Trang chủ Phật giáo khắp nơi "Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ" nhìn lại...

"Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ" nhìn lại Vietnamnet.vn…

127
0

Cách đây chưa đến một tuần, một độc giả tại Việt Nam gửi qua hộp thư yêu cầu tôi lên tiếng  về việc diễn đàng PHUNU và VIETNAMNET.VN thường đưa những tin nhằm cố tình xuyên tạc, bôi bác Phật giáo như: “Niệm Phật Hết Bệnh Nan Y" của Phan Trí. Rồi “Nhà Sư Trộm Xe Xịn Để Chở Bạn Gái Đi Chơi” do Phunutoday.vn, cũng trang nầy :  “Như Lai ăn chơi không kém, rút con netbook từ túi quần hiệu sony vaio P kích thước 16×9 ra, chỉ trong vài giây, việc truyền kinh đã xong và Như Lai bay đi”….còn lắm chuyện hài hước châm biếm nhắm vào  Phật giáo. Hôm nay lại có email gui bài: “Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ” mà ngôn từ dễ gây ngộ nhận cho độc giả.

Những ngày qua, do phản ứng trong giới Phật tử, đã có  trang gỡ bỏ những bài như thế và xin lỗi các trang nhà điện tử của Phật giáo thế nhưng, hôm nay, vietnamnet.vn lại tiếp tục đưa một bài do mạng Trung Quốc đăng tải và phiên dịch bởi Sầm Hoa. Huanqiu là trang mạng của Trung Quốc, có thể tác giả viết về một tập tục xa xưa còn lại của một chủng tộc ở một bang nào đó.

Lãnh thổ   Ấn Độ gồm 28 bang và 07 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ rộng 3,287,590 km²  đứng hàng thứ 7 của những quốc gia có diện tích rộng lớn. Dân số trên một tỷ.

Về tín ngưỡng tôn giáo, Ấn Độ có Ấn Giáo – Hồi Giáo – Kito giáo – Phật giáo và Kỳ Na giáo là những tôn giáo lớn đang tồn tại, ngoài ra còn những giáo phài cổ không được phổ biến như: Do Thái giáo – Bái Hỏa giáo – Tích Khắc giáo – và tôn giáo của các bộ lạc nguyên thủy. Trong những tập quán của các bộ lạc nguyên thủy có các tập tục như kết hôn sớm khi chưa tới 10 tuổi (tảo hôn). Huyết tế, sát hại sinh vật cúng thần linh; đa thê như Đạo Hồi…

Phật giáo tuy phát xuất từ Ấn Độ, nhưng ngày nay tỷ  lệ Phật giáo so với các tôn giáo hiện hành vẫn còn khoản cách khá xa:

 Ấn giáo có 303.186.986 tín đồ

Hồi giáo        35.150.117   -nt-

Kito giáo         8.157. 765  -nt-

Kỳ Na giáo      1.618.406   -nt-

Phật giáo             180.769  -nt-

Tôn giáo các bộ lạc nguyên thỉ :16.189 –nt-

Đây là thống kế thập niên 1960 tại Ấn.

Như vậy những tôn giáo cổ xưa cũng như những tôn giáo mới du nhập lúc Anh Quốc xâm lược Ấn đã có  số lượng hơn hẳn tín đồ đạo Phật. Số lượng tín đồ đã ít thì số lượng tu sĩ chính gốc người Ấn sẽ còn khiêm tốn hơn nhiều. Nguyên nhân ai cũng rõ, từ thế kỷ thứ 8 đến 13, Hồi giáo tàn sát trên 10 ngàn Tăng sĩ tại Đại Học Nalanda, thiêu rụi cơ sở và tài liệu, kinh luận cháy suốt 6 tháng. Các Thánh tích bị phá hủy nghiêm trọng; Từ thảm họa đó, đến ngày nay, Phật giáo Ấn vẫn chưa đủ sức gượng dậy. Hiện nay sinh hoạt tại Ấn, phần lớn là Tăng sĩ Tây Tạng, còn lại một số nước như Miến, Lào, Thái, Trung Quốc, Việt Nam, Bhutan…đều rãi rác khắp Tứ Động Tâm. Các nơi thờ tự của các tôn giáo cổ như Ấn giáo, Hồi giáo họ thường gọi là đền thờ,  Phật giáo gọi là chùa, kito giáo gọi là nhà thờ, tên gọi như thế khá rõ ràng để phân biệt mỗi tôn giáo, nhưng sau nầy, gọi lẫn lộn đền thờ và chùa như nhau, nhưng chùa và nhà thờ vẫn chưa  bị lẫn lộn.

Tục lệ  mà vietnamnet.vn đưa lên, khởi xuất từ những tôn giáo của các bộ tộc nguyên thủy. Tác giả người Tàu không phân biệt được thế nào là đền hay chùa, cũng có thể dịch giả không nắm vững danh xưng nên gọi là CHÙA Ấn, thay vị gọi là đền thờ Ân giáo.

Giới  Tu sĩ người ta gọi chung là Tăng lữ. Giai cấp Tăng lữ là một trong những giai cấp cao trong xã hội Ấn lúc bấy giờ. Chuyên lo về tế lễ của Bà La Môn giáo. Trong bốn giai cấp của xã hội Ấn xa xưa, Tăng lữ là giai cấp dược coi là đáng tôn trọng. Riêng Kito giáo, giai cấp tu sĩ có thể nhà truyền giáo, thầy giòng, các chủng sinh, cha chánh xứ, phó xứ, Giám tỉnh, Giám mục giáo phận…được gọi chung là các cha cố. Thế nhưng, sau nầy, một số người  viết lách, cứ gọi chung tu sĩ của bất tứ tôn giáo nào cũng đều là Tăng lữ . Mỗi khi nói đến hai chữ Tăng lữ, người ta thường liên tưởng đến Tăng sĩ Phật giáo. Chính vì thế, qua bài “Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ” càng làm cho độc giả ngộ nhận về ba chữ CHÙA ẤN ĐỘ. Mỗi khi nói đến chùa và Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến Phật giáo hơn là Bà La Môn hay các giáo phái bản địa khác.

Trang mạng Vietnamnet.vn chẳng hiểu vô tình hay cố ý đưa nguyên văn bài đó lên, nếu không cố tình bôi bác  lập lờ đánh lận con đen đối với độc giả thì cũng là hành động vô trách nhiệm của người làm văn hóa. Những năm gần đây, một số báo giấy cũng như trang mạng thường đem Phật giáo ra diễu cợt. Trong nước được Ban Truyền Thông – Báo chí kiểm duyệt gắt gao còn vậy huống nữa nước ngoài tự do tha hồ xuyên tạc, bẻ gãy sự thật như vụ tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Những người cầm bút thiếu đạo đức nghề nghiệp, thiếu lương tri trí thức thì nhân cách cũng như kẻ hoạn lợn. Xã hội như thế cho người ngoại cuộc đánh giá thời đại xuống cấp của giới cầm bút cùng một xuồng với những tha hóa khác đang tồn tại, phá nát nền văn hóa hàng ngàn năm của cha ông để lại.

Bài viết có đoạn: "Khi trở thành thiếu nữ, họ sẽ chính thức làm lễ kết hôn trên chùa, sau đó sẽ phải trải qua đêm tân hôn với các cao tăng, trưởng lão tại  đây." Đây là câu đưa thẳng vào sự ngộ  nhận đối với Phật giáo. Chữ Cao Tăng và  nhà sư chỉ dùng riêng cho nhà Phật. Nếu gọi là Tăng lữ, còn có thể nhập nhằng giữa ngoại giáo với Phật giáo.

Cho dù  là bài báo từ nước ngoài, không thể vì  đó mà phủi trách nhiệm khi đăng tải. Chủ nhiệm hay ban biên tập nói lên tinh thần trách nhiệm chọn lựa kiểm tra bài vở trước khi đăng. Những loại bài và hàng loạt bài gần đây đưa lên như thế, độc giả sẽ nghĩ rằng – đó là sự bê tha của tu sĩ Phật giáo, hoặc giả, người có nhận định, họ ngờ tập thể báo chí thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm, cũng có thể vì lợi nhuận nào đó từ người cậy đăng, và tệ hơn nữa, có thể là những người manh tâm chống phá Phật giáo gây hoang mang xã hội và đánh mất niềm tin của xã hội đối với tôn giáo.

Nếu đọc giả ở nước ngoài, họ sẽ chụp mũ ngay là nhà nước Việt Nam bôi bác tôn giáo. Đây là lợi hay hại khi Tổng biên tập cho đăng những bài xúc phạm về tôn giáo như thế? Kể cả những người không còn là nhà sư, bị chùa tẩn xuất khỏi thiền môn, thế mà khi phạm tội hình sự, báo Phu nữ vẫn cho là “nhà sư trộm xe SH để chở bạn gái đi chơi”. Với cái tít như vậy không phải chỉ để câu độc giả mà cố tình nhục mạ Đạo Phật.

Thiết nghĩ, từ sân khấu, màn ảnh, các mục giải trí  cho đến báo chí từ lâu đã phạm quá  nhiều sai lầm đối với Phật giáo. Làm văn hóa hãy thể hiện tính văn hóa từ nhân cách đến hành động, từ lời nói đến ý tưởng. Trước khi làm văn hóa để định hướng văn hóa cho xã hội, tự thân cũng phải có văn hóa của người cầm bút.

                                                                                             M.M

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here