Trang chủ Vấn đề hôm nay Quan điểm chiến đấu trong Phật giáo

Quan điểm chiến đấu trong Phật giáo

167
0

Chúng sinh điên đảo, thường ‘lấy tà làm chánh, lấy ác làm thiện’, nếu như các vị tướng trong các cuộc chiến ác liệt như Vi-đà (Skanda), Tăng-già-lam (Samgharama) không đại diện chính nghĩa, lấy vũ lực duy trì hòa bình thế gian, thì bách tánh lương thiện không thể nào an cư lạc nghiệp. Nhân gian là chốn trần gian lẫn lộn nửa ma nửa Phật, sứ giả quang minh chính đại thường phải đi cùng với bài ca khải hoàn thắng lợi mới có thể đến bến bờ được. Giống như ngày hôm nay, hội nghị thưởng đỉnh (cấp cao) các nước trên thế giới, nếu không có sự ủng hộ sức mạnh quốc phòng mạnh mẽ, thì không tranh thủ được các cuộc đàm phán hòa bình; nhân viên quân cảnh (quân nhân và cảnh sát) gìn giữ và bảo vệ trị an, nếu không có ý thức sứ mệnh chính nghĩa mạnh mẽ, cũng như vũ khí chiến thuật hoàn hảo tinh vi, thì không có điều kiện để trừng trị người xấu, bắt tóm kẻ ác, hàng phục thế lực hung dữ.

Tuy nhiên, cuộc chiến vũ lực giữa địch với ta, rốt cuộc không phải là con đường cứu cánh. Dũng mạnh thiện chiến như Alexander Đại đế (356-323 TCN) Hy Lạp, chinh phục lãnh thổ rộng lớn, sau khi từ giã cõi đời, những cận tướng của ông ngay sau đó đã tranh giành gây chiến với nhau, chia cắt đế quốc. Một ví dụ khác nữa là Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) của đế quốc triều Nguyên Mông Cổ, gần như bất cứ chỗ nào mà chiến quân của ông ta bước tới là chỗ đó máu chảy thành sông, nhưng chiến tích nay đâu được yên ổn? Các nước lại thảo phạt lẫn nhau, khó tránh khỏi cộng nghiệp ràng buộc, oan oan tương báo (trả thù qua lại hoài không có điểm ngừng), sinh linh lâm vào cảnh khốn khổ lầm than mà thôi. Vì vậy, trong kinh Phật bản hạnh tập nói: “Nếu người khéo biết chiến đấu, một mình có thể hàng phục được trăm vạn người; nay nếu có thể hàng phục tự tâm mình, thì mới gọi là người chiến đấu thật sự của thế gian này.[1] Trước đây vua A Dục (Asoka) thống nhất Ấn Độ, thời kỳ đầu đánh Đông dẹp Bắc, tất cả cuộc chiến đều thắng lợi hoàn toàn; khi đi thần phục khắp nơi, thì lại không giành được lòng dân bách tánh. Còn như sự hóa độ của Cao tăng Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Maudgaliputra Tisya) thì lại khác, sau khi một lòng tin tưởng Phật giáo, sự nghiệp biến đổi rất lớn, đức độ lan xa, vì thế được ngợi khen là ‘Luân vương hóa thế[2].

Với Phật giáo, sự hiện bày của sức chiến đấu, bên trong thì là khai phá, mở mang chiều sâu của ‘nguyện lớn từ bi’ (bi tâm đại nguyện); bên ngoài thì là nhân rộng tinh thần ‘kiên nghị bất khuất’. Trong đó, những bậc có thể đại diện cho sự dũng mãnh không sợ hãi, như Ngài Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) dùng uy lực thần thông hàng phục ma vương, quỷ dữ; Xá Lợi Phất (Sariputra) dùng khả năng tài hùng biện sâu sắc làm cho Lục sư ngoại đạo[3] cảm phục; Phú Lâu Na (Purna) tự nguyện dấn thân vào cõi man rợ, dùng sức chịu đựng dẫn dắt từng bước chuyển hóa những kẻ ngu muội; Đại Ca Diếp/ Maha Ca Diếp (Mahakasyapa) triệu tập năm trăm vị A-la-hán (arhat) kết tập (thu thập) kinh luật, đề phòng Chánh pháp mai một. Trên đây đều là sự triển hiện khác nhau về sức chiến đấu trong Phật giáo.

Cuộc chiến tranh gian nan nhất trong cõi đời này, không phải là sự đối đầu thế trận giữa địch với ta, mà là ở chỗ cuộc chiến giữa Phật và quỷ đang diễn ra trong nội tâm. Vì vậy kinh Tứ thập nhị chương mô tả người tu hành, như là một dũng sĩ khoắc chiến giáp xong trận tác chiến với hàng trăm hàng vạn ma quân, kẻ tâm tính hèn nhát, phần lớn đều bỏ cuộc nửa chừng, chỉ có những người có nguyện lực kiên trì mới có thể đạt tới chiến thắng cuối cùng. Với người tu hành cần có các ‘chiến lược’ sau đây:

1. Lấy chính kiến và trì giới làm nón giáp sắt: Nón giáp sắt hữu hình có thể chống lại kẻ thù cường bạo, bảo vệ tự thân; nón giáo sắt chánh kiến có thể ngăn chặn sự cám dỗ, xa rời ba độc tham-sân-si. Kinh A-nan vấn sự Phật cát hung nói rằng: “Người có giới đức, thì được đạo đức bảo vệ mạnh mẽ, sai khiến chư thiên, trời rồng quỷ thần đều kính phục.”[4] Vì vậy, trước hết cần có ‘chánh kiến’, mới có thể bước đến chánh đạo được; đã có cái nhìn nhân sinh đúng đắn rồi, còn phải gìn giữ giới luật và nỗ lực thực hành nữa, mới có khả năng có được cuộc sống hoàn hảo.

2. Lấy trí tuệ và phương tiện làm dao nhọn tên bắn: Kinh Đại thừa lý thú lục Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Mahayananayasat paramita sutra) nói: “An trú không lay chuyển, giống như kim cang chắc bền; lấy trí tuệ làm tên bắn, phá nát giặc phiền não, cắt đứt quân sinh tử, đập vỡ lũ ác ma, gánh vác tất cả, khiến hết thảy chúng sinh đều được giải thoát.[5] Bồ-tát Văn Thù (Manjusri) đệ nhất trí tuệ, tay cầm bảo kiếm, tức là tượng trưng cho việc lấy kiếm trí tuệ chặt đứt ma quân phiền não. Vì vậy, kinh Phật di giáo nói: “Nếu có trí tuệ, thì không tham đắm, thường tự soi xét, chẳng để có sai sót, như vậy thì ở trong ngã pháp có thể được giải thoát.”[6] Cho nên, có trí tuệ mới có khả năng chặt đứt mọi gai gốc của phiền não, xây dựng cung điện của tâm linh.

3. Lấy tinh tiến và dũng mãnh làm sức mạnh: Kinh Đại thừa lý thú lục Bát-nhã ba-la-mật-đa (Mahayananayasat – paramita sutra) nói: “Lúc cầu Bồ-đề (Bodhi), mặc áo giáp tinh tiến, coi thề nguyện lớn như là cây gậy, ngày đêm chuyên cần, tăng thêm công đức, giống như vầng trăng mới nhô lên, dần dần đầy đặn.”[7] Bất kỳ việc gì, nếu có thể tinh tiến dũng mãnh, không sợ hãi thối lui, thì chắc chắn có thể khắc phục khó khăn trở ngại, đạt được quả vị Phật.

4. Lấy đại nguyện từ bi và nhẫn nhục làm chiến thuật: Kinh Nhẫn nhục nói: “Lòng nhẫn nhục làm việc từ bi, thì đời đời không có oán hận, trong lòng thản nhiên, suốt đời không bị độc hại.[8] Lại nói: “Nhẫn là thần khải (giáp sắt của thần), không cần thêm nhà binh; nhẫn là con thuyền lớn, có thể vượt qua gian nan; nhẫn là toa thuốc hay, có thể cứu vớt nhiều mạng sống.[9] Nhẫn, có đủ sức mạnh lớn, có thể thành tựu (đạt được) hết thảy công đức của thế gian. 

Đối với một quốc vương cai quản (quản lý) cả hàng vạn dân, Đức Phật cũng có năm điểm gợi ý: “Thứ nhất, người quản lý dẫn dắt toàn dân, không được lạm dụng làm trái pháp luật; thứ hai, nuôi dạy tướng sĩ, tùy theo tình hình mà khen ngợi giúp đỡ; thứ ba, chánh niệm tu tập nghiệp gốc, phước đức tuyệt vời; thứ tư, cần phải chân thành khuyên bảo, không bị những lời gièm pha làm xích mích; thứ năm, hạn dục chế tham, tâm không buông thả.[10] Chính là vị vua trị quốc nhân từ, văn võ song toàn, có như vậy thì mới có thể không có kẻ địch lân bang.

5. Lấy giới, định và tuệ làm thống soái (chỉ huy): Kinh Duy Ma Cật (Vimalakirti-nirdesa) nói: “Vì muốn cứu người, cho nên đã khéo dùng phương tiện, ở nước Tỳ-xá-ly (Vaisali). Ngài dùng của cải vô số, nhằm giúp đỡ cho những người nghèo khổ; giữ giới thanh tịnh, để dẫn dắt những người phá giới; dùng nhẫn nhục để điều phục những người nóng giận; dùng sự cần mẫn, để nhiếp phục những người lười biếng; dùng sự chuyên tâm tĩnh tọa, để chế ngự những loạn động; dùng trí tuệ, để quét sạch mê muội. [11]

Giới như nguồn nước trong sạch, có thể gội rửa những vết nhơ bẩn trong ‘đất tâm’ của mỗi chúng ta; định như chuỗi ngọc, có thể trang nghiêm thân tâm của chúng ta; tuệ như ngọn đèn sáng tỏ, có thể soi chiếu con đường phía trước của chúng ta. Coi giới học, định học và tuệ học như là vị thống soái chiến đấu giữa chúng ta với phiền não, có thể hàng phục ma quân, có thể đạt được thánh tài[12] vô cùng tận.

6. Lấy tám loại Chánh đạo làm đạo quân lớn: Bát chánh đạo, còn gọi là Bát thánh đạo (Phạn ngữ: Aryastangik-marga), là con đường xa rời bể khổ đạt được an lạc, là lộ trình chuyển phàm thành thánh. Chánh kiến (correct view), nhân duyên quả báo, thiện ác nghiệp lực, vô thường khổ không; chánh tư (correct thought), hỷ xả, từ ái, trí tuệ khéo léo, kết duyên; ngôn ngữ thành thật, uyển chuyển, ái ngữ, thiện ngữ; che chở sinh mạng không sát hại, bố thí không tham lam, giữ giới không dâm dật, tích phước góp của; dấn thân vào cuộc sống kinh tế hợp lý; tăng thêm bi trí, cắt đứt tham sân; xem Tứ niệm trụ[13] như là chỗ an trụ thân tâm; dùng chánh định (right concentration) kiến tính ngộ đạo, gợi mở trí tuệ Bát-nhã (prajna). Nương vào giới sinh định làm thống soái, lãnh đạo đại quân Bát chánh đạo, là thành lũy kiên cố phòng thủ lục tặc[14] của chúng ta, cũng là đại quân hùng dũng đánh thắng Ba-tuần[15].

Đức Phật – vị đạo sư của trời người, chính là đấu sĩ vĩ đại của thế gian, có thể ở trong ngũ trược[16] ác thế[17]hàng phục các loại ma quỷ bên trong lẫn bên ngoài, để thành tựu Phật đạo. Trải qua 49 năm ròng rã, xây dựng Tăng đoàn hòa hợp, phái sứ giả pháp âm (âm thanh thuyết pháp), đem đại pháp quang minh giải thoát truyền bá mười sáu nước lớn trên khắp mọi miền Ấn Độ. Về mặt tư tưởng, đã phá vỡ tà thuyết phi cứu cánh, phi giải thoát của Lục sư ngoại đạo lúc bấy giờ; về mặt tổ chức xã hội, loại bỏ chế độ giai cấp tứ tánh[18] đã ăn sâu bám rễ vào xã hội Ấn Độ cổ đại, giải thoát các vướng mắc, trói buộc của loài người. Vì vậy, Đức Phật cũng là nhà cách mạng xã hội thành công đầu tiên trong lịch sử, một đời phấn đấu vì lý tưởng từ bi hòa bình. Ông Tôn Trung Sơn từng có một di ngôn ‘hòa bình, phấn đấu, cứu Trung Quốc’ được lưu truyền đến nay, còn Đức Phật từ xa xưa thì đã là tấm gương mẫu mực ‘Bồ-đề, tinh tánh, độ chúng sinh’ được truyền thừa thiên cổ.

Tổng hợp tất cả những trình bày trên đây, cho ta một cái nhìn khá hoàn chỉnh về quan điểm chiến đầu trong Phật giáo, cho rằng loài người tồn tại trong thế gian này, cần phải có ý chí chiến đấu mạnh mẽ, dũng cảm vượt qua những thử thách như vô minh, lười biếng, cố chấp đến từ nội tâm, nâng cao cảnh giới tâm linh. Hãy để cuộc sống của mỗi ngày đều có thêm tiến bộ mới, trưởng thành mới! Đây mới là giá trị cao nhất của nhân sinh. Với hình thái sinh mệnh chỉnh thể của loài người, ngoài sự quan tâm đối với khoa học vật chất ra, về phương diện nghiên cứu khoa học tâm linh, các nước trên thế giới nên cùng nhau phối hợp tăng cường hơn nữa, để mang lợi ích đến cho tất cả chúng sinh.

(Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, NXB.Từ Thư Thượng Hải, tr.114-117)


[1]       鬥,獨      人,今      心,是      士。《佛    經》. (Nhược nhân thiện xảo giải chiến đấu, độc tự phục đắc bách vạn nhân, kim nhược năng phục tự kỷ tâm, thị danh thế gian chân đấu sĩ).

[2] Tức là Chuyển luân thánh vương, gọi tắt là Luân vương, là từ dịch ý của tiếng Phạn cakravartirajan, nghĩa là người chủ của bánh xe báu xoay chuyển. Luân vương có bảy món báu đặc biệt mà tất cả mọi người không ai có: bánh xe báu, voi trắng báu, ngựa xanh báu, thần châu báu, ngọc nữ báu, quản kho báu, và tướng quân báu. Vua có bốn đức lớn, không ai sánh bằng: sống lâu, không tật bệnh, tướng mạo đoan trang, và kho đầy của báu. Quốc độ của vua giàu có, nhân dân khắp nơi đều sống trong cảnh thái bình an lạc. Vua thống quản cả bốn châu lớn chung quanh núi Tu-di, dùng Chánh pháp để trị đời. Truyền thuyết về sự xuất hiện của Chuyển luân thánh vương rất được thịnh hành trong thời Phật tại thế. Nhiều kinh luận đã đề cập tới Chuyển luân thánh vương, và nhiều chỗ còn so sánh vị vua này với Đức Phật. Luận Đại trí độ nói: Phật chuyển pháp luân cũng giống như Luân vương chuyển bảo luân… Luân vương vận chuyển bánh xe báu đi giữa hưkhông vô ngại, Phật vận chuyển xe pháp đi giữa thế gian vô ngại. Người thấy được bánh xe báu, các tai nạn, độc hại đều tiêu diệt; người gặp được bánh xe pháp, tất cả phiền não, tà kiến đều tan biến… Luận ấy lại nói: Luân vương chưa dứt sạch mọi phiền não; Phật đã xa lìa vĩnh viễn mọi phiền não… Bánh xe báu là vật giả tạm; bánh xe pháp là chân thật. Bánh xe báu là nơi đầy kiết sử, vui với năm dục; bánh xe pháp là nơi không có kiết sử, vui niềm pháp lạc… Nhiều chỗ còn so sánh các Luân vương với các giai vị của Bồ-tát hạnh, như: Thiết luân vương tương đương với hàng Thập tín; Đồng luân vương tương đương với hàng Thập trụ; Ngân luân vương tương đương với hàng Thập hạnh; Kim luân vương tươngđương với hàng Thập hồi hướng. Có chỗ nói Luân vương gồm ba loại: Vua A Dục chẳng hạn, là Quân (quân binh) luân vương; bốn vị Kim, Ngân, Đồng và Thiết luân vương là Tài (của cải) luân vương; và Đức Phật là Pháp luân vương. (Xem tại: http://old.quangduc.com/file_chinh/view-detail-1186-142-5-giao_trinh.html , ngày 27/11/2014).

[3] Lục sư ngoại đạo (   ), cũng được gọi lại là Ngoại đạo lục sư (   ), là sáu vị luận sư lớn chủ trương lý thuyết trái với Phật pháp ở miền Trung Ấn vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni):

1.      San Xà Da Tỳ La Chi Tử (     /Sanjaya Belatthiputta): chủ trương chủ nghĩa hoài nghi;

2.      A Kỳ Đa Sí Xá Khâm Bà La (       /Ajita Kesakambala): chủ trương duy vật luận;

3.      Mạt Già Lê Câu Xá Lê (     /Makkhali Gosala): chủ trương thuyết định mệnh;

4.      Phú Lan Na Ca Diếp (    /Purana Kassapa): phủ nhận giá trị chân thật của thiện ác, do vậy không quý trọngđạo đức;

5.      Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên (      /Pakudha Kaccayana): giải thích sự hiện hữu của thế giới thông qua 7 yếu tố cơ bản;

6.      Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử (     /Nigantha Nataputta): người sáng lập Kỳ-na giáo, theo chủ thuyết tương đối.

Xem t  i: 1. http://cidian.foyuan.net ; 2. http://vi.wikipedia.org, ngày 14/11/2014.

[4]    人,道   強,役 使  天,天       服。《阿       經》.

  Giới đức chi nhân, đạo hộ vi cường, dịch sử chư thiên, thiên long quỷ thần vô bất kính phục.

[5]    動,猶   剛;以   箭,斬   賊,破   軍,摧   怨,荷   切,令      脫。《大      羅蜜  經》. (An trú bất động, do nhược kim cang; dĩ trí tuệ tiễn, trảm phiền não tặc, phá sinh tử quân, thôi phục ma oán, hàphụ nhất thiết, lệnh chư chúng sinh giai đắc giải thoát).

[6]    慧,則   著,常   察,不   失,是         脫。《佛   經》(Nhược hữu trí tuệ, tắc vô tham trước, thường tự tỉnh sát, bất lệnh hữu thất, thị tắc ư ngã pháp trung năng đắc giải thoát).

[7]    時,擐   甲,以       杖,日   勤,增   德,猶       滿。《大  理趣      經》(Cầu Bồ-đề thời, hoàn tinh tiến giáp, dĩ đại thệ nguyện nhi vi khí trượng, nhật dạ tinh cần, tăng trưởng công đức, do sơbạch nguyệt tiệm tiệm viên mãn).

[8]    慈,世   怨,中   然,終   害。《忍  經》. (Hoài nhẫn hành từ, thế thế vô oán, trung tâm điềm nhiên, chung vô độc hại).

[9]    鎧,眾   加;忍   舟,可   難;忍   藥,能   命。《忍  經》. (Nhẫn vi thần khải, chúng binh bất gia nhẫn vi đại châu, khả dĩ độ nan; nhẫn vi lương dược, năng tế chúng mạng).

[10]  者、領   民,無   濫;二 者、養   士,隨   與;三 者、念   業,福   絕;四 者、當   諫,無   言;五者、少   貪,心   逸。(Nhất giả, lĩnh lý vạn dân, vô hữu uổng lạm; nhị giả, dưỡng dục tướng sĩ, tùy thời bẩm dữ; tam giả, niệm tu bản nghiệp, phước đức vô tuyệt; tứ giả, đương tín trung gián, vô thọ sàm ngôn; ngũ giả, thiếu dục giới tham, tâm bất phóng dật).

[11]    故,以   便,居   離。資   量,攝   民;奉   淨,攝   禁;以  調 行,攝  恚怒;以   進,攝 諸懈 怠;一   寂,攝   意;以   慧,攝   智。《維  經》(Dục độ nhân cố, dĩ thiện phương tiện, cư Tỳ-xá-ly. Tư tài vô lượng, nhiếp chư bần dân; phụng giới thanh tịnh, nhiếp chư hủy cấm; dĩ nhẫn điều hành, nhiếp chư huệ nộ; dĩ đại tinh tiến, nhiếp chư giải đãi; nhất tâm thiền tịch, nhiếp chư loạn ý; dĩ quyết định tuệ, nhiếp chư vô trí).

[12] Tức tài sản của bậc thánh. Kinh Đại Bảo Tích nói: “Các pháp tín, giới, văn, tàm, quý, xả, tuệ” được gọi là thánh tài. Chúng sinh sở dĩ còn được xếp vào diện nghèo nàn, là bởi vì chưa đạt được những thứ đó.” (Bản điện tử: Phật học thường kiến hối)

[13] Còn gọi là Tứ niệm xứ (catvari smrty-upasthanani). Tức là thân niệm trụ, niệm thân bất tịnh; thọ niệm trụ, niệm thọ làkhổ; tâm niệm trụ, niệm tâm vô thường; pháp niệm trụ, niệm pháp vô ngã. (Phật học từ điển)

[14] Chỉ cho sáu tên giặc, ở đây chỉ lục cảnh hay lục trần, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Lục trần này có thể làm mêhoặc con người, cản trở tầm nhìn của trí tuệ của con người, nên ví von là lục tặc. (Phật học đại từ điển)

[15] Tên tiếng Phạn là Papiyas. Ba-tuần, thiên ma, chỉ ma vương ở trời thứ sáu của cõi dục (trời Tha hóa tự tại), thường quấy nhiễu việc tu hành của Thích tôn. Chư Phật xuống trần gian cát bụi này, thường có ma ấy đồng thời xuất hiện để cản trợ, gây khó khăn cho việc tu hành thành đạo; với lại, ma cũng có nhiều loại khác nhau. Ba-tuần là ma vương lúc Phật Thích Ca xuất thế, có vô số quyến thuộc, thường ngăn cản Phật đạo.

[16] Năm loại vẩn đục, ý chỉ trần gian. Phạn ngữ là panca kasayah, hay còn gọi là ngũ hỗn ( ), chỉ kiếp trược (kalpa -kasaya), kiến trược (drsti-kasaya), phiền não trược (klesa -kasaya), chúng sinh trược (sattva -kasaya), và mạng trược (ayu -kasaya). (Phật học đại từ điển)

[17] Tức là cõi đời nhơ ác. Lúc này phiền não, tà kiến hưng thịnh, mà mạng người thì ngắn ngủi, khổ nhiều vui ít. Từ này thường đi đôi với thuật ngữ ngũ trược ở chú thích (16).

[18] Phạn ngữ catvaro varnah, còn gọi là tứ tánh Tây Vực. Ở đây chỉ bốn giai cấp xã hội của Ấn Độ cổ, gồm: Bà-la-môn (brahmana), Sát-đế-lợi (ksatriya), Phệ-xá (vaisya), và Thủ-đa-la (sudra). (Phật học đại từ điển)

www.hoangphaphanoi.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here