Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Những người giàu bất an…

Những người giàu bất an…

116
0

"Tín tài" trong làm giàu

Trong 7 thứ tài sản, Đức Phật xem "hổ thẹn" cũng là 1 thứ tài sản. Một người nếu cứ làm đầy kho tiền của mình bất chấp việc tàn phá môi trường, gây ra những đau khổ cho người khác mà không hề khởi lên 1 sự hổ thẹn nào thì dù có vẻ hào nhoáng bên ngoài như thế nào, anh ta cũng không thể trở thành người giàu. Một người gây hại trầm trọng cho tập thể, cho quốc gia, làm thất thoát tài sản của dân mà không biết hổ thẹn nhận trách nhiệm, thì tự mình đánh mất niềm tin và sự kỳ vọng của dân chúng.

Chính sự hổ thẹn sẽ đem đến những điều chỉnh tích cực để anh ta xây dựng lại hình ảnh của chính mình, và mọi điều vẫn chưa trở nên quá muộn. Chẳng phải ngẫu nhiên, trong 7 thứ tài sản đó, Đức Phật lại đặt "Tín tài" lên hàng đầu. Hiện nay không ít doanh nhân đã nhận thức được chữ tín là tiêu chí hàng đầu để xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu mà chữ tín được củng cố thì lợi nhuận sẽ gia tăng tương ứng. Nếu 1 quốc gia mà mọi người đều biết khởi sự làm giàu bằng chữ tín, thì tin chắc rằng sự sáng tạo sẽ thăng hoa và ít ai phải tham nhũng, đưa hối lộ để làm giàu bất chính.

Chữ tín sẽ đem đến sự công bằng. Một khi niềm tin giữa doanh nghiệp và Nhà nước, giữa Nhà nước và doanh nghiệp có với nhau thì kho công, kho tư đều cùng đầy lên, đồng nghĩa với việc Nhà nước có nhiều điều kiện hơn để hoàn thiện các chính sách giúp các doanh nghiệp phát triển.

Việc tăng GDP làm sao để chất lượng sống của người dân được nâng cao, nằm ở chính sự lương thiện của cả 2 phía và ý chí làm giàu chân chính của cả cộng đồng. Các công ty đừng khai khống thuế thì sẽ làm đầy cho ngân quỹ của quốc gia. Nhưng thử hỏi làm đầy cho ngân quỹ như thế nào khi tham nhũng trở thành quốc nạn. Khi những người giữ vai trò quản lý không có sự trong sạch để tạo niềm tin về khối tải sản được chi dùng hợp lý cho các công việc quan trọng của quốc gia và lợi ích cộng đồng?

Nếu sự vận hành của Nhà nước và doanh nghiệp đúng chuẩn mực thì lợi ích cho cả hai phía sẽ không ngừng tăng lên. Khi ấy lương công nhân và các phúc lợi xã hội cũng sẽ tăng theo cùng với niềm tin xã hội. Nếu có ai hỏi Việt Nam có bao nhiêu người giàu, lập tức sẽ có vô số thống kê nhanh nhảu chỉ đích danh ông nọ bà kia, nhưng tin chắc khó ai có thể trả lời chính xác về khối tài sản ấy có được là nhờ vào việc làm ăn chính đáng, minh bạch hay không?

Những con cá săn mồi đều phải đuổi theo những con mồi để đớp nhanh. Và trong hàng đàn những con săn mồi sẽ có con no bụng trước vì đớp trúng mồi nhờ kỹ thuật, kinh nghiệm và đôi khi nhờ cả vào sự may mắn nữa. Tất cả mọi kỹ năng săn mồi được đưa ra để làm giàu thêm cho kinh nghiệm kiếm mồi. Nhưng sự đầy bụng của những con cá lớn luôn đi cùng sự giảm sút số lượng của những con cá bé. Dù đó là quy luật sinh tồn trong tự nhiên, nhưng thông thường những con cá lớn thì vẫn ít nguy hiểm, rủi ro hơn. Đây cũng là lý do mà người ta thường ví, người giàu thì giàu thêm, người nghèo thì ngày càng bần cùng, khố rách.

Nguồn: Getty Image

Người giầu và cộng đồng

Trong tự nhiên là như vậy, còn ở xã hội loài người thì mọi phát triển đều cần dựa trên sự công bằng, chính sự công bằng tách quy luật của con người ra khỏi quy luật hoang dã (cá lớn nuốt cá bé). Bởi cái làm nên phần người là cái thúc giục con người phải văn minh, phải biết vượt ra khỏi sự hoang dã để sống với phần người nhiều hơn nữa.

Người biết đem tài sản chia sẻ cho lợi ích chính đáng của cộng đồng, cũng nên là người hiểu đồng tiền, quý giá trị của đồng tiền. Đôi khi cũng phải biết xem nó gắn liền với khúc ruột của mình, tức phải hiểu những khó khăn, vất vả, cơ cực của việc kiếm tiền. Có như vậy mới có thể sử dụng đồng tiền sao cho có ích nhất trong việc nâng cao các giá trị và phẩm chất của cộng đồng.

Và chỉ khi có trí tuệ sáng suốt, nhìn ra tương quan nhân quả thì mới có thể cắt khúc ruột của mình cho người khác mà không đau tiếc, không do dự. Biết tặng khúc ruột ấy vào 1 cơ thể có thể ý chí sống vươn lên. Biết tận dụng khúc ruột được trao tặng ấy để sống tiếp một cuộc đời đáng sống thì chính khi ấy, doanh nhân kia đã giàu lên nhờ đạt được "thí tài".

Một người làm giàu không lương thiện, không thể làm chủ được đồng tiền bằng chính tài năng và sức lực của mình, mới là người bất an nhất trên cuộc đời này. Thử hỏi một người luôn bất an thì làm sao có thể đem an vui thực sự đến cho người khác? Một người chưa có đủ những định mức và tiêu chí cần thiết để trở thành người giàu khi còn khuyết rất nhiều thứ tài sản tối thiểu và cần thiết khác. Nhưng xã hội cứ thản nhiên tung hê anh ta là "người giàu", chẳng phải điều đó đang làm méo mó hình ảnh của một lớp người đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội hay sao?

Đồng tiền, cách sử dụng đồng tiền và 7 thứ tài sản để 1 người có thể sống không nghèo khổ, không trống rỗng được Đức Phật nói đến từ hơn 2.500 năm trước, luôn là những điều kiện cần thiết để tạo dựng hình ảnh của một người giàu đúng nghĩa.

 

Nếu cắt khúc ruột cho một kẻ đã băng hoại và mất hết ý chí sống, thì lòng từ bi dù có cao cả đến bao nhiêu cũng chỉ là việc làm phung phí tài sản. Còn những người chỉ biết đóng vai từ thiện để mua về những thứ danh hão, lợi dụng vào việc thiện để tiêu thụ hàng rởm, làm lợi cho bản thân mình thì xét ở góc độ sở hữu 7 thứ tài sản như đã nêu ở trên, họ còn cách rất xa tầm vươn tới địa vị của một người giàu.

Có những người ban đầu cũng nỗ lực sử dụng đồng tiền một cách minh bạch, nhưng không đủ sức kiên nhẫn khi nhìn thấy người khác giàu lên nhanh hơn mình. Thế là họ nghĩ rằng làm ăn chính đáng thì thiệt thòi, cần phải gian lận, luồn lách thì mới mau giàu. Ngay khi suy nghĩ thiếu lương thiện ấy xuất hiện, họ rớt ra khỏi địa vị của người giàu, và đồng tiền đã chính thức sai xử họ, làm chủ nhân của họ.

Một người làm giàu không lương thiện, không thể làm chủ được đồng tiền bằng chính tài năng và sức lực của mình, mới là người bất an nhất trên cuộc đời này. Thử hỏi một người luôn bất an thì làm sao có thể đem an vui thực sự đến cho người khác? Một người chưa có đủ những định mức và tiêu chí cần thiết để trở thành người giàu khi còn khuyết rất nhiều thứ tài sản tối thiểu và cần thiết khác. Nhưng xã hội cứ thản nhiên tung hê anh ta là "người giàu", chẳng phải điều đó đang làm méo mó hình ảnh của một lớp người đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội hay sao?

Đồng tiền, cách sử dụng đồng tiền và 7 thứ tài sản để 1 người có thể sống không nghèo khổ, không trống rỗng được Đức Phật nói đến từ hơn 2.500 năm trước, luôn là những điều kiện cần thiết để tạo dựng hình ảnh của một người giàu đúng nghĩa.

Có thể không ít doanh nhân sẽ cảm thấy không đồng tình với 1 số điều chúng tôi vừa nêu. Nhưng người viết bài này vẫn giữ quan điểm rằng, chừng nào người tiêu dùng còn làm giàu cho doanh nghiệp nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp đang làm cho cộng đồng, thì cái danh xưng "người giàu" vẫn rất cần phải được suy nghĩ thêm cho chín chắn.

Doanh nhân chân chính thì không thể là những người "làm giả ăn thật". Họ buộc phải "làm thật ăn thật" bằng ý thức trách nhiệm, không chỉ của 1 giai tầng mới, mà còn của 1 giai tầng biết dẫn đầu cho mọi khát vọng sống. Cái mới nào cũng rất cần niềm tin nơi mỗi chúng ta. Và để có được niềm tin ấy, điều đầu tiên mà mỗi doanh nhân phải làm, không gì khác hơn là hoàn thiện "Tín tài". 

Tuần Việt Nam

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here