Tôi đã từng lắng nghe những lời hay ý đẹp và tôi cũng đã nghĩ tới nhiều điều kỳ diệu trong những lời Phật dạy và trong những nhận thức riêng của mình.
Trước hết chúng ta nên nhớ một điều: sự khác nhau giữa cõi thể chất và cõi tâm linh, giữa những ham thích của thân thể và những đức hạnh của nhân cách hoàn hảo là rất lớn, chứ không phải chỉ khác nhau vừa vừa. Chính sự khác nhau một trời một vực về bản chất ấy mới làm nên ý nghĩa Cuộc Đời, làm nên ý nghĩa cuộc đời của con người. Thể chất là thể chất, không thể so sánh được với Tâm linh. Núi vàng núi bạc là núi vàng núi bạc, không thể so sánh được với phẩm hạnh thiện tri thức. Khác nhau rất xa là con đường đi về của cãi vật chất và con đường đi về Như lai. Khác nhau rất xa đến nỗi tự trong gốc đã có khoảng cách, khoảng hở, để không cùng nhau so sánh được là sự ham thích ăn uống và nhân cách hoàn hảo. Sự ham thích ăn uống ở trong một cõi riêng, và nhân cách hoàn hảo thì ở trong một cõi hoàn toàn riêng. Và giữa hai cõi đó, như đã nói, có một quảng hở để định lấy mức độ chênh lệnh, khác hẳn về giá trị của hai cõi đó. Nhân cách hoàn hảo là chính bạn cao sang trong một cõi đời riêng.
Và chính với tâm hồn của nhân cách tuyệt vời đó mà bạn xây dựng đời sống “duy tuệ thị nghiệp”. Làm sao có con đường thứ hai. Không lẽ chúng ta đi vào con đường ăn uống.
Vậy con đường phẩm hạnh tuyệt diệu đó là một con đường giải thoát. Và người thật sự trí thức, tức thiện tri thức, thì rất thích đi con đường đó. Giải thoát khỏi thấp hèn để đi về cao sang là con đường Phật giáo. Và chỉ có Phật giáo mới trường tồn, trong thanh bình cao quý êm đềm.
Như thế, để cho chúng ta dễ hiểu, Phật giáo là rất hiền lành, người Phật tử là rất hiền lành. Và chúng ta nên nhớ rằng không phải lâu lâu mới hiền lành, cũng không phải rất hiền lành rồi lâu lâu mới tức, nỗi giận, có nạt nộ, có giận dữ. Hiền lành của Phật giáo là hiền lành mãi mãi. Ai hiền lành mãi mãi? Có thể có một người. Có thể tất cả mọi người.
Vậy Phật giáo có rõ ràng một đường đi đẹp đẽ, cao sang, tinh anh, kỳ diệu, đầy ý nghĩa. Hãy đi về nhân cách hoàn hảo. Đó là chân lý vũ trụ.
Tôi nhìn lên cái quạt đang quay. Cái quạt đó đang đi về đâu? Tôi nhìn lên những lẵng hoa đầy hoa nỡ. Hoa nở đi về đâu? Tôi nhìn ra cây hoàng hậu nỡ hoa. Cây hoàng hậu nỡ hoa đi về đâu? Vì không có con đường thứ hai thì tất cả, tình dự vô tình, tình và vô tình, đi con đường giải thoát kỳ diệu, rất tinh anh, rất trí thức ấy. Tất cả đi về Một, Một đó là nhân cách hoàn hảo. Vậy, Một đi về đâu? Nhân cách hoàn hảo tự biết nhân cách hoàn hảo phải đi về chính mình.
Nguyễn Tư Trừng