Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Phản biện về sự cực đoan của nhóm "Biết Phật"

Phản biện về sự cực đoan của nhóm "Biết Phật"

137
0

Nhóm đã đấu tranh với các nhà sản xuất tất cả các loại sản phẩm trên toàn thế giới khai thác hình ảnh của Đức Phật để kiếm tiền. Phạm vi mặt hàng từ ván trượt, chân đèn, ghế và đồ lót cho đến các quán bar đặt tên Đức Phật như Buddha Bar ở Paris vàBuddha Tattoo. Điều đó là cần thiết, tuy nhiên… sẽ không phù hợp với lời Phật dạy nếu nó trở nên cực đoan!

Tôi thông cảm với những người Phật tử cảm thấy bức xúc, nhưng tôi không tán đồng đề nghị ban hành một đạo luật buộc những hành vi thiếu tôn trọng hoặc các sản phẩm chống lại Đức Phật là một tội hình sự. Họ có thực sự nghĩ rằng Đức Phật sẽ chấp thuận việc bỏ tù những người thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Ngài?

Thật là tốt khi chủ động thúc đẩy sự tôn trọng tôn giáo lẫn nhau và vì kế hoạch này mà Knowing Buddha đã phân phối hai triệu tờ rơi tại các điểm khác nhau cho khách du lịch đến Vương quốc. Nhưng kêu gọi việc bỏ tù “người vi phạm” không phải là hành vi của Phật tử.

Khi nhóm tổ chức một cuộc hội thảo về chủ đề này vào tuần trước tại Thượng viện, Chủ tịch của nhóm, Acharawadee Wongsakol đã nói chuyện một cách cay đắng và giận dữ. Tuy nhiên, tức giận và tham ái cũng không thuộc về Phật giáo.

Điều làm cho Phật giáo không giống như hầu hết các tôn giáo khác là Phật không phải là Đấng Toàn Năng. Mọi người có thể dễ dàng bám vào một bức tượng Phật thay vì giáo lý đạo Phật, mà ban đầu vốn là một triết lý hơn là một tôn giáo. Và đây là những gì giống như nhóm Knowing Buddha đang bám lấy ngày nay – hình ảnh của Đức Phật và nhận thức thiếu tôn trọng.

Tại Thượng viện tuần trước tôi nghe cả Acharawadee và đồng nghiệp của bà nói với sự tức giận về việc thương mại hóa hình ảnh Đức Phật cho tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên, không có ai đề cập về việc thương mại hóa bùa hộ mệnh Phật giáo trong cộng đồng người Thái.

Như bất cứ ai quen thuộc với Thái Lan đều biết, việc buôn bán các loại bùa hộ mệnh Phật giáo là một nghề kinh doanh lớn ở đây. Trên thực tế, nó không chỉ là một ngành nghề mà là một biến dạng của giáo lý Phật giáo, khi chủ sở hữu bùa tin rằng bằng cách sở hữu, đeo và cầu nguyện những hình ảnh nhỏ của Đức Phật, họ sẽ được ban phước, bảo vệ, giàu có, hấp dẫn, nổi tiếng và thậm chí được cho là có thể chống đạn – tùy thuộc vào việc sở hữu đúng loại bùa hộ mệnh chính hãng.

Một số bùa hộ mệnh phổ biến có kích thước một đồng xu 10 bạt và được làm bằng đất sét hoặc kim loại có thể bán với giá 1 triệu bạt trở lên và có những tạp chí hoàn toàn dành cho việc phân biệt những những loại bùa thật giả, tạo thuận lợi cho việc thương mại này.

Thật là đáng lo khi có một nhóm tự xưng là “Biết Phật” lại quan tâm nhiều về những gì mà người không phải là Phật tử ở phương Tây đang làm đối với hình ảnh giả của Phật hơn những gì đang xảy ra với Phật tử Thái Lan, những người đang ưu tiên sở hữu bùa ngay khi thực sự hiểu và biết Đức Phật và lời dạy của Ngài.

Pravit Rojanaphruk (The Nation)

Theo GN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here