Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Quảng Trị: Đại trùng tu tháp Tổ Sư Chí Khả

Quảng Trị: Đại trùng tu tháp Tổ Sư Chí Khả

159
0

Sau 10 năm học đạo với Tổ Liễu Quán, đến năm 1733 (Quý Sửu) Ngài  được Tổ Liễu Quán cho thọ cụ túc giới rồi “hạ sơn” đi vân du hoá đạo khắp đó đây. Ngài  đến địa phận làng Ái Tử ở nơi vùng đất toạ thế như voi nằm Ngài  quyết định dựng tích trượng lập am và đặt tên là Tịnh Độ Am (khoảng năm 1735) và từ đó ngôi Tịnh Độ Am quanh năm vang vọng tiếng chuông tiếng mõ, danh vang đến Phủ chúa sau được ban sắc “Sắc tứ Tịnh Quang Tự và tên hiệu chùa tồn tại và phát triển cho đến bây giờ.

Tương truyền, sinh thời Tổ Chí Khả là vị Thiền sư chuyên trì tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, mỗi lần tụng đến phẩm Dược Vương, thuật chuyện Bồ tát Dược Vương đốt một cánh tay để cúng dường chư Phật thì lòng Ngài  cảm khái vô cùng. Nên vào năm 34 tuổi (đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, khoảng năm Giáp Tý 1744), Ngài  phát nguyện thiêu thân thể hiện hùng tâm vô uý, hoằng nguyện cúng dường chư Phật mười phương.

Ngôi bảo tháp cũ nay đã nằm trọn vẹn trong ngôi tháp mới

Tro cốt của Ngài  được an táng tại một khu đất cách Tịnh Độ Am chừng 500m về hướng Bắc và xây bảo tháp để tôn thờ. Tháp của Ngài  được xây y hệt như kiểu tháp của Tổ Liễu Quán trên núi Thiên Thai (Huế) gồm có hai phần: Phần la thành được xây bằng đá dày khoảng 60cm, cao khoảng 1,2m; không có nhà bia và không có bia đá, chỉ có bức bình phong chắn phía trức, cũng không có cổng tháp mà chỉ có hai trụ đá tạo thành lối vào. Thân tháp có 7 tầng, trên các tầng tháp có mái láng bằng xi măng cách điệu như những ngọn lá sen chồng lên nhau rất mềm mại, trên cùng đỉnh tháp là một búp sen hé nở. Đây là một kiểu kiến trúc tháp tổ rất đặc trưng của Phật giáo miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế-Quảng Trị nói riêng.

Qua quá trình tồn tại, ngôi bảo tháp chịu ảnh hưỡng nặng nề bởi các cuộc chiến tranh ác liệt và mưa gió dập vùi, trâu bò chà đạp nên đã xuống cấp. Toàn bộ la thành của bảo tháp đã hư hại nặng nề, vôi đá trụt lở rất nhiều, thân tháp thì rêu phong vôi hoá loang lổ…Thêm vào đó, thời gian gần đây người dân đã lấn chiếm để chôn cất và xây dựng mồ mả một cách loạn xạ cạnh kề với ngôi bảo tháp rất nhiều cùng với mối đe doạ người dân lấn chiếm đất để xây dựng nhà ở đang tiến đến rất gần. Trước nguy cơ đó, Tăng, Ni, Phật tử đồng hương Quảng Trị và Hoà thượng Thích Trí Hải, đương vị Trú Trì Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang đã quyết định đại trùng tu ngôi bảo tháp đáp ứng nguyện ước bấy lâu nay của hàng ngàn Tăng, Ni và Phật tử Quảng Trị khắp nơi trong và ngoài nước.

Toàn cảnh ngôi tháp mới từ cổng vào 4 trụ biểu và bảo tháp cao hơn 10m

Ngôi bảo tháp mới sẽ không làm ảnh hưởng cũng như “động” đến ngôi tháp cũ bằng cách xây một ngôi tháp mới hoàn toàn, to và cao khoảng hơn 10m bao trùm nguyên ngôi tháp cũ bên trong. Khuôn viên tháp được mở rộng lên rất nhiều nên quan sát sơ bộ ngôi bảo tháp mới sẽ rất “thoáng” phù hợp với không gian thông thoáng rộng rải mà ngôi tháp toạ lạc.

Ngôi tháp mới đang được khẩn trương xây dựng, đến nay các đội thợ đang thi công phần la thành bằng đá bề dày, chiều cao được giữ nguyên chỉ mở rộng ra; ngôi bảo tháp như đã nói cao khoảng 10m, cốt xây bằng bê tông và gạch chia khoảng cách thành 7 tầng, các mặt tháp ốp đá; phần sân trong và sân ngoài nền lát gạch có diện tích khá rộng có thể làm nơi đứng hành lễ tưởng niệm cho khoảng vài trăm người; một nhà bia được thiết kế có cổ lầu, nằm ngay trước tháp; 4 trụ biểu cao tương đương ngôi tháp cốt bê tông ốp đá lát, và một chiếc cổng tháp làm lối đi vào…Theo chủ thầu xây dựng cho biết tổng kinh phí dự trù trên dưới 1tỷ đồng. Thời gian thi công dự kiến trong vòng 6 tháng, sẽ cơ bản hoàn thành trước ngày 18/2/Canh Dần (2010) để tổ chức lễ nhiễu tháp trong kỳ lễ hội giổ tổ.

La thành xây bằng đá

Hiện nay ngôi bảo tháp đang trong quá trình xây dựng (phần cốt của tầng 3) nên chưa định hình được hình dáng ngôi bảo tháp sẽ như thế nào, nhưng theo các nhóm thợ đang thi công thuyết minh thì rất hy vọng khi hoàn thành ngôi bảo tháp mới vẫn giữ được nét truyền thống của lối kiến trúc tháp tổ xưa…

T.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here