Trang chủ Phật giáo khắp nơi Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) nghĩ về Thiền sư Tuệ...

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) nghĩ về Thiền sư Tuệ Tĩnh và những chặng đường từ Hồng Nghĩa Đường đến Tuệ Tĩnh Đường”

119
0

 

Thiền Sư Tuệ Tĩnh

Thiền Sư Đại Danh Y Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, xuất gia lấy  pháp hiệu là Tuệ Tĩnh ( cũng gọi là Huệ Tĩnh, ngoài ra Ngài còn có các tên là Thận Trai, Vô Dật, Tráng Tử). Ngài xuất thân trong một gia đình bần nông, cha là cụ ông Nguyễn Công Vĩ, mẹ là cụ bà Hoàng Thị Ngọc. Ngài sinh ra tại Phủ Thượng Hồng, làng Nghĩa Phú thuộc tỉnh Hải Dương nay là thôn Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.

Theo truyền thuyết ở địa phương, Ngài sinh trưởng dưới triều Trần Dụ Tông (thế kỷ XIV), lúc lên 6 tuổi, cha mẹ đều mất. Ngài được Tổ sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ăn học (chùa Hải Triều sau gọi là chùa Nghiêm Quang tức chùa Giám ở xã Cẩm Sơn, vì bị đất lở, đã dời đến xã Tân Sơn cùng huyện Cẩm Bình). Đến 10 tuổi, Bá Tĩnh lại được sư cụ chùa Giáo Thuỷ ở Sơn Nam (Nam Đình) đưa về cho ở học với nhà sư chùa Dũng Nhuệ trong huyện. Ở đấy, Tuệ Tĩnh được gọi là tiểu Huệ, nên có biệt danh là Huệ Tĩnh. Ông được học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa.

Đến năm 22 tuổi, Ngài đi thi Hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa đi tu lấy Pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ngài tiếp tục chữa bệnh giúp dân ở chùa nầy và phát triển thêm một số cơ sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, như chùa Hộ Xá (Nghĩa Xá). Năm 30 tuổi, Ngài trở về trụ trì chùa Yên Trang, Ngài đã tu bổ lại chùa nầy và một số chùa khác (24 ngôi) ở hạt Sơn Nam và quê hương, huấn luyện y học cho các Tăng, Ni để mỡ rộng việc chữa bệnh làm phúc.

Năm 45 tuổi, Ngài thi Đình, đậu Hoàng Giáp. Năm 55 tuổi Ngài bị bắt đi sứ sang Trung Quốc, được nhà Minh giữ lại làm việc ở viện Thái y, rồi mất ở bên ấy, không rõ năm nào.

Sự nghiệp trước tác của Ngài: về Phật học, Ngài đã giải nghĩa bằng chữ Nôm sách Thiền Tông Khoá Hư Lục của vua Trần Thái Tông soạn.

Về y học, Ngài đã soạn các sách Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm (theo Hải Dương phong vật chí), nhưng phần nguyên tác của Tuệ Tĩnh không còn trọn vẹn do binh hoả, cụ thể các thư tịch của ta đã bị quân nhà Minh phá huỷ hồi đầu thế kỷ XV khi chúng sang xâm chiếm nước ta. những tác phẩm còn lại đến nay đều do người đời sau biên tập lại với tài liệu thu thập trong nhân dân. Hiện có: Nam dược thần hiệu; Nam dược chính bản; Thập tam phương gia giảm; Thập tam phương gia giảm và Bổ âm đơn; Một bài Nhân thân phú.

Hồng Nghĩa Đường

Thời còn tại thế, Thiền Sư Danh Y Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, theo phương châm “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” Ngài đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và

Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức, 182 Phan Bội Châu, Huế

thu trữ thuốc theo thời vụ để có sẳn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển y học dân tộc. Khi ấy Ngài đặt tên cho nơi hoạt động khám chữa bệnh cấp phát thuốc của mình là Hồng Nghĩa Đường. Đây là một tên ghép địa danh quê hương Ngài là Phủ Thượng Hồng và làng Nghĩa Phú thuộc tỉnh Hải Dương (nay là làng Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương). Tại nơi cấp phát thuốc, khám chữa bệnh của Ngài khi ấy rất được người dân khắp nơi tìm đến, không những do Ngài là một vị thiền sư danh tiếng, với tinh thần từ-bi-hỷ-xã “thương dân như con” mà còn vì Ngài là một Đại Y Thiền Sư là một người thầy thuốc Việt Nam đầu tiên đã dương cao ngọn cờ “ Nam Dược Trị Nam Nhân”.

Những công trình nghiêng cứu thuốc Nam do Ngài tự mày mò khám phá ra nguồn dược liệu vô cùng phong phú và quý giá của đất nước ta, làm rung động lòng người khắp nơi trên đất nước. Hồng Nghĩa Đường lúc ấy của Ngài là một niềm tự hào chung cho nền y học dân tộc, Ngài đã xoá tan đi sự “mê tín” của người dân quen dùng thuốc Bắc và cho rằng chỉ có thuốc Bắc mới chữa trị được bệnh cho người dân mà không chú ý gì nhiều đến những giá trị quý báu của Đông Y, đến khi những nghiên cứu của Ngài với cách dùng thuốc Nam (thuốc của Địa phương) ra đời đã cho thấy sự vĩ đại của con người Việt Nam và những sản vật thuốc Nam là đáng tin cậy, lúc đó thói quen của người dân ta mới có sự chuyển đổi và tiếng tăm của Ngài cũng như nơi cấp phát thuốc, khám chữa bệnh Hồng Nghĩa Đường của Ngài ngày càng có thêm nhiều uy tín.

Tuệ Tĩnh Đường

Cơ sở khám chữa bệnh từ thiện Hồng Nghĩa Đường của Thiền Sư Tuệ Tĩnh đã có những ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của dân chúng khắp nơi nên đến khi Ngài viên tịch (qua đời) chỉ trong vòng 5km mà có tới 3 nơi phụng thờ hương khói. Đó là chùa Giám, còn gọi là chùa An Trang; chùa Hải Triều còn bia ghi công của Ngài; và có một tượng của Ngài được người dân tạc để lại; và tại Đền Thánh thuốc Nam ở làng Nghĩa Phú nơi quê quán của Ngài còn tấm hoành phi Nam Thiên Y Thánh để ghi nhớ công ơn của Ngài; Đền Bia xây dựng  giữa hai làng Nghĩa Phú và Văn Thai được nhân dân cả nước hướng về chiêm ngưỡng. Chắc chắn từ khi Ngài viên tịch đã có nhiều lần nhân dân cả nước đã đến đây cầu xin thuốc chữa bệnh, nhưng lịch sử chỉ thấy ghi lại hai lần:

Ban Điều hành Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức tiếp nhận máy khám mắt

Lần thứ nhất là vào tháng 10 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) cũng đã ứng dụng thành công công trình của Ngài mà trong sách “Đại Nam Thực Lục Chỉnh Biên” có ghi nhận.

Lần thứ hai vào năm 1936, khi sự nghiệp chữa bệnh cứu người của Đại Danh Y Thiền Sư lại được báo chí hồi đó nói đến rất nhiều. vứt bỏ bề ngoài mê tín dị đoan, đặt trưng như bài “Thuốc Thánh Đền Bia” đăng trong báo Đuốc Tuệ của  Hội Phật Giáo Việt Nam hồi đó ra ngày 14-7-1936: “từ cuối tháng ba thì còn lác đác. Từ 1 tháng 4 sau khi làm lễ rước Thánh xong ngày càng đông lắm. ngày vài ba nghìn người, có người đi vài ngày mới đến. Thuốc Thánh rất kị thuốc Bắc và thuốc Bắc đến cầu xin thì đơn bị cháy, thuốc bị đổ hắt đi. Vì thế các thầy lang các hàng thuốc Bắc ở chợ Phú Lộc ở vùng Cẩm Giàng, ở hạt Nam Sách (những thị trấn gần quê hương Ngài)… Người dân các hạt quanh vùng đó ngôi đâu cũng chỉ một câu chuyện “Thuốc Thánh đền Bia” là vui hơn cả”.

Và cho tới kỳ đại hội Phật giáo kỳ II, năm 1987 Giáo hội ra nghị quyết đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống các Trung tâm khám chữa bệnh từ thiện mang tên là Tuệ Tĩnh Đường thay cho “Hồng Nghĩa Đường” của Thiền sư Tuệ Tĩnh ngày trước là hợp lẽ, bởi vì những địa danh, quê hương của Thiền Sư đã không còn nữa. một nghị quyết đúng với tinh thần Ngũ minh trong đó có y phương minh (những phương pháp y học của Phật giáo) của đạo Phật mà lại hợp với lòng dân nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của người dân.

Trong lúc đời sống nhân dân ta còn gặp nhiều khó khăn, người yếu đau bệnh tật đang thiếu thuốc, việc Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ II đề ra nhiệm vụ thừa kế lại truyền thống chữa bệnh của Thiền sư Đại danh Y Tuệ Tĩnh, xây dựng hệ thống các Tuệ Tĩnh Đường trên khắp ba miền đất nước là một công việc rất kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tinh thần từ bi của Đạo Phật.

Mỗi ngày có rất đông bịnh nhân nghèo đến khám tại TTĐ Hải Đức Huế

Trong đường hướng chung đó của Phật giáo toàn quốc, năm 1989, Ban Trị Sự Phật giáo Thừa Thiên-Huế cho phép thành lập Tuệ Tĩnh Đường Diệu Đế. Và  đến năm 2002, để trả lại mặt bằng cho ngôi Quốc Tự Diệu Đế chuẩn bị kế hoạch trùng tu bảo tôn, Ban Điều hành đã được Chư Tăng Tổ đình Hải Đức mà đại diện là Hòa thượng Thích Trí Hải đã đi đến thỏa thuận (bằng giấy thỏa thuận ký ngày 06/04/2002 giữa HT. Thích Trí Hải (đại diện Tổ đình Hải Đức) và HT. Thích Hải Ấn (đại diện Ban Điều hành Tuệ Tĩnh Đường Diệu Đế) về nội dung xây dựng Tuệ Tĩnh Đường mới mang tên là Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức. Và đến năm 2005 thì công tác xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động với tên gọi chính thức là Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức.

Sau gần 5 năm đi vào họat động, nối tiếp kết quả của Tuệ Tĩnh Đường Diệu Đế, Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức đã có nhiều sự đầu tư, mở rộng cả về phương tiện lẫn nhân sự, nên việc khám chữa bịnh miễn phí cho bà con bịnh nhân nghèo đã có nhiều khởi sắc hơn, tạo được niêm tin trong lòng dân chúng nghèo trên quê hương Thừa Thiên Huế và là một địa chỉ quen thuộc của bà con bịnh nhân nghèo.

N.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here