị cắt ra từng mảnh, vị Thầy cũng không tỏù gì giận dữ. Có lẻ điều đó khó chấp nhận đối với chúng ta. Rõ ràng Khantivàdi là một vị A la hán vì khi ông nói “Lòng kiên nhẫn của tôi không có ở trong bàn chân của tôi”, ông muốn chứng tỏ rằng dù cho sự đau đớn thể xác có như thể nào, tinh thần ông vẫn không nao núng. Đối với chúng ta, điều đó thật khó tưỡng tượng. Sự đau đớn của thân luôn ảnh hưởng đến tâm ta. Nếu ta có thể nhớ được câu chuyện nầy cũng như lời của Đức Thế Tôn dạy: “Kẻ nào không làm giống như thế, không hiểu Pháp của ta”, ta sẽ hiểu rằng lòng sân hận là chính là tội nghiệp ta tự gây ra cho mình. Chẳng phải do hành động của tha nhân.

Hiểu được như thế, ta sẽ dễ sửa đổi nếu như ta tỉnh thức và ý thức được khi nào sân hận dấy khởi. Sự tỉnh thức giống như bàn thắng trên xe hơi. Thử tưỡng tượng sự nguy hiểm của một chiếc xe không có thắng. Không có sự tỉnh thức, cuộc đời ta cũng nguy hiểm như thế đấy. 

Mỗi khi sân hận nổi lên, ta đạp thắng ‘tỉnh thức’, và ta biết rằng mình vừa ‘phạm tội’. Biết rằng ta vừa làm một việc chẳng tốt đẹp, lợi lộc gì. Dựa vào các nhận thức nầy, ta có thể làm giảm bớt khá nhiều sức mạnh của cơn giận, giống như khi đạp thắng, ta đã giảm bớt được tốc độ của xe, đi chậm lại. Biết rằng sân hận là không tốt, cũng có thể làm thay đổi cả quá trình giận dữ, đôi khi còn làm vô hiệu hóa nó. Ta có thể quan sát khi một sự giận dữ đã bị vô hiệu hóa, để nhận ra sự vô ích của cơn giận. Bạn sẽ nhận ra sự đau đớn mình tự gây ra cho mình, và sự u mê khi tự mình làm mình đau khổ.

Sự u mê lớn nhất của con người là tự làm khổ mình bằng chính những hành động của mình. Cần phải có quyết tâm sửa đổi để một ngày nào đó -có thể hôm nay, năm tới hay một cuộc đời khác- để không tự gây đau khổ cho mình nữa. Hãy ngưng phản ứng một cách tiêu cực đối với bất cứ việc gì xảy ra quanh ta, vì ta biết rằng tất cả chúng ta đều ô trược, tội lổi, và chính sự ô trược đó khiến cho phiền não sinh ra.

Cả thế giới nầy đều ô trược. Thật vậy, hãy thử cầm một tờ báo như Newsweek. Bạn thấy gì? Không có gì ngoài tội lỗi, ô trược. Nếu chúng ta nhận thấy được cả thế giới đều bị nhiễm ô uế, thì tại sao ta không rẽ vào con đường chánh định, không để mình đi theo đoàn xiếc tội lổi? Tại sao ta không tách ra khỏi đám đông và quan sát vạn pháp dưới mọi khía cạnh? Chúng ta chỉ có thể hành động như thế khi ta không còn có những phản ứng tiêu cực trong đó tệ hại nhất là lòng giận dữ và oán ghét.

Con người không bao giờ hết nói bậy, làm bậy. Chỉ khi nào ta có thể huân tập cho mình luôn sống trong Pháp thì ta mới mong sửa đổi được. Nếu ta phải đối mặt với việc làm sai trái, thái độ bất nhã, ích kỷ, đòi hỏi ta nhiều hơn ta có thể cho, thì đã sao? Quan trọng là sự bình an và hạnh phúc trong lòng ta. Tất cả mọi thứ khác đều là phiền não, không nên có, mà ta lại thường tự gán vào mình. Tất cả các phiền não khổ đau nầy phát sinh là do hành động của chúng ta, nhưng ta lại có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác là nguyên nhân tạo tác. Ta nổi giận nên ta đổ cho người làm ta giận. Ta buồn rầu nên ta đổ cho người khác hay hoàn cảnh làm ta buồn rầu. Nhưng ta quên rằng nếu trong ta không có sẳn các mầm móng, khuynh hướng giận dữ hay buồn rầu, thì không thể xảy ra chuyện gì cả. 

Giống như món đồ chơi trẻ con Jack-in-the-box, là một cái hộp trong đó có một búp bê hình nộm mà hể ta vừa chạm tay tới cái nắp, lập tức hình nộm nhảy phóc ra khỏi hộp. Nhưng nếu ta lấy hình nộm ra khỏi hộp, thì dù ta có dùng búa để đập nắp hộp cũng không có gì xảy ra. Không có gì ở bên trong đó, thì dù có nguyên nhân tạo tác nào cũng không có gì ở bên trong để bật ra ngoài.

Cách duy nhất để tìm sự an bình cho chính mình, tìm con đường đưa đến giải thoát, là tu sửa mình, không phải thay đổi thế giới bên ngoài. Mọi người phải tự sửa đổi chính mình. Đức Phật không thể thay đổi chúng ta. Nhưng Ngài chỉ chúng ta phương cách tu sửa. Chúng ta phải tự mình hành động thôi. Càng bắt đầu sớm càng nhanh chóng có cơ hội tìm hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ thứ gì ở bên ngoài chúng ta.

Không mấy ai được tất cả mọi thứ trong cõi đời nầy. Ai cũng có những điều bất như ý. Hoặc là nhà cửa chật chội, lương bổng thấp kém hay bà con họ hàng xích mích, hay hàng xóm quá ồn ào, hay không có bằng cấp cao…. Lúc nào cũng có việc gì đó rục rặc. Không ai có một hoàn cảnh hoàn toàn như ý cảû, nhưng nếu chúng ta không bắt đầu sửa đổi mà chỉ ngồi chờ đợi hoàn cảnh tốt hơn thì chúng không bao giờ xảy ra cả. Môi trường lý tưởng chỉ có thể hiện hữu trong tâm chúng ta. Điều đó có thể thực hiện được. 

Đức Phật bảo cõi người là cõi tốt nhất để tu giải thoát. Vì chúng ta có những nỗikhổ, bất như ý để thúc đẩy ta phải làm một điều gì đó. Mặt khác ta cũng có những niềm vui, hạnh phúc để ta không đến nổi hoàn toàn tuyệt vọng vì những đau khổ của mình, nên ta còn có thể hy vọng. Điều tai hại là ta chỉ hy vọng hảo huyền, hy vọng rằng hoàn cảnh sẽ thay đổi, hy vọng người không yêu ta sẽ yêu ta hay người ta yêu sẽ ở mãi bên ta, hy vọng ta sẽ giàu có. Hy vọng ta sẽ khôn ngoan để không mắc phải lổi lầm nào. Tất cả chỉ là những hy vọng hão huyền.

Lòng hy vọng nầy có thể được sử dụng một cách tích cực hơn. Ta hy vọng vì ta biết có gì đó không ổn với ta, nhưng ta không bó tay. Chúng ta chỉ biết điều không ổn đó là xấu xa, ô trược. Nhưng không biết phải làm gì. Chúng ta cần hy vọng có thể sửa đổi chúng ngay bây giờ, không phải trong tương lai, vì tương lai chỉ là tưởng tượng. Có ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì? Có lẻ không có ai. Nhưng ta có thể biết ngay lúc nầy khi nào phiền não, ô trược dấy khởi trong lòng ta. Khi ta nổi giận ta biết ta đang giận. Ta chỉ có thể sửa đổi cái ta biết.

Khi bạn giận dữ về bất cứ điều gì, điều đầu tiên phải nhớ là, “Tôi làm chủ nghiệp căn tôi”. Thứ hai là đừng tự trách mình vì đã nổi giận. Thứ ba là thay đổi thái độ.

Tình cảm khó chịu, bực bội nhất là khi ta nổi giận với ai đó. Nếu ta giận một vật gì đó, thì cái giận cũng nhỏ, không đáng kể, không sâu xa. Trước khi để sự tức giận ai đó bùng nổ, không thể thay đổi được nửa, ta có thể cố gắng thay tình cảm đó bằng lòng từ. Chắc bạn sẽ phản đối rằng “Làm sao tôi từ bi với con người đó được?’. Điều đó cũng đúng. 

Việc ta cần làm là phải đảo lộn tình thế như làm xiếc vậy. Nói rõ ra là phải nhận biết giận dữ là vô ích. Nó chỉ làm cho ta đau khổ. Làm người khác đau khổ. Không chỉ thế nó còn tạo cho ta thói quen hay nóng giận, khiến càng ngày ta càng dễ nổi giận hơn. Đó là lý do tại sao nhiều người càng già càng hay càu nhàu, giận dữ. Không có gì làm họ vừa lòng. Họ không bao giờ có hạnh phúc vì thói quen giận dữ đã hằn nếp trong tâm họ, họ không thể sửa đổi nữa.

Biết được sự nguy hiểm nầy, lần sau khi ta giận dữ với ai, ta nên tìm điều gì tốt về họ: việc họ làm tốt, lời nói lành của họ. Điều đó có thể thực hiện được nếu ta biết về người đó. Ai mà không có điều gì tốt. 

Nhưng nếu ta đã quá giận dữ, không còn tìm thấy điều gì tốt ở tha nhân, thì hãy nhớ là chỉ những kẻ khổ đau mới làm việc độc ác, xấu xa. Người hạnh phúc, vui sướng sẽ không hành động, nói năng như thế, họ sẽ không làm cho người khác phải giận dữ. Do đó người đang làm ta giận hẳn là đang trãi qua một sự đau khổ nào đó. Chính họ đang đau khổ. Hãy thương xót người đang đau khổ vì một vết thương thể xác hay vì họ chẳng bao giờ được nghe Pháp. Hay vì điều gì đó ta không rõ lý do xác thực. Nhưng điều đó không quan trọng. Hãy tỏ lòng thương xót họ.

Hơn thế nữa nếu chúng ta đã quá giận dữ, không còn nhớ điều gì tốt về tha nhân, cũng không thể xót thương họ, thì hãy cố nghĩ ta như là cha/mẹ đối với đứa con của ta. Cha/mẹ của người ấy thì phải thương yêu họ rồi. Nếu chúng ta nhớ lời Phật dạy, như trong bài về lòng từ đã nói, ta sẽ nhớ là người mẹ phải thương con mình, để cố gắng khởi lên tình thương đó trong ta.

Tất cả những sửa đổi đó trong tâm ta sẽ mang lại kết quả. Cần phải có thời gian để có kết quả như mong muốn. Nhưng nếu ta cứ tiếp tục thực hành, nó sẽ trở thành thói quen, hay quán tính. Sân hận vẫn còn dấy khởi, nhưng đã mất tính chất mãnh liệt, cuồng nộ, vì ta đã luyện tập cách để chuyển đổi nó:

Người có thể kiềm giữ cơn giận đang dấy lên

Như người đang cầm cương xe tuấn mã

Đúng là một người giữ cương giỏi – tôi nghĩ

Những người khác chỉ là giữ dây cương cho nai.

Dhammapada v. 222 (Kinh Pháp Cú)

Sân không nhất thiết phải là một tình cảm mãnh liệt. Nó có thể là sự hờn dổi ai đó. Có thể là sự chống báng những người không cùng suy nghĩ, niềm tin, hay hành động giống như chúng ta. Điều đó vẫn thường xảy ra trên đời. Nạn kỳ thị chủng tộc hay tín ngưỡng là những thí dụ. Sự chống báng người khác đồng nghĩa với lòng thù nghét.

Khi ta thiếu thốn vật chất, gặp các cơ hội không thuận lợi, ta cũng có thể oán trách người khác, nghĩ là họ đã cản trở bước tiến của ta. Đó cũng là sân, nhưng được đè nén. Đôi khi ta không dám chấp nhận sự thật với chính mình, điều đó càng làm ta khó sửa đổi, trừ khi ta biết chấp nhận sự thật. Đè nén có thể đem đến cho chúng ta những nội kết, khiến ta không thể phán xét sự việc bằng công tâm. Mọi thứ đều được nhìn dưới con mắt của sự đè nén, của lòng sân hận.

Đức Phật khuyên ta có các hành động từ ái, thiền quán về lòng từ bi để chữa trị căn bịnh nầy. Tập quán tưởng như thế cũng tốt, nhưng tựu trung lại nó cũng chỉ là lời nói, và phần đông chúng ta đều có nghe qua những lời nói nầy nhiều lần. Có người nhiếp tâm những lời nầy, nhiều người không. Đó là sự nguy hiểm của lời nói. Sự nguy hiểm của ngoại giới. Chúng ta thường mắc phải lổi lầm là vì chúng ta đã nói những lời ấy, nhiếp tâm chúng, đã trì tụng chúng, đã nghe chúng được trì tụng, ta tưởng là mình đã thực sự hành chúng. Tất cả chỉ là do ta đã sửa soạn tự trong lòng những tình cảm dào dạt tình thương để thể hiện ra ngoài. Tình cảm đó là lòng từ ái nhưng chúng không giúp ta sửa đổi được gì.

Những lời nói chỉ là các dấu mốc, một bảng chỉ đường. Chúng chỉ cho ta một phương hướng phải đi tới. Lời dạy của Đức Phật cũng chỉ vạch cho ta con đường đúng phải đi. Chúng không giúp ích gì cho ta, nếu như ta không tự thay đổi tâm, trí. Và ta biết rằng ta có thể thay đổi tâm trí của mình. Hằng ngày ta vẫn chẳng thường nói ‘Tôi đã đổi ý…” đó sao? Sao không thêm một lần đổi ý?

Hành động từ ái là việc ta có thể làm với chủ tâm, nhưng chúng cũng chỉ là phương tiện giúp ta thay đổi tâm trí. Không phải là cứu cánh. Chúng chỉ là phương tiện. Quán tưởng về lòng từ cũng như hành thiện, cả hai chỉ là các phương tiện, công cụ. Chúng không phải là mục đích. Mục đích cuối cùng là sự thay đổi từ bên trong tâm trí chúng ta.

Hành động từ ái -mà ta biết chỉ là phương tiện- là chăm sóc người đau yếu, thăm hỏi sức khỏe, viếng thăm họ ở bịnh viện, mang cho họ thực phẩm khi họ không có khả năng tự lo, quan tâm về người khác, giúp đỡ người khác. Càng giúp được ai càng nhiều càng tốt, dĩ nhiên là ta có thể bắt đầu từ chính trong gia đình mình. Nhưng đó chỉ là bước đầu. Vì giúp cho gia đình mình thì cũng giống như giúp cho cái Tôi của ta được nhân rộng ra. Có rất nhiều cách để giúp đỡ người khác. Không nên thu hẹp hành động từ ái cho chỉ một nhóm người nào, hành động nầy cần phải được trãi rộng ra khắp nơi, tới khắp mọi người.

Đây là những vị thuốc Đức Phật cho ta để chửa trị bịnh sân hận, bên cạnh các phương thức khác như kết bạn với thiện tri thức, nói điều tốt lành, để giúp cho tâm hồn ta được trong sạch hơn.

(Phật giáo đại chúng)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here