Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Phật giáo và văn hóa dân tộc

Phật giáo và văn hóa dân tộc

228
0

“Trang sử Phật 

Đồng thời là trang sử Việt, 

Trải bao độ hưng suy 

Có nguy mà chẳng mất….” 

                                      (Hồ Dzếnh) 

Đúng thế!  Đạo Phật truyền vào nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng Dân tộc trong mọi thời đại. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống văn hóa của dân tộc. Đạo Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử và văn hóa, đã  hòa nhập cùng với đời sống Dân tộc như nước với sữa, trở thành một  tôn giáo rất gần gũi, thân thương với Dân tộc và con người Việt Nam.                                     

Có thể nói, đây là sự hòa mình của Đạo Phật, là quá trình Đạo Phật dần dần được dân gian Việt Nam hóa, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội Việt Nam. Vì thế, minh họa sự kết nối “ Phật giáo và Văn hóa Dân tộc ” phải xem như là máu và thịt, là tim và óc trong một cơ thể của một con người.   

Ngay từ buổi mới du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã hòa quyện trong tư tưởng, hội nhập trong lòng xã hội của Dân tộc. Khi đất nước trãi qua ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo cùng chung số phận khổ nhục, đau thương, ẩn nhẫn, chịu đựng. Đến nữa Thế kỷ thứ X, khi Dân tộc vùng lên giành độc lập thì tức khắc Phật giáo đã cùng Dân tộc đồng hành xây dựng, phát triển quê hương. 

Tiếp đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần là thiên sử “Anh hùng ca” dài bốn trăm năm mươi năm, chẳng những chứng minh tinh thần độc lập, hào hùng, bất khuất của Dân tộc mà đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền Đạo pháp với Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, là điểm son, là dấu ấn truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam theo dòng lịch sử. 

Sự ảnh hưởng và kết nối lớn lao của Phật giáo vào Văn hóa Dân tộc đựơc giáo sư tiến sĩ Sử học Lê Mạnh Thát tiếp tục khẳng định và minh chứng cho chúng ta biết những điều chưa biết, qua hai buổi thuyết trình tại Tuần văn Hóa Phật Giáo do Giáo hội tổ chức tại Nha trang như sau:

“ ….Chế độ văn học nghi lễ Phật giáo: Vấn đề nghi lễ, chúng ta thấy sách cúng cô hồn trong thời Lê, xếp theo văn cúng, họ có đến 36 lọai cô hồn không như khoa nghi của Trung quốc chỉ có thập lọai. Trong 36 lọai cô hồn bắt đầu là Thầy tu, rồi đến đạo sĩ . v.v. chứ không như Trung quốc bắt đầu từ lịch đại đế vương. Cách sắp đặt như vậy đúng như điễn lễ của triều Lê. Phép khai quang điểm nhãn cũng có văn bản từ đời vua Lê Thái Tông. Vua Lê Thánh Tông cũng có được 29 lá sớ cúng Phật, chủ yếu là cấu mưa, khi hạn hán thì cầu mưa, khi mưa gió nhiều thì cầu cho tạnh. Như vậy chúng ta thấy các đời Vua Lê lên ngôi tuyên bố một cách rõ ràng điễn chế của triều ta tiếp nối điễn chế của Lý Trần.

Chế độ Chùa Chiền: Chế độ chùa chiền trong thời Lê này được chia ra thành danh lam, đại danh lam và tiểu danh lam. Các đại danh lam được vua đề cử các quan lớn về đó trông coi, tuy nhiên trong đó vẫn có các Thầy. Chế độ in quả trong chùa làng cũng được quan tâm, nếu ai làm công việc này thì được miễn các xu dịch, và cũng được ghi vào thành luật lệ. Chế độ này được tiếp nối từ đời Trần Nhân Tông.

Chế độ Giáo dục khoa bảng: Trong 49 câu hỏi trong những kỳ thi Trạng nguyên, trong nội dung những câu hỏi này, chúng ta thấy có 08 câu hỏi, đã hỏi về Phật giáo. Câu hỏi về Phật giáo thời Trần và Lý, niệm phật và Tịnh độ tông của Phật giáo Việt nam. Vai trò Phật giáo cải cách văn tự cũng được đề cập đến bởi nhà sư tên là Pháp tính.

Văn hóa chính trị Phật giáo: Vai trò Phật giáo trong triều đại Lê rất lớn và ảnh hưởng theo tinh thần Cư Trần lạc Đạo của Trần Nhân Tông. Một nhà lãnh đạo, việc Cư Trần lạc Đạo rất khác với mọi người, đây là tiếng nói của một nhà lãnh đạo chính trị, đó chính là cương lĩnh của một nhà nước, một lời khuyên của các nhà lãnh đạo, đặc biệt là một thiền sư. Đói làm sao để có ăn, mệt làm sao để ngủ được đó là cả một vấn đề lớn, không phải tùy duyên như chúng ta hiểu. Nhà nước lo cho dân, nghĩa là làm sao dân đói có mà ăn, mệt thì được ngủ. Đây là sự hình thành một lý luận nhà nước Việt nam thắm nhuần giáo lý nhà Phật, và làm sao để kế thừa được, và bây giờ đất nước phải làm theo, kế thừa được tư tưởng này, do ông cha ta để lại.

Ngôn ngữ âm nhạc: Phải thể hiện vào cách niệm Phật như thế nào, cũng có thể diễn đạt lên được cái hồn của dân tộc, mặc dầu quốc gia nào cũng có câu niệm phật. Ứng dụng được thì gọi là Đạo pháp và Dân tộc. Làm thế nào để niệm Phật theo kiểu Việt nam, thì đó là đưa tư tưởng Phật giáo vào dân tộc. Đó là việc làm của nhũưng nhà văn hóa Phật giáo. Làm văn hóa Phật giáo là phải học hỏi những gì tổ sư mình đã làm, và dựa vào đó để học tập, và cố gắng làm theo. Đó là công việc của người làm Văn hóa Phật giáo.

Tóm lại, triều đại Lê là một triều đại Phật giáo, vua Lê Thánh Tông có không biết bao nhiêu bài thơ nói về Phật giáo nói về chùa, nói về chùa để phù hộ cho đất nước, gìn giữ đất nước và một triều đại hết sức khoan dung thấm đậm văn hóa Phật giáo. Do đó, những kết luận về triều đại Lê là triều đại nho giáo độc tôn là không đúng. Nói đến đây để cho chúng ta thấy rằng Phật giáo gắn liền với văn Hóa dân tộc cả một triều đại như thế, mà do trước đây chúng ta không để ý, và do sự xuyên tạc, khi chúng ta chưa đủ tài liệu tiếp nội từ đời Trần. Cuộc khởi nghĩa Lam sơn để sau này thành lập nên một triều đại nhà Lê là một phong trào Phật giáo. Đến thời nhà Mạc xuất hiện Ngài Chân Nguyên cho chúng ta biết rất nhiều ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo qua nhiều tác phẩm như Phật bà Quan âm chùa Hương, Thiên nam ngữ lục, Nam hải Quan âm.v.v. Tìm hiểu như thế để chúng ta minh chứng Phật giáo luôn đồng hành với Văn hóa Dân tộc…. Các triều đại kế tiếp vẫn còn có những đóng góp to lớn và ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo sâu sắc…..”.

Qua đó, trong đời sống thường ngày, chúng ta không lạ gì với những biểu tượng của Phật giáo… Những hình ảnh đó được thể hiện trong đời sống một cách tự nhiên, đó là hình ảnh ông Bụt,  mái Chùa, nhà Sư, tiếng chuông vv. . . như : 

“Gió đưa cành trúc la đà, 

  Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương…” 

Hoặc: 

“Gió đưa cành trúc la đà, 

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương…” .

 H.G-T.B

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here