Trang chủ Vấn đề hôm nay Phật Giáo và Hoà Bình Thế Giới: Bài 1: Dẫn nhập lý...

Phật Giáo và Hoà Bình Thế Giới: Bài 1: Dẫn nhập lý thuyết về hoà bình

147
0

(BBT) Sau loạt bài “Chiến tranh và hoà bình theo quan điểm của Phật giáo” của Peter Harvey do Đổ Kim Thêm dịch mà trang nhà lieuquanhue.vn đăng tải, dịch giả Đổ Kim Thêm đã gởi về cộng tác với loạt bài mới với chủ đề “Phật giáo và hòa bình thế giới” của Johan Galtung với những phân tích và nhận định sâu sắc, sát với tình hình đang đe dọa đến nền hòa bình thế giới. BBT xin gới thiệu cùng quý độc giả.


(LND) Dù tinh thần Phật Pháp luôn tiềm tàng trong lòng văn hoá dân tộc tại các nước phương Đông, nhưng nỗ lực hoằng pháp của các Tăng Đoàn luôn bị hạn chế và sinh hoạt ngày càng cách biệt với xã hội đang chuyển mình, thậm chí còn thoả hiệp với bạo quyền để hưởng những đặc lợi vật chất và vài hình thức về tự do tín ngưỡng. Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới. Đó là lý do giải thích tại sao Phật giáo tại Nhật, Đại Hàn, Sri Lanka và Thái Lan đang suy tàn. 

Ngược lại, xã hội các nước phương Tây đang bị khủng hoảng về giá trị nên tạo nhiều xáo trộn tâm linh cho con người và Phật giáo đã đem đến những giá trị mới đầy thu hút. Cụ thể là khi đặt mối tương thuộc của con người với thiên nhiên, thú vật, xã hội và thế giới, Phật giáo đề cao tự do cá nhân trong tư duy độc lập và nỗ lực hành động để thay cho giáo điều, từ bi trong một thế giới vị kỷ, bất bạo động trước một trào lưu quốc tế cuồng tín với sử dụng bạo lực. Đặc biệt nhất là với lòng khoan dung những dị biệt, Phật giáo còn có khả năng hoá giải xung đột chính trị. Dù đang có nhiều nỗ lực liên tôn để kiến tạo cho hoà bình thế giới, nhưng với một nội dung hiếu hoà và phương cách khả thi nên đạo đức Phật giáo sẽ là một tiềm năng to lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình này.

Nguyên tác của bản dịch là “Buddhism and the World Peace”, đăng trong “The Palgrave International Handbook of Peace Studies: A Cultural Perspective”, Wolfgang Dietrich, Josefina Echavarria Alvarez und Gustavo Esteva von Palgrave (2011), 278- 290.

Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch. 

 

* * *

Dẫn Nhập Lý Thuyết Về Hoà Bình

Bất cứ khi nào mà ta tìm hiểu về mối quan hệ giữa X và Y, một ý tưởng thú vị là ta suy nghĩ trước về X, rồi sau đó có ý kiến về Y, cuối cùng xem mối quan hệ là có phù hợp hay xung đột, hoà ái hay bất ổn hoặc là không quan hệ nhau. Tôi sẽ trình bày theo khuôn mẫu này, nhưng với một trình tự đối nghịch với tựa đề, vì tôi khởi đầu bằng đề tài Hoà bình, rồi sau đó thảo luận về Phật giáo. Và bây giờ tôi đi vào một lĩnh vực khá trừu tượng thuộc về một phạm vi của triết học xã hội hơn là các vấn đề cụ thể trong chính trị học  đương đại.  

Chính vì thế mà tôi không có ý định thảo luận các lý thuyết về quân bình quyền lực đang đặc biệt chiếm ưu thế tại phương Tây hay các lý thuyết trọng tâm quyền lực đang gây ảnh hưởng mạnh tại phương Đông. Trong một mức độ quy mô hơn, cả hai lý thuyết hoà bình này thuộc về tầng lớp lãnh đạo, phản ảnh mối quan tâm của họ đang độc quyền nắm giữ và sử dụng quyền lực. Những lý thuyết này không phản ảnh tất yếu những lý thuyết về hoà bình. Đúng hơn, tôi sẽ trình bày một nhận thức thật đơn giản để làm khởi điểm: hoà bình là một cái gì đó liên hệ đến một chiều hướng chuyển biến, mà ở đây hiểu theo ý nghĩa hỗn loạn.

Tuy nhiên, hỗn loạn là một cái gì đó thiếu trật tự và hoàn toàn không phù hợp để ám chỉ cho ý tưởng hoà bình. Nhưng điểm chính của hỗn loạn không có ý xấu, nhưng là do sự cực kỳ phức tạp của hệ thống và trong đó có một vài thành tố dị biệt và nối kết gây cho các thành tố này tương tác nhau. Ý tưởng chính là có một thời điểm mà hệ thống có khuynh hướng kết tụ và tạo nên ổn định hơn, từ đó mà một số khuôn mẫu xã hội (thí dụ như các quốc gia, khối liên kết và liên minh) trở nên nhỏ hơn. Khi tập trung vào một chủ điểm của khuôn mẫu, các tương tác này không mang lại được một phạm vi toàn diện hay tạo khả năng, nhưng chỉ có khuynh hướng kết hợp theo khuôn mẫu nào đó và thường là theo một cách đối nghịch và tiêu cực. Về điểm này, hệ thống mới nhìn qua có vẻ ổn định, nhưng thực ra gây nên một cuộc chiến hủy diệt. 

Trong lý thuyết xung đột, sự thể này được biết đến như một tình trạng bị phân hoá, khi mà hai đồng minh ra sức chống nhau. Hầu hết mọi tác động xãy ra giữa các siêu cường và thực ra là giữa các nhà lãnh đạo tối cao của các siêu cường. Phiên họp thượng đỉnh là một thí dụ điển hình về kết quả của một cách nhìn sai lạc về xã hội, ngay cả khi cuộc họp này đem đến một thoả ước về giải giới. Cấu trúc đem đến thoả ước có sai lầm đến độ làm cho chúng ta có lý do nghi ngờ về kết quả – dù chiều hướng chuyển biến có ở một mức độ thấp –  Có phải chăng thoả ước giải giới là một màn che đậy, một loại mộng tưởng hão huyền cho một thoả ước về vũ trang?       

Trước một hình ảnh bất ổn này tôi muốn phác hoạ một hình ảnh khác tương tự. Hình ảnh này đề ra một ý muốn là chúng ta cần đem vấn đề hoà bình ra để thảo luận và tìm hiểu, mà đây không phải là hoà bình giữa các quốc gia, mà còn giữa các xã hội, con người và thiên nhiên. Chúng ta phải hiểu là có bốn phạm vi: thiên nhiên, con người, xã hội và thế giới. Trong bốn phạm vi vừa kể, có hai yếu tố là điều kiện tất yếu cho hoà bình: dị biệt (giữa các bộ phận, các khuôn mẫu và các tác nhân) và cộng sinh (giữa các những liên kết tương tác). 

Trong thiên nhiên, dị biệt và cộng sinh sẽ đưa tới sự quân bình về sinh thái. Đối với con người, dị biệt và cộng sinh sẽ làm cuộc sống phong phú và trưởng thành, con người sẽ có khả năng phát huy nhiều đức tính và làm cho các năng khiếu này tương tác nhau. Trong phạm vi xã hội, dị biệt và cộng sinh sẽ đưa tới đa nguyên, tạo cho xã hội thu hút hơn, không làm xã hội phân hoá thành những bộ phận dị biệt, mà tương tác nhau trong phát triển liên tục. Trong toàn cảnh thế giới, dị biệt và cộng sinh đưa tới sống chung hoà bình giữa nhiều hệ thống theo nghĩa tích cực, không phải chỉ có hai hệ thống như lý thuyết Xô Viết đề cập. 

Hơn nữa, cả hai không làm theo cách là đem lại một thứ lý thuyết tuyệt hảo cho riêng xã hội của mình, chỉ thử nghiệm trong một khuôn mẫu xã hội như Xã Hội chủ nghiã, ngay cả khi ta nhìn chủ nghiã này có khía cạnh năng động trong thời kỳ đổi mới. Hãy để các đặc điểm này kết hợp nhau mà ta mặc định là cộng sinh hay tương thuộc nhau trong mức độ quân bình, tác động nhau theo chiều ngang, không bộ phận nào là có vai trò khống chế hay bóc lột. Điều này không luôn luôn là đúng hẳn trong trường hợp của thiên nhiên, vì cũng có mối quan hệ lợi lộc và mạnh yếu là cộng hưởng, nhưng không nhất thiết là bình đẳng. Do đó, không có một khuôn mẫu nào là lý tưởng cho phạm vi con người, xã hội và thế giới.   

Hình ảnh của hoà bình trong thực tế hiện nay có nhiều dị biệt, điểm này thật dễ nhận ra. Ngay cả trên bình diện lý thuyết, cả phương Đông lẫn phương Tây hiện tại đều có suy nghĩ chung về hoà bình như là một cuộc chiến chống thiên nhiên, hủy hoại sự quân bình sinh thái, mà dị biệt và cộng sinh là điểm cơ bản; nhưng cùng lúc mang laị con người những suy nghĩ đơn thuần, thường là hướng về giáo điều hoặc chỉ theo vật chất, cố tạo ra một hệ thống cho riêng mình để khống chế thế giới. 

Vì thế ta không có hạnh phúc khi thấy tha nhân có nhiều dị biệt, không ca ngợi giá trị của dị biệt, ít cảm nhận được dị biệt là thiết yếu, mà còn tác hại, nếu đó là một khuôn mẫu thống trị xã hội và thế giới. Xã hội và thế giới sẽ phát triển tốt đẹp hơn thông qua cộng sinh giữa các dị biệt, thí dụ như chủ nghiã Xã hội và chủ nghiã Tư Bản hợp tác và cộng sinh nhau, nhưng cũng không nên giả đoán rằng một trong hai chủ nghiã này sẽ toàn thắng trong trường kỳ. Nhưng vì đây không phải là một ý thức hệ chủ đạo thịnh thời, không thuộc phương Đông mà cũng không thuộc phương Tây.     

Vì dị biệt càng nổi bật và cộng sinh còn nhiều khiếm khuyết mà thế giới chúng ta trở thành một hệ thống giống như đang có chiến tranh, từ đó mà có những nỗ lực kiểm soát bạo lực thông qua việc quân bình các chính sách độc quyền bạo lực. Tuy nhiên, khi một sách lược như thế dựa trên các loại vũ khí tấn công (vũ khí không chỉ dùng để bảo vệ đất nước mà có thể chiến đấu chống và tiêu diệt đối phương). Hậu quả là có chạy đua vũ trang, vì đối phương không tin sự bảo đảm sử dụng vũ khí là cho mục tiêu bảo vệ đất nước. Chạy đua vũ trang chỉ dẫn đến chiến tranh, nếu không trực tiếp giữa hai đối thủ thì cũng gián tiếp khi dùng phía trung gian thứ ba hay thứ tư.

Và đó chính là tình hình của chúng ta,  – nói một cách ngắn gọn – đúng là một tình huống khó xử. Tất cả chúng ta đều biết rằng chiến tranh với vũ khí hủy diệt hàng loạt, dù sử dụng trong bất kỳ một tỷ lệ nào, không nên xãy ra, điều đơn giản. Vì thế mà triển vọng của chúng ta không quá sáng sủa, nếu nói một cách nhẹ nhàng. Chúng ta đang xây dựng những cấu trúc cho chiến tranh, không cho hoà bình, mức độ dị biệt và cộng sinh quá thấp, mức độ chuyển hướng cho chuyển biến còn quá thấp. Đó chính là khuynh hướng chung hiện nay.

Đỗ kim Thêm dịch

Bài 2: 20 Ưu Điểm Của Phật Giáo Trong Việc Góp Phần Kiến Tạo Hòa Bình

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here