Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Những câu chuyện đạo vị trong ngày Rước Phật từ quốc tự...

Những câu chuyện đạo vị trong ngày Rước Phật từ quốc tự Diệu Đế đến chùa Từ Đàm

144
0

Nếu ai ra bắc mới thấy lễ hội Kiêu Rước Quốc Tổ Hùng Vương, Phật Tổ, Tiên Thánh và Thần linh rất  uy nghi, trang trọng ở đất Phú Thọ, đất Phật Yên Tử, đất vua Hoa Lư, đất thần Tản Viên…đã có từ buổi lập quốc, giữ nước từ thời tự chủ dân tộc, từ thời dẹp yên nạn ngoại xâm. Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế, trong quá khứ hơn 700 năm đã kế tục, truyền thừa những tinh anh của 1000 năm, 2000 năm, hơn 2000 năm…

Lễ kiệu rước là thể hiện lòng tri ân đối với tổ quốc, Phật Tổ, Tiên Thánh, Thần Linh đã khai sinh ra nước Việt hùng anh, Trời Phật, Tiên Thánh, Thần Linh, Thành Hoàng, Khai Canh, Khai Khẩn, anh hùng dân tộc lãnh trọng trách Hộ Quốc Tỳ dân.

Quốc dân an cư lạc nghiệp, xã hội thành bình, làng xã yên vui đều nhờ trọng ân: Ân quốc gia, ân Phật Tổ, ân xã hội, ân Tổ Tiên. Xưa kia, học trò cõi đất hóa châu, xứ Thuận Hóa đã từng nghe lời chỉ dạy của những bậc cổ đức: Nhất duyên, nhì mệnh, tam phong thổ, tứ tích âm công, ngũ độc thủ. Nhân tài là toàn thể quốc dân là nhân tố hàng đầu lấy trí tuệ, sáng tạo, tự chủ làm phương châm hành động để giúp nước an dân để cho tổ quốc Hồng Lạc vẻ vang, trường tồn với núi sông, với nhân loại, với bè bạn khắp năm châu bốn biển: người Việt xem người Kinh, người Thượng, người Việt gốc các dân tộc anh em là đồng bào. Đoàn kết và giúp đỡ nhau gọi là biểu thị tinh thần “Đồng Tâm”. Góp gạo cứu giúp đồng bào khi hoạn nạn, khi cưới hỏi, khi nhà có tang lễ thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là thu phục tâm công, là biểu thị tinh thần ĐỒNG TÂM khác nào con nhà Phật thể hiện tinh thần “bố thí” (nghĩa xưa cao đẹp), phát chẩn, “góp gạo Bồ đề” vậy. Danh từ tuy có khác nhưng bản chất thì thể hiện “sự nhất tâm”.

Tinh thần “nhất tâm” rõ nét nhất trong kinh điển nhà Phật – Tinh thần nhân ái tức tình thương nặng tính “hiếu sinh” của nhà Phật không những đối với tha nhân mà còn đối với chúng sinh muôn loài.

Vì vậy trước ngày rước Phật có lễ phóng sanh, có các cuộc thăm  viếng các cô nhi quả phụ, người cô quả gieo neo, người bệnh tật, người khuyết tật, và tù nhân. Ngoài ra, thăm gia đình tử vì nước, tủ vì đạo, cúng cấp cho những oan hồn uổng tử đã chết vì bệnh tật ngặt nghèo, các chiến sĩ trận vong…

Là Phật tử, hoặc chưa phải là Phật tử, chúng ta dọn lòng, quét bụi thân tâm để đi rước Phật trong tinh thần ấy thì hiệu quả lại cao hơn, hiệu nghiệm và linh ứng sẽ “tất ứng”. Cầu Phật, rước Phật còn phát xuất từ tâm, từ tình thương.

Ai vỡ đất, ai đắp đê, ai vét sông, ai lượm rác, ai xây bệ, ai đắp lò, ai làm nhà, ai may áo, ai chữa bệnh… Người Phật tử nghe lời chỉ dạy của Tam Bảo cụ thể là quý Tôn Đức, quý Thầy, quý Cô, quý Đạo hữu cao niên có tâm bồ đề, quý trưởng lão mẫu mực đã thương tưởng đến đệ tử, học trò, con cháu và xóm giềng…Người Phật tử thuần thành theo lời chỉ giáo ấy đều nhớ ơn, biết ơn, cảm ơn sâu dày.

Quý Thầy, quý Cô giàu hạnh Bồ tát đã kham nhẫn lập cô nhi viện, trại dưỡng lão, trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, người bị tai nạn mất một phần cơ thể. Không gì cao quý bằng chúng ta góp công sức với quý Thầy, quý Cô tạo duyên lành cho các người không may  mắn này hưởng một mùa Phật đản an vui, không có mặc cảm tự ti.Mấy hôm rày, nhiều Phật tử tình nguyện theo quý Thầy đến thăm các đạo hữu xả tâm làm việc, làm việc thiện, làm Phật sự, cụ thể là làm lễ đài tư gia, hăng say dọn mình để đi tham dự các lễ tắm Phật, rước Phật, làm thuyền hoa. Quý Thầy rất xúc động khi nghe nói có một vài Phật tử ở khuôn hội Phú Hậu, ngoại ô nội thành Huế đã không đã không những tích cực làm lễ đài tư gia mặc dầu nhà nghèo, đã tích lũy từ lâu để có trên một triệu đồng để biến sân vườn của mình thành Lễ Đài. Và lại tình nguyện đi lượm rác ở dọc đường rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên Từ Đàm trong ngày rước Phật.

L.Q.T 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here