Trang chủ Phật giáo khắp nơi Rơi lệ đại lễ cầu siêu nạn nhân TNGT

Rơi lệ đại lễ cầu siêu nạn nhân TNGT

179
0

Sáng ngày 10/11, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, hàng ngàn chư tăng, phật tử, người dân đã tham dự đại lễ cầu siêu tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông.

Tham dự đại lễ có Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Hòa thượng Thích  Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng hơn 5.000 tăng ni, phật tử, quần chúng nhân dân.

Chương trình do Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam và Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phối hợp thực hiện tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

 - 1

Hàng ngàn người dân tham dự đại lễ cầu siêu

 - 2

Đoàn đại biểu cùng các tăng ni tiến hành nghi lễ cầu siêu cho các nạn nhân xấu số  

 - 3

Cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân được siêu thoát

 - 4

Gần 5.000 tăng ni, phật tử cùng tham gia tưởng niệm

Ngay trong những giây phút đầu tiến hành nghi lễ tổ chức đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử nạn vì tai nạn giao thông, nhiều gia đình có nạn nhân tử nạn đã rơi lệ, xót xa.

 - 5

 Bộ trưởng Đinh La Thăng dâng hương tưởng niệm nạn nhân tử nạn vì tai nạn giao thông

Gia đình bà Nguyễn Thị Tiếp (52 tuổi) ở xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn (HN) là một trong số hàng trăm gia đình có con em bị tử vong do tai nạn giao thông. Khi đến đại lễ, bà không khỏi xót thương cho người con trai của mình. Ánh mắt đỏ hoe, bà Tiếp nghẹn ngào nói: “Đến lễ cầu siêu ngày hôm nay, tôi mong linh hồn con ở suối vàng được siêu thoát. Cháu tử nạn khi còn quá trẻ nên hàng đêm lương tâm tôi luôn cắn dứt, thương nhớ con trai”.

 - 6

Bà Nguyễn Thị Tiếp, một trong hàng ngàn người mẹ phải chịu cảnh mất con

Năm 2005, tai nạn giao thông bất ngờ ập đến khiến con trai bà Tiếp tử nạn khi tuổi đời vừa tròn 25. Sống trong day dứt suốt 5 năm liền, bà Tiếp cùng nhiều người thân trong gia đình luôn mang tâm trạng thương nhớ.

Bà Tiếp cho biết, đến với lễ cầu siêu hôm nay, ngoài việc cầu siêu cho người thân trong gia đình mình, bà cũng muốn chia sẻ mất mát, gánh nặng với những người thân của các nạn nhân. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để bà nhắc nhở mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân khi lưu thông trên đường.

 - 7

Gia đình của nhiều nạn nhân đã rơi lệ trong đại lễ cầu siêu

 - 8

Nhiều em nhỏ cũng mang tâm trạng rầu rĩ khi tưởng nhớ về các nạn nhân tử nạn

Cùng chung tâm trạng với bà Tiếp, nhiều người thân của các nạn nhân đến từ Thái Nguyên cũng mang ánh mắt đau đáu, tâm trạng rầu rĩ khi nghĩ về những nạn nhân xấu số.

Bà Hoàng Thị Dung (54 tuổi) ở xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: Gia đình bà cũng phải chịu chung nỗi đau khi có người thân mất vì tai nạn giao thông. Nghe tin đại lễ cầu siêu, bà đã chủ động xin đi cùng đoàn với mong muốn cầu cho linh hồn các nạn nhân được siêu thoát ở nơi địa ngục tăm tối.

Theo bà Dung, ở quê bà là vùng dân tộc thiểu số, có rất nhiều người hành nghề mê tín dị đoạn. Do đó, qua đại lễ cầu siêu bà không chỉ hiểu được ý nghĩa thiết thực của buổi đại lễ mà qua đó bà cũng loại bỏ được nhiều thủ tục tâm linh ở quê nhà.

 - 9

Nhiều cụ già đến tham dự đại lễ

Cùng với việc chia sẻ, nhấn mạnh vấn đề an toàn giao thông cho mọi người, mọi nhà, phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói: Ở Việt Nam mỗi ngày có hơn 30 người chết cùng hàng trăm người bị thương do tai nạn giao thông. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam phải gánh chịu mất mát, đau thương.

“Tôi xin chia sẻ với gia đình có nạn nhân mất vì tai nạn giao thông, mong rằng các gia đình nén đau thương mất mát, sớm vượt qua những khó khăn trước mắt để tiếp tục xây dựng cuộc sống. Đồng thời tôi kêu gọi các cơ quan, đơn vị, cá nhân hãy nâng cao ý thức khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân mình cũng như cho xã hội”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

(Khampha.vn)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here