Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo trong nước Quốc sư Phước Huệ (1869 – 1945)

Quốc sư Phước Huệ (1869 – 1945)

139
0

Chỉ vì uy tín lớn lao của Ngài được thế gian phong tặng mỹ hiệu Phật Pháp Thiên Lý Câu từ năm 1882 có nghĩa là “con ngựa tinh thông phật pháp và ngoại điển chạy được ngăm dặm dài”; cho nên Ngài không thể chối từ lời mời cung thỉnh vào Nội thuyết pháp. Âm vang và uy tín lớn lao của Ngài ở chốn Kỉnh sư và cả nước khiến cho Triều đình Huế đã tôn Phong Ngài là QUỐC SƯ PHƯỚC HUỆ. Ngài bác thông kinh luận tam tạng giáo điển và kể cả Bách gia Chư tử, kinh điển Nho gia, chuyên trách giảng sách cho vua nghe và các đại thần tham dự. Biển học mênh mông, vua quan cũng phải học, phải nghe.

Năm Kỷ Tỵ, ngài 61 tuổi; Hòa thượng Giác Tiên mở Phật học đường tại chùa Trúc Lâm – Huế, đã cung thỉnh ngài Phước Huệ chủ giảng. Cuối năm giáp Tuất, 1934 Thiền Sư Giáo Tiên mở một lớp Đại học Phật giáo tại Tổ đình Trúc Lâm và một lớp Trung cấp Phật học tại chùa Tường Vân, Quốc Sư PHƯỚC HUỆ giữ chức Đốc giáo phụ trách giảng dạy.

Năm 1937, Tăng Cang chùa Thập Pháp là Thiền sư Vạn Thành viên tịch, buộc lòng Ngài phải ngậm ngùi từ giả Kinh đô Huế trở về Tổ đình lo hiếu sự – sau lê tang, ngài được cung cử giữ chức Tăng Cang kế vị chùa Thập Tháp cho đến ngày tốt tháng giêng của năm Ất Dậu, 1945 thì viên tịch.

Quốc sư Phước Huệ đã để lại nhiều ấn tượng sâu trong lòng dân xứ Thuận Hóa xưa. Chùa Phủ Tuy Lý ở phường Vỹ Dạ đã vì đó mà lấy Hiệu của Tổ sư đặt tên chùa là Phước Huệ. Và tại quê nhà Thập Tháp, xứ dừa Bình Định đã là đất phát sinh nhiều Tăng tài đã lấy pháp hiệu của Quốc Sư đặt tên cho một Phật học viện thành lập năm 1970 với tên gọi Phật học viện Phước Huệ.

Thật đúng như lời đề thở của Hòa Thượng Trí Hải tại tháp của Ngài Phước Huệ tại c hùa Thập Tháp – Bình Định năm xưa Ất Dậu, 1945:

Nguy nhiên nhất cao tháp
Độc tọa Đồ Bàn đông
Ngoại thị hữu vi trướng
Trung tàng vô tướng ông

Tạm dịch:

Cao thay một ngọn tháp
Độc chiếm đông Đồ Bàn
Ngoài bày hữu vi tướng
Trong ẩn vô tướng Ông

Và người dân Thuận Hóa – Phú Xuân Huế đã gọi Quốc Sư là ngài Thập Tháp thay vì gọi Pháp Hiệu uy danh mà vô tướng của ngài giữa lòng thế tục.

Huế, ngày 10 tháng hai năm Canh Dần
L.Q.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here