Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Phật về trên nẻo đường quê

Phật về trên nẻo đường quê

123
0

Đi qua những vùng nông thôn Thừa Thiên Huế  người ta dể dàng bắt gặp không khí đón mừng Phật Đản của những người nông dân chơn chất. Trên những cánh đồng mênh mông đã được chuẩn bị chu đáo cho vụ mùa mới nhưng mọi người vẫn dành thời gian để sửa soạn cho Đại lễ Phật Đản.

Những thửa ruộng vào nước lấp xấp in hình cờ hoa lung linh làm cho không gian đồng quê thêm tươi vui, rực rỡ. Nhiều gia đình đang treo đèn kết hoa trước cổng nhà, những người khác đang lo trang hoàng lễ đài trong sân Niệm Phật đường. Những ngôi chùa có Thầy về trụ trì thì không khí có vẻ rồn ràng hơn, Phật tử mỗi người một tay họ góp phần làm cho ngôi chùa làng của mình thêm xinh đẹp.

Có đi vào những nẻo đường nông thôn mới cảm nhận hết ý nghĩa câu “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”. Ngoại trừ một vài khu vực của các tôn giáo bạn thì hầu như người nông dân nào cũng là Phật tử. Họ đến với Phật giáo tự nhiên như công việc đồng áng, như lễ tế tổ tiên mà xuân thu nhị kỳ họ thờ cúng. Không biết tự bao giờ mà thán từ “ Mô Phật !” được người dân sử dụng một cách tự nhiên trong câu chuyện hàng ngày nhưng chắc chắn nó phải được lưu truyền từ nhiều thế hệ . Xúc động biết bao khi bắt gặp hình ảnh 7 đóa sen hồng được thả trên một ao nước bên vệ đường. Không được chỉnh chu như 7 đóa sen trên sông Hương nhưng cái ao làng mang mùi ngai ngái của đất bùn, mùi hăng hắc của rạ mục lại làm cho 7 đóa sen hồng tỏa hương thơm rất lạ. Đó là mùi mồ hôi của cha trên những cánh đồng, mùi của mẹ phải cho con bú khi đang bận tay cột những bó môn, bó rau chuẩn bị cho phiên chợ. Hình như mùi hương mộc mạc, giản dị đó mang sức mạnh của cả một dân tộc.

Những con đường làng rợp bóng cây xanh được điểm xuyết những lồng đèn nhiều màu sắc cùng với những lá cờ Phật giáo rực rỡ tươi vui. Sắc màu thanh bình của mùa Phật Đản đã mang lại niềm an lạc cho mọi người, nó không còn mang biểu trưng của một tôn giáo mà đã trở thành nét văn hóa của người Việt.

N.V.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here