Trên các vĩa hè giờ đây không còn cho người đi bộ; Người dân cứ đổ ra đường như trẩy hội mùa hoa. Hàng vạn bóng điện hạt tiêu kết tủa đủ dạng như tấm thảm nhung treo dọc hai bên phố. Công nghệ điện tử làm cho ánh sáng đèn điện chảy xuống từng cơn nhiều dạng đẹp mắt. Hồ Tây ẩn hiện cổng chùa Trấn Quốc nằm khuất giữa cái nhộn nhịp; hồ Trúc Bạch và các công viên không còn khoảng trống của ngày thường. Hồ Gươm và công viên Đức Lý Thái Tổ trang trí sặc sỡ; nhiều sân khấu lộ thiên trình diễn các tiết mục phục vụ quần chúng. Ra khỏi Thủ đô mới thấy được không khí mát dịu vì không còn tắt đường.
Khác với đêm 30, sáng mồng một quần chúng đổ về hồ gươm và lễ đài chính ở tượng Thánh vương Lý Thái Tổ, không đông lắm, có lẽ học sinh vẫn phải đến trường và công nhân viên chức chưa được nghỉ lễ! Phần lớn là thanh thiếu niên và những người từ các tỉnh thành đổ về. Các người lớn tại Hà Thành thản nhiên như một sự kiện thường nhật. Một ông chủ kiosque băng dĩa bảo: “chúng tôi ở đây có bao giờ qua đến cầu Thê húc hay bờ hồHoàn Kiếm, vi hằng ngày vẫn vậy thôi”; cũng thế, từ Giáp Bát, chúng tôi gọi xe ôm về lễ đài chính, bác tài xế hỏi: “ lễ đài ở đâu.”tôi ngạc nhiên về thái độ hờ hững của người dân lao động tại Hà Nội đối với ngày trọng đại như thế. Chả trách, từ 5 giờ sáng, bác tổ trưởng khu phố Tân Mai gọi bà con treo cờ mà hết ngày khai mạc lễ, khu phố vẫn im ắng như mọi ngày.Bác tổ trưởng đích thân đem cờ và cán tre leo lên treo từng nhà cho khu phố! Cả thế giới đều biết ngàn năm Thăng Long của Việt nam, các tỉnh thành đều nghe nói nhiều về chi phí cho cuộc lễ, nhưng dân Hà Nội, nhất là người lao động họ chỉ quan tâm đến thu nhập mỗi ngày, chiều về có gạo cho con ăn, có tiền để trang trãi nợ đời! cũng như Vesak 2008 và các sự kiện mang tầm vóc quốc tế diễn ra tại Thủ đô, trở thành sinh hoạt chính trị không liên qua đến họ, những sự kiện đó là bổn phận của nhà nước và những tổ chức liên hệ; Nhưng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long không thể như thế, vì đây là một niềm tự hào của dân tộc mà cha ông ta đã gầy dựng, nhà nước thực hiện tưởng nhớ tiền nhân thì quần chúng phải có bổn phận hưởng ứng như ngày giổ cha ông chúng ta.
Cuộc sống Hà Nội ngày nay lộ rõ nét giữa giai cấp giàu tiền và quần chúng sa cơ, đầu tắt mặt tối! Sự xô bồ ở bến xe Giáp Bát, dân chạy xe chỉ thấy có khách và quan tâm đến những khách sang trọng, lưu ý đến mặc cả có lợi phía nhà xe mà không cần biết khách đó về dự lễ hay xã hội đang có sự kiện trọng đại; họ cũng chẳng cần biết Lý Thái Tổ là ai; điều nầy quần chúng không có lỗi, nhưng cũng không phải nhà nước thiếu quảng bá, do cuộc sống quá chênh lệc mà người dân không hiểu nguyên nhân nào một số người phất lên nhanh đến thế, số đại gia Hà Nội nhiều hơn cả Sài gòn hiện nay; chính vì thế mà một số người cố vươn lên bằng những hành động phi pháp.
Số quan khách tham dự tại lễ đài chính, ngoài quan chức trung ương và một số tỉnh thành, một số doanh nghiệp thành đạt, khách mời nước ngoài, các sứ quán, người dân tham dự đứng vòng ngoài có cảnh sát cơ động canh gác cách xa tượng đài 500m. các ngã đường vào đều cấm xe lưu thông; Tuy lượng người tham dự sáng khai mạc không đông lắm, nhưng quanh bờ hồ Gươm cũng không còn chỗ để kẻ đến sau chứng kiến cụ Rùa nổi lên đón mừng đại lễ. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là điềm lành, tuy cụ rùa không được giấy mời mà vẫn tự nguyện trồi lên đúng lễ khai mạc.
Tờ bướm phát cho quần chúng theo dỏi chương trình suốt 10 ngày lễ, ngoài 5 sân khấu chung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm trình diễn nghệ thuật, triển lãm các hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, triển lãm thư pháp, còn có biểu diễn các mẫu áo dài dân tộc, biểu diễn võ thuật, biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long-Hà Nội, đua xe và bóng đá…Điều làm nhiều người ngạc nhiên là có ngày khai mạc nhưng không có ngày bế mạc; ngày cuối cùng là duyệt binh và đêm hội văn hóa nghệ thuật.
Một lễ hội mang tầm vóc quốc gia và truyền thống hào khí của cha ông là một điều cần thiết đê con cháu biết giữ gìn lãnh thổ biên cương, vì thế việc tốn kém là điều hiển nhiên, nhưng việc tốn kém cho bộ phim “ Đường đến thành Thăng Long” đem lại nhiều tai tiếng là việc đáng tiếc!
Sáng khai mạc, trời thật đẹp, không nắng gắt mà cũng chẳng mưa như những ngày trước đó, Quảng Trị, Huế và các tỉnh phía Nam lại tầm tả suốt ngày; Từ Ninh Bình, hai xe hoa mang tượng Thánh vương Lý Thái Tổ lúc còn mặc Long Bào và một tượng mang hình xuất gia, cố chạy nhanh về Thủ đô tham dự, nhưng trể mất ba tiếng. Tại Ninh Bình, kinh đô Hoa Lư cũng cờ xí tung bay; những ngọn núi trùng điệp, dựng đứng như khối đá biểu tượng hào khí địa linh, vẫn cón mang màu xanh của của rừng núi, thế mới biết tấm lòng, tầm nhìn chiến lược, và khí lực của một đế vương ngàn năm trước vượt núi băng rừng, phương tiện giao thông, vận chuyển chưa có, đã khai lập một đế đô tồn tại hàng ngàn năm sau. Ngàn năm trước chưa có phố phường sầm uất, ngàn năm sau nhà cửa dọc ngang; Vì sao Thánh vương có được tầm nhìn như thế để Hà Nội ngày nay là một thành phố có nhiều sông hồ tắm mát thủ đô! Và địa thế bao bọc kinh kỳ cho dân tộc vượng phát!
Một Thăng Long-Hà Nội đắc địa đã làm nền tảng văn hóa cho dân Hà Thành; Những cư dân chính thống Hà Nội có một nét đặc biệt tinh tế, lịch lãm trong cung cách giao tế ứng xử; Họ hiếu khách nhưng khách khó mà hiểu họ muốn gì; họ xởi lỡi nhưng không dễ hòa nhập, họ trau chuốt lời ăn tiếng nói nhưng khó mà bộc bạch tấm lòng cho ai hiểu; trước chiến tranh, Hà Nội có một nếp văn hóa ẩm thức sang trọng, nhưng giờ đây, một số người đã xem thịt cầy là văn hóa ẩm thực thực dụng một cách đau lòng! Thăng Long- Hà Nội cũng từng là trung tâm văn hóa chính trị sáng chói nhiều thế kỷ, từng tạo sự kính nể cho giặc phương Bắc, dẫu sao, Hà Nội đã đi vào sử sách làm nên truyền thống cho một dân tộc mà cháu con ngày nay cần ghi nhớ noi gương. Hà Nội ngày nay liệu có đủ khả năng làm nên ấn tượng đặc thù cho thế hệ con cháu của ngàn năm sau như cha ông chúng ta từng đã!!!
Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội ngày nay, dù đứng góc độ nào, kẻ chống đối xuyên tạc hay người ủng hộ, cũng đều không thể phủ nhận một sáng kiến làm nổi bậc tiền hiền mà ngàn năm qua bị bụi mờ lịch sử chôn vùi. Kỷ niệm nầy cũng sẽ đi vào lịch sử, khi mà màu đỏ của rừng cờ tung bay khắp nơi trên quê hương, tuy chưa đi vào tất cả lòng người dân Thủ đô hiện tại. Vẫn là rừng đỏ Thăng Long!
M.M
02.10.2010