Trang chủ Vấn đề hôm nay Những hoạt động của Ban Tăng sự TT Huế nhiệm kỳ 2007-2012

Những hoạt động của Ban Tăng sự TT Huế nhiệm kỳ 2007-2012

161
0

1 Tổ chức an cư kiết hạ:

Trưởng dưỡng đạo tâm, tăng trưởng đạo lực, gìn giữ thanh qui thiền môn, trang nghiêm Giáo hội, luôn được Tăng Ni chú trọng, qua đó việc sinh hoạt tu tập, an cư kiết hạ ổn định nề nếp. Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp này, đồng thời tăng cường mối đạo tình linh sơn cốt nhục giữa các Môn phái, tự viện trong đoàn thể Tăng già, xây dựng ý thức trách nhiệm và nuôi lớn hạnh nguyện hoằng pháp độ sanh góp phần nâng cao hiệu quả công tác Phật sự phụng đạo giúp đời, hai năm trở lại đây việc an cư kiết hạ được Giáo hội tổ chức tập trung tại 5 trú xứ trong những ngày bố tát: chư Tăng tại Từ Đàm, chư Ni tại Diệu Đức, Hồng Ân, Diệu Viên và Diệu Hỷ. Ngoài giờ bố tát, tụng kinh, quá đường, Tăng Ni còn cùng nhau thảo luận các đề tài liên quan giới luật, cuộc sống thiền môn, công tác hoạt động Phật sự nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về đời sống phạm hạnh, phát huy truyền thống hộ quốc an dân, sứ mệnh hoằng dương chánh pháp của Tăng Ni đối với Đạo pháp và Dân tộc. Những ngày sinh hoạt an cư tập trung thật sự đã đem lại an lạc trong đoàn thể Tăng già và phát khởi tín tâm kiên cố cho hàng Phật tử tại gia. Số lượng Tăng Ni kiết hạ an cư hằng năm như sau:
 

NAÊM

TYÛ KHEO

TYÛ KHEO NI

THÖÙC XOA

SA DI

SA DI NI

2007

256

353

46

133

90

2008

262

386

118

215

84

2009

283

354

109

223

82

2010

389

446

100

218

81

2011

389

435

85

215

73

2012

396

424

82

207

72

 
2 Tổ chức Giới đàn:
 
Y cứ lời Đức Phật dạy: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn là Phật pháp còn”, căn cứ chương trình hoạt động và quy định thời gian tổ chức Đại giới đàn, đáp ứng nguyện vọng được thọ giới pháp để trang nghiêm tự thân, tu học và hành đạo của giới tử xuất gia và tại gia, Ban Trị sự đã xin phép Trung ương Giáo hội tổ chức các giới đàn:
 
– Giới đàn Từ Đàm: tổ chức 2 ngày 07 và 08 tháng 2 năm Mậu Tý (2008) tại Tổ đình Từ Đàm, truyền giới cho 77 giới tử Thức xoa ma na, 110 giới tử Sa di, 73 Sa di ni và gần 800 giới tử Bồ tát tại gia và Thập thiện.
 
– Đại giới đàn Minh Hoằng: Nhân dịp khánh thành ngôi Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự tổ chức Đại giới đàn Minh Hoằng tại Tổ đình Từ Đàm trong 3 ngày 15-16-17 tháng 2 năm Canh Dần (2010), để truyền giới cho 80 giới tử Tỷ kheo, 90 Tỷ kheo ni, 62 Thức xoa, 145 Sa di, 54 Sa di ni, 109 giới tử Bồ tát tại gia và 610 giới tử Thập Thiện. 
 
Đại giới đàn Minh Hoằng do Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế làm Đường đầu Hòa thượng kiêm Đàn chủ. Sau mỗi giới đàn, Ban Trị sự đệ trình Trung ương Giáo hội duyệt cấp Chứng điệp cho các giới tử và lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Tăng Ni.
 
3 Tổ chức Hội nghị Tăng Ni mở rộng:
 
Mỗi năm 2 kỳ, Hội nghị Tăng Ni mở rộng được diễn ra để triển khai các Thông tư của Giáo hội, qua đó trình bày hướng hoạt động chuyên ngành Tăng sự trong giai đoạn mới; sách tấn tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo hạnh, duy trì và phát huy giá trị truyền thống bố tát an cư, những sinh hoạt nề nếp trong giới luật của Tăng Ni để xứng đáng là nơi nương tựa đời sống tâm linh tuệ giác cho hàng Phật tử tại gia.
+ Thuyết giới và hướng dẫn chúng Sa di tụng luật mỗi tháng 2 kỳ vào chiều 14 và 30 (29 tháng thiếu).
 
4 Thống kê Tự viện – Giáo phẩm Tăng Ni: 
 
Tỉnh Thừa Thiên Huế có: 215 tự viện có Tăng Ni thường trú, trong đó: 3 ngôi Quốc tự, 109 chùa Tăng, 86 chùa Ni, 66 chùa Làng và 330 đơn vị Niệm Phật đường. Có 7 chùa được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia: Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên, Hiền Lương, Hà Trung, Thanh Quang, An Khánh.
 
* Chư Tăng 807 vị, trong đó 19 Hòa thượng, 29 Thượng tọa, 329 Đại đức, 194 Sa di và trên 200 chúng điệu.
 
* Chư Ni 718 vị, trong đó 8 Ni trưởng, 101 Ni sư, 297 Sư cô, 83 Thức xoa, 77 Sa di ni và trên 150 chúng điệu.
 
Về trình độ Phật học, tính đến nay toàn tỉnh có 27 Tiến sĩ (T14, N13), 31 Thạc sĩ (T25, N6), 254 Cử nhân (T113, N141), 21 Cao đẳng (T14, N7), 274 Trung cấp (T109, N165), và 63 Đại học thế học (T32, N31), 42 đang học Đại học tại chức (T30, N12).
 
5 Việc tấn phong Giáo phẩm: 
 
Thực hiện Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, Ban Trị sự đã lập hồ sơ, thủ tục đề nghị và được tấn phong giáo phẩm tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007-2012) tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, gồm 9 Hòa thượng, 3 Thượng tọa, 2 Ni trưởng và 19 Ni sư. Ban Trị sự cũng đã đệ trình hồ sơ đề nghị tấn phong Giáo phẩm Hòa thượng 3 vị, Thượng tọa 18 vị, Ni trưởng 27 vị và Ni sư 61 vị tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012-2017) sắp tới.
 
6 Bồi dưỡng nghiệp vụ trú trì và bổ nhiệm trú trì: 
 
– Nhằm trang bị kiến thức cho Tăng Ni trẻ trong vai trò “Trú pháp vương gia, trì Như lai tạng”, đáp ứng nguyện vọng thỉnh Tăng Ni trú trì của các cơ sở tự viện, đồng thời tăng cường công tác hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh, nhằm góp phần ổn định sinh hoạt của Phật tử và an ninh xã hội, Ban Trị sự đã tổ chức khóa tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trú trì cho 30 Tăng và 20 Ni. Qua đó, ngoài bằng cấp, thì Giấy chứng nhận tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trú trì là điều kiện đủ để Giáo hội quyết định bổ nhiệm trú trì khi có nhu cầu.
 
– Căn cứ Nội quy của Giáo hội, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Chính phủ; nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý cơ sở của Giáo hội, thông qua các phiên họp Ban Trị sự đã xem xét đề nghị của các Ban Đại diện và tổ chức liên quan để bổ nhiệm 14 Tăng Ni trú trì cơ sở tự viện trong tỉnh:
 
+ Phong Điền: Hòa thượng Thích Lưu Hoà trú trì NPĐ Kế Môn,
 
+ Hương Trà: Hòa thượng Thích Đức Thanh trú trì NPĐ Phổ Trì, 
 
+ Hương Thủy: Hòa thượng Thích Quán Chơn trú trì chùa Sơn Bằng, Thượng toạ Toàn Thiệt trú trì chùa Thiện Hương, Đại đức Nguyên Đạt trú trì chùa Kim Đài, Đại đức Quảng Tuệ trú trì NPĐ An Khánh, 
 
+ Phú Vang: Hòa thượng Thích Chơn Tế trú trì chùa Hà Trung, Đại đức Thường Chiếu trú trì chùa Ba La Mật và NPĐ Mai Vĩnh, Đại đức Thường Nhật trú trì NPĐ Ngọc Anh, Ni sư Diệu Hảo trú trì chùa Khánh Long, 
 
+ Phú Lộc: Đại đức Thuần Nguyện trú trì NPĐ Thừa Lưu, 
 
+ Nam Đông: Thượng tọa Giác Đạo trú trì chùa Phật Ân (NPĐ Hương Lộc), 
 
+ Thành phố Huế: Thượng toạ Giác Đạo trú trì danh dự NPĐ Bình Hòa, Đại đức Phước Đạt trú trì chùa Giác Lâm, 
 
7 Giới thiệu Tăng Ni hướng dẫn Phật tử địa phương tu học:
 
Thể theo nhu cầu Phật sự, nhằm chuyển tải ánh sáng Phật pháp đến với quảng đại quần chúng, vùng sâu vùng xa, góp phần cùng xã hội xây dựng đời sống văn hóa tâm linh, phát huy giá trị đạo đức đậm đà bản sắc dân tộc, Ban Trị sự đã giới thiệu 30 Tăng Ni về các cơ sở địa phương để hướng dẫn Phật tử sinh hoạt tu học đúng chánh pháp và trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước hiện hành, khơi nguồn đạo lý dân tộc, xây dựng cuộc sống thanh bình, an lạc:
 
+ Phong Điền: Đại đức Nguyên Mãn về NPĐ Phước Phú, Sư cô Phương Như về NPĐ Thế Chí Đông, Đại đức Thường Lạc về NPĐ An Lỗ.
 
+ Quảng Điền: Đại đức Hải Thanh về NPĐ Bát Vọng Tây, Sư cô Liên Hoàng về NPĐ Thành Công, Sư cô Liên Hương về NPĐ La Vân Hạ, Sư cô Liên Thanh về NPĐ Lãnh Thủy, Đại đức Quảng Lực về NPĐ La Vân Thượng.
 
+ Hương Trà: Đại đức Thái Tâm về NPĐ Long Hồ Thượng, Đại đức Thuần Đức về NPĐ Hương Vân, Sư cô Phương Liên về NPĐ Vĩnh Trị, Đại đức Hữu Đức về NPĐ Triều Sơn Trung.
 
+ Hương Thủy: Đại đức Nguyên Hải về NPĐ Phương Lang, Đại đức Vĩnh Tánh về chùa Thiên Đồng, Đại đức Tâm Tín về NPĐ Bằng Cư, Đại đức Đạo Huệ về chùa Phước Hưng (NPĐ Công Lương).
 
+ Phú Vang: Đại đức Đạo Tuệ về chùa Vĩnh An, Đại đức Đàm Tịnh về NPĐ An Lưu, Đại đức Nghĩa Điền về NPĐ Thạch Căn, Đại đức Trung Tuệ về chùa Thế Vinh.
 
+ Phú Lộc: Đại đức Tín Thọ về NPĐ An Nong, Đại đức Pháp Niệm về chùa Tiên Linh, Đại đức Hồng Nghĩa về NPĐ Diêm Phụng, Sư cô Phương Hiếu về NPĐ Đồng Quang.
 
+ Thành phố Huế: Đại đức Chánh Tịnh về NPĐ Vạn Phú, Đại đức Huyền Diệu về NPĐ Cát Tường, Đại đức Quảng Đạt về NPĐ Nam An, Đại đức Huyền Tâm về NPĐ Tịnh Bình, Đại đức Tịnh Đức về NPĐ Tri Lễ.
 
8 Thuyên chuyển Tăng Ni về các tỉnh:
 
Đáp ứng nhu cầu Phật sự, theo đề nghị của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo và chính quyền địa phương phía Bắc, nhằm giao lưu văn hóa vùng miền và hỗ trợ nguồn lực nhân sự; căn cứ các điều kiện khả thi Ban Trị sự đã đăng ký thuyên chuyển 26 Tăng Ni về các tỉnh:
 
+ Quảng Trị: Sư cô Viên Lễ về chùa Vân Tường, Sư cô Liên Tuệ về chùa Hà Tây, Sư cô Chơn Tịnh về chùa Diên Bình, Sư cô Kiều Tín về chùa Hội Yên, Sư cô Quảng Hải về NPĐ An Trạch, Sư cô Chơn Hạnh về NPĐ Thuỵ Khê, Sư cô Hương Trí về NPĐ Quy Thiện, Sư cô Viên Hảo về NPĐ Phú Tài, Đại đức Thiền Đại về NPĐ Trà Trì, Đại đức Hồng Đạo về NPĐ Mỹ Lộc, Đại đức Tín Thuận về chùa Chính Phước, Đại đức Huyền Trí về NPĐ Trung Đơn, Đại đức Thiện Lạc về NPĐ Lan Đình, Đại đức Trung Hiếu về chùa Đạo Quang (NPĐ Đạo Đầu), 
 
+ Bắc Ninh: Sư cô Phương Đức về chùa Vệ Xá, Đại đức Thiện Hoằng về chùa Linh Quang, Đại đức Quang Huệ về chùa Nhân Thọ.
 
+ Quảng Ninh: Đại đức Nhật Quang về chùa Phước Duyên.
 
+ Hà Tĩnh: Đại đức Tâm Phương về chùa Nhiễu Long.
 
+ Nghệ An: Đại đức Thiền Tuệ về chùa Vĩnh Phúc, Đại đức Tâm Ngọc về chùa Yên Thái.
 
+ Hải Dương: Đại đức Tín Tâm về chùa Đống Cao, Sư cô Minh Thuần về chùa Quang Huy.
 
+ Thanh Hóa: Đại đức Nguyên Hải về chùa Thanh Hà.
 
+ Hà Nội: Đại đức Trí Thuần về chùa Đức Hậu.
 
+ Phú Thọ: Sư cô Minh Nghĩa về chùa Ngọc An.
 
+ Bà Rịa Vũng Tàu: Đại đức Thiện Mẫn về chùa Phước Long.
 
9 Tiếp nhận Tăng Ni từ các tỉnh đến Huế:
 
Được sự giới thiệu của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo bạn, Ban Trị sự đã hoan hỷ tiếp nhận Tăng Ni đến sinh hoạt tu học tại tỉnh nhà, gồm: Đại đức Quảng Chánh từ Bà Rịa Vũng Tàu về NPĐ Thanh Chánh thị xã Hương Thủy, Sư cô Hạnh Chơn từ Đà Nẵng về NPĐ Phò Nam huyện Quảng Điền, Sư cô Thanh Yên từ Đà Nẵng về NPĐ Vân Cù thị xã Hương Trà. 
 
Ban Trị sự luôn quan tâm giúp đỡ Tăng Ni về pháp lý hành chánh như giới thiệu du học, tham quan ở nước ngoài, đề nghị chuyển hộ khẩu, cấp giấy quyền sử dụng đất, xác nhận trùng tu, xây dựng cơ sở tiến hành đúng thủ tục quy định của pháp luật.
 
Nhìn chung, tình hình sinh hoạt tu học của Tăng Ni tại các cơ sở tự viện trong tỉnh tương đối ổn định, tương kính ái hộ, đoàn kết hòa hợp, tuân thủ Hiến chương Giáo hội, Nội quy Tăng sự và pháp luật Nhà nước; ý thức độc lập Tổ quốc, phụng đạo giúp đời, hòa mình trong khối đại đoàn kết toàn dân và theo hướng đi lên của đất nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng về mặt tiêu cực của xã hội, một số tăng sinh trẻ có biểu hiện kém oai nghi, sinh hoạt ngoài nội quy Tăng sự cần được quan tâm sách tấn để ổn định chung.
 
(Báo cáo Đại hội VI tỉnh TT Huế)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here