Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo trong nước Nhiều hoạt động mừng lễ Phật đản

Nhiều hoạt động mừng lễ Phật đản

131
0


Lần đầu tiên, Đại lễ Phật đản LHQ được tổ chức tại Việt Nam. Nhân sự kiện văn hoá lớn này, nhiều hoạt động chào mừng đã diễn ra khắp nơi và còn kéo dài đến khi đại lễ kết thúc.



Tranh Đức Phật Đản sinh


Ngày 7/5, Đại lễ Phật Đản tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra tại Trung tâm văn hoá Kinh Bắc với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao nhà nước, 500 đại biểu là cán bộ các ngành, tỉnh thành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng 240 tăng ni và 4.500 Phật tử trong tỉnh. Các đại biểu đã đi thăm nghĩa trang liệt sỹ, thăm và tặng quà các gia đình chính sách, toạ đàm về Phật giáo với văn hoá doanh nhân thời kỳ hội nhập và cùng cầu nguyện cho quốc thái dân an.


Ngày 8/5, hoạt động chào mừng Phật đản sẽ tiếp tục diễn ra ở Ninh Bình. Các hoạt động tương tự sẽ diễn ra liên tục khắp các tỉnh thành. Ở Hà Tây, khu vực chùa Thầy, chùa Long Đẩu sẽ rực rỡ cờ hoa. Các chùa cũng đang tích cực tập luyện cho các chương trình văn nghệ như múa Đức Phật Đản sinh để biểu diễn trong đại lễ.


Tối 14/5, Đại lễ nhạc Đại lễ Phật Đản VESAK sẽ được tổ chức ở Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình quy tụ một êkíp âm nhạc có uy tín tại Việt Nam hiện nay như Mỹ Linh và ban nhạc Anh Em, ca sĩ Trọng Tấn, Khánh Linh… cùng với sự góp mặt của 108 vị tăng ni, Phật tử.


Phần thiết kế sân khấu sẽ lấy màu vàng (đặc trưng của Phật giáo) làm chủ đạo, với những hình ảnh mỹ thuật của đạo Phật như hoa sen, hình ảnh Đức Thích ca…


Phần âm nhạc, nhạc sĩ Anh Quân chọn hòa âm theo phong cách world-music. Ca khúc Mừng Đại lễ Phật Đản Ca mừng VESAK (phật lịch 2552) do Anh Quân sáng tác sẽ do Mỹ Linh và Trọng Tấn song ca. Mỹ Linh, Trọng Tấn và Khánh Linh sẽ trình bày thêm các ca khúc Chắp tay hoa (Phạm Duy – thơ Phạm Thiên Thư), Lạy Phật con về (Lê Mạnh Cương) và Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật (Thẩm Oánh).


Vở múa ’’Hoa khai kiến Phật’’ được biên đạo múa Tấn Lộc lấy từ ý tưởng của Đại đức Thích Minh Hiền (trụ trì chùa Hương) thể hiện quá trình Sinh – Lão – Bệnh – Tử của vòng đời mà mỗi con người.


Ngoài ra, chương trình còn có tiết mục của dàn trống truyền thống Việt Nam của Nhóm trống Xuân Sơn (SơnX), hát văn Hương Sơn phong cảnh ca (thơ Chu Mạnh Trinh) của NSND Thanh Hoài và Màn múa Lục cúng hoa đăng mới được các nghệ nhân phục dựng và biểu diễn ra mắt tại Yên Tử.



Lục cúng hoa đăng”, một điệu múa trong nghệ thuật Phật giáo


Cũng nhân dịp này, từ ngày 10-31/5, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với nhà sưu tập Dương Phú Hiến cùng cộng sự tổ chức trưng bày chuyên đề “Nghệ thuật Điêu khắc Phật giáo châu Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX tại phòng trưng bày chuyên đề của Bảo tàng. Sưu tập bao gồm hơn 100 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật đề tài Phật giáo có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX với những chất liệu như: đồng, vàng, bạc, đá, ngọc, gỗ, gốm… thể hiện phong cách nghệ thuật đa dạng từ nhiêu quốc gia châu Á.



Hình ảnh tổ chức Phật đản tại Huế


Đây là lần đầu tiên bộ sưu tập này được giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước. Triển lãm nhằm quảng bá và tôn vinh một bộ phận trong kho tàng di sản văn hoá nghệ thuật phong phú của nhân loại và góp phần vào hoạt động chung nhằm chào mừng Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tổ chức tại Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here