Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo

Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo

178
0

Trong bài tựa quyển “Truyện cổnướcNam”, xuất bản năm 1932, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc kết luận bằng một câu thống thiết: “Làm người Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đây, tinh hoa nước Nam muốn lưu lại củng ở đây. Trong “người Nam” và “nước Nam” ấy ông đặc biệt trân trọng giới cùng đinh mạt hạng trong xã hội: Ôi! Nhưng nghĩ kỹ, sở dĩ thành được nước Nam, nước Nam sở dĩ còn được đến nay, thật gốc ở bọn dân đen cổ lỗ, chất phác, “khố rách áo ôm” ấy nhiều, thì sở dĩ thành được văn Nam – hay văn Nôm – văn Nam sở dĩ còn lưu đến noy, tất củng phải nhờ vào những tiếng, những câu, những nhời, những truyện sinh sản từ những chốn quê mùa cục kịch, ngõ hẻm hang cùng áy mà ra”. Nói một cách khác, văn học dân gian phản ánh đích thực văn học Việt Nam, đích thực văn minh Việt Nam. Đích thực: đó là tiêu chuẩn của Nguyễn Văn Ngọc khi sưu tầm truyện cổ. Ông viết: “Còn những truyện cổ chúng tôi sưu tầm đây, chúng tôi dám quyết rằng thật là của riêng của nước Nam, tự người Nam sáng tác, xuất sản ra, chứ không phải đi vay, nhờ vả vào ai mà được”. Hào khí dân tộc bừng bừng trong câu viết ấy và trong cách làm việc đáng kính ấy. Chính vì kính trọng cách làm việc nghiêm túc đó mà người đọc được thuyết phục khi ông viết tiếp:

”Giản hoặc có một đôi truyện phảng phất tương tự giống như truyện Tàu thì chằng qua củng chỉ là bất kỳ ngẫu nhiên mà thôi. Còn bảo có nhiều truyện tất đã chịu một cái ảnh hưởng xa xôi tự ngoài đem vào, thì cái ảnh hưởng đó chắc là do từ đọo Phật bên Ấn Độ tràn sang, hơn là củơ đạo Khổng bên China đư a lại.

Kết luận thứ nhất rút ra từ truyện cổ: trong tinh hoa đích thực Việt Nam, đạo Phật là nhân tố không tách rời được – đạo Phật chứ không phải đạo Khổng. Hậu bối của Ôn Như, tác giả quyển sách này, Thượng tọa Trung Hậu, không nói gì hơn, chỉ minh chứng một cách hùng hồn.

Ở đây, tôi muốn nói thêm vài lời về kết luận thứ hai rút ra từ bài tựa của Nguyễn Văn Ngọc. Ngoài lý do “ngẫu nhiên”, ông còn đưa ra một giải thích khác, vững chắc hơn, về những nét hao hao giống truyện Tàu trong vài truyện của ta:

“Vã chăng, đã là người, dù ở phương Đông hay phương Tây, dù da trắng hay da vàng, cũng là thuộc về một nhân loại, cũng cùng chung một tư tưởng như nhau được Vậy người nước Nom cũng là người có một cái óc, cái tâm tính như người, thì há lọi không tự nghĩ ngợi, phát minh nên được một cái gì giống như người hay sao”.

Viết từ năm 1932, mấy câu đó gợi lại những tranh luận lý thuyết hào hứng ở châu Âu về cái chung và cái riêng trong cổ tích – cái chung của nhân loại và cái riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng. Đã là người, ai cũng suy nghĩ như nhau, vậy nếu cứ lần mò tìm gốc gác của cổ tích cho đến tận thượng nguồn, nguồn đó không ở đâu khác hơn là con người. Đi ngược lên nguồn, hai anh em Grimm, tác giả tập sưu tầm cổ tích Đức nổi tiếng ‘Truyện cho trẻ em và gia đình” (Kinder und Hausmaerchen, 1812-1813), là người đầu tiên đưa ra câu trả lời được xem như chân lý một thời cho câu hỏi: Tại sao cùng một truyện cổ ấy mà nơi nào cũng có, do đâu mà nội dung của truyện giống nhau, bố cục giống nhau, ý nghĩa giống nhau, số phận nhân vật giống nhau tuy tình tiết vẽ vời thay đổi? Tính cách khẩu truyền của cổ tích không cắt nghĩa tất cả. Đã đành, được kể từ miệng này qua tai nọ, rồi từ miệng nọ qua tai kia, cứ thế một truyện được thêu thùa thêm bớt tùy nghệ thuật sáng tạo của người kể và tùy hứng khởi của người nghe chung quanh. Nhưng ai là cái miệng kể đầu tiên? Đâu là cái gốc của cố tích?

Trong bối cảnh châu Âu, hai anh em Grimm, và sau đó nhiều tác giả khác, giải thích rằng cổ tích bắt nguồn từ Ấn Độ rồi lan qua đấy cùng với bước chân di dân của các bộ lạc, mỗi bộ lạc mang theo ký ức về những truyện đã nghe và gieo rắc trên vùng đất mình cư ngụ. Giả thuyết của Grimm thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm kiếm, thu thập suốt thế kỷ XIX truyện cổ dân gian trên khắp thế giới, cả những cổ tích Ai Cập xưa lắc xưa lơ ba bốn ngàn năm về trước Và họ khám phá thêm rằng nhiều cổ tích không phải chỉ giống nhau trong phạm vi các nước có cùng gốc gác ngôn ngữ Ấn-Âu: các vùng khác cũng kể những truyện mang nội dung tương tự. Thế thì phải bổ túc thuyết của Grimm! Có thể từ Ấn, cổ tích lan qua Ba Tư, Trung Á, Trung Đông nhờ bang giao giữa các nước đó với nhau, dù hòa hay chiến; có thể cổ tích đi theo hàng hóa buôn bán giữa Ai Cập, La Mã với Ấn Độ; có thể đi theo vó ngựa, gươm giáo Mông cổ; có thể đi theo văn hóa Phật giáo. Cổ tích cũng biết vượt biên! Cũng biết giang hồ tứ xứ, bà con khắp năm châu, riêng gì châu Âu!

Mà Grimm cũng chưa chắc đúng: tại sao không nghĩ rằng cổ tích phát xuất từ những ý tưởng giống nhau nơi các dân tộc cổ sơ? Khi con người đang còn ấu thơ trong cách cắt nghĩa các hiện tượng thiên nhiên, cái gì trước mắt lại chẳng kỳ lạ, huyền bí, phù phép như trong chuyện thần tiên? Cây mọc từ hạt, nhộng bay thành bướm, lửa phun miệng núi… thế thì tại sao cỗ xe ngựa của cô công chúa không vọt ra từ quả bí, ông thần không nhảy lên từ miệng bình? Những ngôn ngữ đầu tiên của người là hình ảnh, gán cho mỗi sự vật một sức sống. Tinh tú, ánh sáng, gió, mây, rạng đông, tất cả đều mang tình cảm của con người. Từ lời nói tràn trề hình ảnh và sự sống đó, thần thoại bật ra và cổ tích phát xuất từ thần thoại. Max Muller khẳng định: “Nếu phải làm một nghiên cứu khoa học về cổ tích, việc đầu tiên là phải tìm xem một truyện cổ bắt nguồn từ một huyền thoại nào cổ hơn, rồi lại tìm xem huyền thoại đó bắt nguồn từ thần thoại nguyên thủy nào”.

Vẫn chưa thỏa mãn. Thiếu gì truyện cổ chẳng liên hệ tý nào với các hiện tượng thiên nhiên, trời đất trăng sao. Chẳng hạn truyện chiếc nhẫn có phép ước gì được nấy. Chàng nhà quê hiền lành đã dùng nhẫn này để cứu ba con vật trước khi bị kẻ cấp khôn ranh cuỗm mất. Một trong ba con vật đó là con chuột. Con chuột biết thằng ăn cắp giấu nhẫn ở chỗ kín nhất khi ngủ là ngậm nhẫn trong miệng. Khôn thế! Nó bèn lấy đuôi ngúng nguẩy trong mũi thằng kia khiến nó hắt hơi. Hắt hơi một cái là phun nhẫn ra liền. Trời đất trăng sao ở đâu? Ấn Độ, Pháp, An-ba- ni, Hy Lạp, Nga, dân vùng Lưỡng Hà, Ả Rập, cho đến dân Karen ở Miến Điện đều khoái chí kể cùng cái đuôi chuột ấy. Thần thoại ở đâu? Đơn giản cắt nghĩa mấy câu như Ôn Như có phải khỏe hơn không!

Mà không chừng cụ Nguyễn Văn Ngọc có đọc Anatole France như thế hệ chúng tôi sau cụ. Trong “le livre de mon ami”, nhà văn yêu quý của chúng tôi thời ấy đã viết những trang cực kỳ hoa mỹ về truyện thần tiên mà bây giờ tôi có cảm tưởng thoang thoảng nghe dấu vết trong lời tựa của Ôn Như:

“Bởi vì chúng ta không nghe nói đến một vùng nào hoặc một thời nào mà dânZoulou, dân Papou, dân Ấn thả bò ăn cỏ trên cùng một cánh đồng, chúng ta buộc phải nghĩ rằng cách suy tư của con người ở thuở ban đầu nơi nào cũng giống nhau, cùng một cảnh tượng giống nhau làm nẩy sinh trong những đầu óc sơ khoi những cảm nghĩ như nhau, cùng biết đói, biết yêu, biết sợ, cùng đội trời trên đầu, đạp đất dưới chân, người nào cũng có một lối cắt nghĩa như nhau về thiên nhiên, về số phận, cùng tưởng tượng như nhau về những bi thảm giống nhau. Từ khởi thủy, chuyện của các bà vú cũng chỉ nói về cuộc đời, về sự vật một cách đơn sơ như vậy, cốt làm thỏa mân những đầu óc ngây thơ. Cách vẽ cuộc đời, vẽ sự vật như thế có lẽ không khác nhau lắm trong đầu dân da tráng, trong đầu dân da vàng, trong đầu dân da đen”.

Riêng về châu Âu, Anatole France đưa vào văn chương giả thuyết của Grimm về nguồn gốc Ấn Độ của cổ tích. Từ nguồn Ấn Độ, cái chung dần dần chuyển biến thành cái riêng khi “những người con từ Ấn mà ra đã uống nước trên khắp sông hồ châu Âu”:

“Khắp nơi, trong gian nhà đất, dưới mái lều vải, hoặc trước ngọ n lửa đốt bụi trong đồng, người con gái ngày trước, trở thành nội ngoại ngày nay, kể lại cho cháu cổ tích đã ngh e từ thuở ấu thơ. vẫn những nhân vật ấy và sự tích ấy, nhưng bà lão vô tình đưa vào trong truyện mùi không khí mà bao nhiêu năm bà đã thở, và màu sắc của đất đai bao nhiêu năm đã nuôi dưỡng bà và sắp ôm bà vào lòng. Bộ lạc tiếp tục đi, tiếp tục hành trình băng qua mệt mỏi và hiểm nguy, để lại đàng sau bà lão nằm yên giữa những người đã khuất, cả già lẫn trẻ. Nhưng truyện cổ tích thoát ra từ môi của bà, bây giờ đõ lạnh tanh trong đất, bay đi như những cánh bướm, và những cánh bướm mong monh nhưng bất diệt đó bay đến đậu trên miệng của các bà cụ dệt vải, nhấp nhánh trên mắt mở tròn của các bé thơ – các bé thơ của cùng một dòng giống cổ xưa… Ai là bà mẹ kể chuyện nguyên thủy nếu không phải là bà nội ngoại của tất cả chúng ta và những bà nội ngoại của những bà nội ngoại, những bà cụ có tâm hồn đơn giản, có hai bàn tay chai sạn, vất vở hàng ngày với tấm lòng cao thượng khiêm nhường, và khi về già, người khô như xác ve, héo xương cạn máu, vẫn kể chuyện bên góc bếp ám khói, kể cho cháu chắt nghe không dứt những chuyện bất tận, với trăm nghìn tình tiết diệu kỳ. Từ môi của những bà cụ không còn răng ấy, tỏa ra tươi mát lời thơ chân chất, lời thơ của đồng ruộng, của rừng, của giếng, mát như dòng nước trong vắt chảy ra không chút vướng ngại từ nguồn suối thiên nhiên”.nhung-chuyen-co-pg

Thật là thần tiên như một truyện cổ tích khi chúng ta tưởng tượng các bà nội ngoại của tầng tầng lớp lớp các bà nội ngoại của chúng ta trong lịch sử đã tiếp thu đạo Phật như thế nào khi thổi cơm đun bếp trong châu thổ sông Hồng. Từ cái vốn chung quý báu của nhân loại là đạo Phật, thật là thần tiên như một chuyện cổ tích khi chiếc miệng hom hem kia vừa nhai trầu vừa nhai đạo lý của kinh kệ để sáng tạo thành đạo lý cổ tích mộc mạc mà thâm thúy của tinh túy Việt Nam.

Việc làm của Thượng tọa Trung Hậu cũng thần tiên như truyện cổ tích và người đọc sẽ tròn xoe đôi mắt bé thơ nằm nghe tác giả bắt đầu kể:

“Ngày xửa ngày xưa, có một cánh bướm mong manh nhưng bất diệt bay từ Ấn Độqua đậu trên môi một bà mẹ Việt Nam..”■

Paris, tháng Tám, 2004

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 232

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here