Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Phật Viện Đồng Dương: Trùng tu trên giấy

Phật Viện Đồng Dương: Trùng tu trên giấy

194
0
Phật viện Đồng Dương nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 65 km về phía Tây Nam. Là một trung tâm phật giáo lớn nhất Đông Nam Á theo kiến trúc Champa thế kỷ IV-VI do vua Indravarman II xây dựng năm 875. Qua thời gian, trải qua các cuộc chiến tranh xâm lược, Phật viện Đồng Dương nay chỉ còn một phật của tháp Sáng

Là người con của vùng đất Thăng Bình, tôi luôn tự hào được thừa hưởng những giá trị vật chất hay phi vật thể mà cha ông để lại, bên cạnh đó tôi luôn trăn trở, đau đáu một nỗi niềm với những giá trị, tiềm năng như vậy mà trông chờ mãi vẫn chưa thấy chính quyền cũng như cấp chức năng địa phương làm được gì để phát huy giá trị.

Trong khi Phật viện Đồng Dương, được Bộ Văn hóa Thông tin, Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam đánh giá cao về giá trị, nên năm 2011 đã mở một cuộc hội thảo khoa học lớn tại Thăng Bình, với nhiều nhà khoa học, tiến sĩ như: Hoàng Đạo Kính, Trương Quốc Bình, Ngô Văn Doanh..v.v.. Hội thảo tưởng như đã mở ra cho Đồng Dương một bước ngoặt mới, sức sống mới.

Tháp Sáng và công trình gia cố tháng 7/2012
Tháp Sáng và công trình gia cố tháng 7/2012

Tuy nhiên, qua 2 năm Đồng Dương chỉ thay đổi ở phần gia cố tháp Sáng, còn lại vẫn bỏ ngỏ với những hoạch định trên giấy.

“Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng, những kết quả của cuộc hội thảo khoa học này sẽ có những đóng góp thiết thực nhằm tôn vinh, bảo vệ và khai thác khu di tích Phật viện Đồng Dương nói riêng và kho tàng di sản văn hóa, những tài sản vô giá, những tài nguyên du lịch đặc biệt – cơ sở quan yếu của sự phát triển của Quảng Nam trong tương lai”- PGS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đã phát biểu như vậy tại Hội thảo. 

Tại Hội thảo, rất nhiều ý kiến đề xuất xoay quanh vấn đề: Với tư cách là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, khu phế tích Đồng Dương cần được quản lý bảo vệ theo luật định. Ngay khi lập hồ sơ để đề nghị Nhà nước xếp hạng, chính quyền và đại diện các tổ chức xã hội các cấp đã cam kết trách nhiệm quản lý, bảo vệ.

Do đó, cần quán triệt và tuân thủ những quy định của Luật Di sản văn hóa cùng những quy định việc quản lý và phân cấp quản lý các di tích và danh thắng ở Quảng Nam được xác định tại “Quy chế Quản lý di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành ngày 3/5/2006.

Thế nhưng, xem ra lần lượt các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cứ đến rồi đi, còn Đồng Dương mãi thế! 

Mong sao một ngày sớm nhất công trình khai quật, tái tạo sẽ được thực hiện dù đã hứa hẹn gần 2 năm… Để Phật viện Đồng Dương không còn khoác lên mình “cái danh di tích”. 

Phật viện Đồng Dương được công nhận di tích cấp quốc gia ngày 21/9/2000 do Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 16/2000/QĐ-VH. Nhưng cho đến nay qua 13 năm mà  di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ấy cũng chỉ là danh nghĩa trên văn bản, nhiều người ở Quảng Nam đã  nhận xét như vậy..

Nguyễn Luật (GD&TĐ)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here