Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Nhật Bản: Ngôi chùa của những giấc mơ- Một công trình kiến...

Nhật Bản: Ngôi chùa của những giấc mơ- Một công trình kiến trúc Phật Giáo đồ sộ

128
0

Tọa lạc ở trung tâm Nhật Bản trong vành đai Công Viên Quốc Gia Seto Inland Sea , 148 ha đất được vây bọc chung quanh bởi 8 ngọn núi, thành hình một đóa sen tám cánh. Truyền thuyết về khu vực này được biết đến qua danh xưng "Thung Lũng Mãng Xà"

Căn cứ theo nhà sư Shinku Miyagawa, một tu sĩ cao hạ trong giáo phái, Dr. Enshinjoh có một giấc mộng liên quan đến truyền thuyết này. Ông mộng thấy vô số mãng xà bò đầy khắp mặt đất trong tia ánh sáng đầu tiên của buổi bình minh. Mãng xà vương, mình cuộn tròn, bất thình lình ngóc đầu lên và đảnh lễ. Rắn nói "Chúng tôi hoan nghinh Ngài. Đã lâu lắm rồi, chúng tôi chờ đợi ngày này xảy ra. Đối với Ngài, chúng tôi sẵn sàng chuyển giao mảnh đất mà chúng tôi đã bảo vệ bằng sinh mệnh của chúng tôi. Xin hãy sử dụng mảnh đất này. Chúng tôi xin cam kết sẽ bảo vệ nó mãi mãi.’

Rồi đoàn quân rắn tan hàng. Enshinjoh một mình đứng giữa trời đất mênh mông, chung quanh là núi non xanh biếc và ánh sáng chan hòa.

Biểu tượng của sự bảo vệ trong Phật Giáo là hình ảnh của loại rắn hổ mang, vua của các loài rắn. Tại Nhật Bản, biểu tượng của nó là rắn mãng xà.

Khi giấc mộng trở lại, Dr. Enshinjoh bị thuyết phục rằng đó là khu đất duy nhất xứng đáng để xây dựng một trung tâm tâm linh cho Phật Giáo trên thế giới

Hùng Trang Đại Điện Phật Giáo ở Quận Hạt Hyogo, Nhật Bản, được xem như là một công trình xây cất chùa Phật Giáo lớn nhất trên thế giới, sẽ là một trường hợp phá kỷ lục nhiều mặt.

Một đôi đèn lồng bằng đá cao 12 mét trước Chính Điện đã được ghi vào sổ kỷ lục thế giới- Guinness Wordl, là đôi thạch đăng lớn nhất thế giới. Ngôi chùa cũng chiếm kỷ lục với đỉnh chóp nóc lớn nhất 9 mét bề cao và 8.8 mét bề rộng, được đặt trên đỉnh chóp nóc tòa nhà chính của ngôi chùa.

Với chiều cao 51.5 mét, tương đương với một cao ốc 18 tầng, Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo là ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản.

Cổng tam quan cao 14 mét va ngang 28.2 mét với hai tượng Dư Thiên Vương và Trì Quốc Thiên Vương, hai trong Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo đứng chầu hai bên.

Chiếc cầu Như Lai Kiều dài 141 mét bắt ngang qua Ánh Nguyệt Đàm sẽ đưa quan khách đến cổng chính cao 35.6 mét, ngang 34.5 mét, để đi vào Tịnh Độ Viên

Một đôi tượng hai vị thần hộ pháp đứng chầu hai bên cổng nhắc nhở người ta hãy làm lành và tránh xa những điều ác.

Những pho tượng sơn mài thuộc vào hàng lớn nhất trên thế giới về loại này. Pho tượng phía bên phải há miệng biểu tượng cho thở vào trong khi pho tượng bên trái thì khép miệng lại tượng trưng cho thở ra.

Dọc theo con đường dẫn đến Chính Điện và nép mình giữa vườn cây xinh tươi là Điện thờ Prince Shotoku, là điện thờ hình bát giác lớn nhất Nhật Bản.

Gần đó là một bảo tháp 5 tầng, cao 32.7 mét, cấu trúc bằng gỗ được sơn phết trong những màu sắc truyền thống.

Ngôi Chính Điện ấn tượng nhất nằm trên đỉnh đồi được trang trí với 10,450 mẫu chạm khắc và 320,000 mảnh vàng lá, và ở trung tâm là một Kim Điện cao 19 mét bề ngang 19.98 mét, với các tác phẩm khắc chạm 108 Bồ tát và 1,008 hóa thân Đức Phật.

Bên ngoài ngôi chùa là hai Tháp Chuông, mỗi Tháp đều có quả chuông đồng mới. Đại Hồng Chung, cũng được xem là lớn nhất trong cùng thứ loại, chuông cao 5.5 mét , đường kính 3.3 mét và nặng 48 tấn.

Bên ngoài ngôi chùa là một tổng thể hoa viên được xem như là một trong những Thiền Viên Nhật Bản đẹp nhất trên thế giới với nhiều giống cây hiếm quý, kể cả cây cổ tùng 800 năm tuổi

Khu Công Viên Ngũ Bách La Hán được trang trí với 500 tượng đá chư vị A La Hán bằng kích cỡ người thật. Công viên này cũng có thể được coi là độc nhất trên thế giới.

Có 3.5 triệu công nhân kể cả kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân v.v.. từ Nam Hàn và Trung quốc đã làm việc miệt mài trong bảy năm mới hoàn tất công trình vĩ đại này và được khánh thành hồi đầu tháng 11, 2008.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here