Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Phát hiện di vật quý ở Mông Cổ

Phát hiện di vật quý ở Mông Cổ

130
0

Người ta mới đào được nhiều thùng chứa các di vật Phật giáo trên sa mạc Gobi ở Mông Cổ, gần tu viện Khamaryn, cách thủ đô Ulan Bator chừng 500km về phía nam. 

Các di vật này là do người chăm sóc tu viện, Lama Tuduv, chôn xuống trước khi chính quyền Cộng sản Mông Cổ phá tu viện vào năm 1938. Tu viện Khamaryn được xây lại vào năm 1991 và hàng ngàn người Mông Cổ đã tới thăm.

Ban đầu, 64 hộp được giấu tại 17 địa điểm quanh Khamaryn. Trong đợt phát hiện mới này, người ta mất một tiếng để tìm ra hai thùng chôn cạnh nhau dưới 1m cát. Các hộp này nằm gần tu viện.

64 hộp chứa toàn bộ khoảng 1500 đồ của tu viện cũ, còn những thứ khác đã bị phá hủy. Cho tới nay, người ta đã tìm thấy 40 hộp, 24 hộp khác vẫn còn bị chôn vùi.

Altangerel Zundui, cháu của ông Lama Tuduv, hiện là người chăm sóc tu viện Khamaryn. Ông là người duy nhất biết địa điểm chính xác của các thùng chứa đồ. Trong ảnh, ông đang cầm một cuốn kinh thiêng liêng được bọc cẩn thận.

Hai hộp mới phát hiện gần đây có chứa các văn bản, tượng và các đồ thiêng liêng khác được dùng trong các nghi lễ Phật giáo. Trong ảnh là bức tượng có từ cách đây hai thế kỷ, được gói trong khăn lụa.

Rất nhiều di vật được các Phật tử coi là thiêng liêng và có thời thuộc về người sáng lập tu viện Khamaryn, Danzan Rabjaa. Ông thường được gọi là "vị thần và nhà thơ của Gobi".

Sau khi phát hiện ra, người ta đã dùng lạc đà để chở các di vật tới một tu viện gần đó. Đa phần các di vật được trưng bày tại Bảo tàng Danzan Rabjaa ở thị trấn Sainshand, ở phía đông sa mạc Gobi.

Theo BBC

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here