Trang chủ Tài liệu - Thư viện - Phim Phật giáo Lưu trử Nhân Minh học Phật giáo và dân chủ hoá.

Nhân Minh học Phật giáo và dân chủ hoá.

271
0

 Hai là giúp diễn đạt nhận thức đúng đắn đó một cách lô-gic, khiến cho người khác bị thuyết phục và chấp nhận.

 Để phục vụ mục đích thứ nhất, Nhân Minh học Phật giáo trình bày Nhận thức luận của mình, một môn học mà phương Tây gọi bằng từ Anh ngữ quen thuộc epsitemologi hay theory of knowledge. Còn để phục vụ mục đích thứ hai, Nhân Minh học có phần “Tam đoạn luận” mà phương Tây có từ ngữ tương đương là syllogism,một từ rất là thân quen đối với những người có nghiên cứu môn Lôgíc học của Aristốt, là triết gia nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại. Trên thực tế, Trần Na không dùng từ Tam đoạn luận mà dùng từ “Tam chi tác pháp” nghĩa là phép luận lý dựa trên ba mục, khác biệt với phép luận lý của Ấn Độ giáo dựa trên năm mục, gọi là ngũ chi tác pháp.

 Những tư tưởng gia lớn của Phật giáo – cụ thể là các luận sư nổi tiếng của thời kỳ Phật giáo bộ phái và sau đó của Phật giáo Đại thừa đã sử dụng có hiệu quả môn Nhân Minh học để bác bỏ mọi luận điểm sai trái và giáo điều của Bà-la-môn giáo, cũng như của các tôn giáo và hệ tư tưởng khác ở Ấn Độ lúc đó.

 Về vấn đề này, Giáo sư Radhakrishnan, tác giả bộ sách hai tập “Lịch sử triết học Ấn Độ” đã viết như sau: “Kỷ nguyên của đức Phật là suối nguồn vĩ đại của tinh thần triết học ở Ấn Độ… Sự chống đối của đạo Phật và đạo Jain tạo ra một kỷ nguyên trong lịch sử của tư tưởng Ấn Độ, vì cuối cùng, nó làm giải thể, làm tan vỡ phương pháp chủ nghĩa giáo điều và giúp đề xuất một quan điểm phê phán. Đối với các tư tưởng gia Phật giáo lớn, lôgíc học là kho vũ khí chủ yếu, tạo ra những vũ khí phê phán có sức huỷ diệt phổ biến. Phật giáo phục vụ như liều thuốc tẩy quét sạch tâm thức khỏi hiệu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa. Các học phái bảo thủ (tức các triết phái chính thống của Ấn Độ giáo – M.Ch. chú) bắt buộc phải hệ thống quan điểm của mình và bảo vệ chúng một cách lôgíc. Mặt phê phán của triết học trở thành cũng quan trọng như mặt tự biện vậy”.

 Nguyên bản câu Anh ngữ:

(The age of Buddha represents the great springtide of philosophic spirit in India… The revolt of Buddhism and Jainism forms an era in the history of Indian thought since it finally explodes the method of dogmatism and helped to bring about a critical point of view. For the great Buddhist thinkers, logic was the main arsenal, where were forged the weapons of universal criticism. Buddhism serves as a cathartic in clearing the mind of the cramping effects of ancient obstructions. The conservative schools were compelled to codifi their views and set forth logical defences of them. The critical side of philosophy became as important as the speculative…”) (Indian philosophy-Radhakrishnan. Volume 22p.17)

Tôi sở dĩ trích dẫn cả đoạn văn trên, trong bài mở đầu tập II bộ sách “Triết học Ấn Độ”, kèm theo cả phần nguyên bản Anh ngữ, không những vì tầm quan trọng của đoạn văn đối với chủ đề “Nhân Minh học và dân chủ hoá”, mà còn vì uy tín lớn của tác giả, nguyên Tổng thống Ấn Độ, nguyên Giáo sư môn Triết phương Đông ở trường Đại học Anh Oxford, mà nhất là ông cũng là một triết gia hàng đầu của Vedanta giáo (tức Ấn Độ giáo cách tân). Một triết gia hàng đầu của Ấn Độ giáo cách tân lại thừa nhận là đạo Phật đã tác động như “liều thuốc tẩy quét sạch đầu óc khỏi những hiệu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa”. Thật là chuyện hiếm có trong giới tôn giáo và triết học, hay là chỉ xảy ra trước những sự thật hiển nhiên là Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ, đã khai phóng tư tưởng triết học Ấn Độ, thoát khỏi giáo điều của Thánh kinh Veda, mở ra một trang sử mới, có tiính cách mạng cho đời sống tôn giáo và tâm linh Ấn Độ.

Nhân Minh học và dân chủ hoá ở nước ta hiện nay

Một chế độ dân chủ đích thực thường có hai tiền đề, và đối với  mỗi tiền đề như vậy, Nhân Minh học Phật giáo đều có thể có sự cống hiến tích cực: hai tiền đề đó là:

1.Mọi người đều có thể phạm sai lầm. Trên đời, chỉ có hai người không phạm sai lầm, như Lênin nói, tức là người còn nằm trong bụng mẹ và người chết đã nằm trong quan tài. Loại trừ hai loại người đó ra, thì ai cũng có thể phạm sai lầm, kể cả những người lãnh đạo. Nhưng một chế độ dân chủ đích thực, với một cơ chế quản lý thông thoáng, có khả năng hạn chế tối đa những sai lầm của lãnh đạo, trong các lĩnh vực chính sách, chủ trương và biện pháp. Trong hơn một tháng nay, sự kiện nhân dân cả nước tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng, là một minh chứng về một biện pháp dân chủ có khả năng hạn chế tối đa những sai lầm về đường lối, chủ trương cũng như về những giải pháp thực hiện đường lối và chủ trương đó, mà cơ quan lãnh đạo của Đảng đã vạch ra cho thời gian sắp tới.

2. Trong một chế độ dân chủ thật sự, mọi người dân đã được động viên tham gia đóng góp ý kiến vạch ra đường lối, chủ trương… của Đảng và lãnh đạo, thì điều không thể tránh là có (và thật sự đã có) không ít ý kiến chống đối, khác biệt… Và đối với những ý kiến khác biệt hay thậm chí đối lập, được đề xuất với thái độ xây dựng. Nhà nước nói chung không dùng phương pháp bạo lực hay áp đặt mà chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục. Thuyết phục người khác không phải là chuyện dễ. Trước hết, chúng ta rất có thể nghĩ một đàng mà nói một nẻo, hay là tự mình mâu thuẫn với mình. Hai nữa, trừ phi với những người có trình độ học vấn và văn hoá nhất định còn thì khi trình bày ý kiến của mình, người ta rất dễ phạm lỗi. Môn Nhân Minh học Phật giáo có ưu điểm là đã phân tích sâu sắc, chi tiết những lỗi lầm chúng ta có thể phạm khi phát ngôn. Tất nhiên, tôi muốn nói những phát ngôn nghiêm túc, bày tỏ quan điểm hay ý kiến của mình về vấn đề gì đó, chứ không phải là chuyện trà dư tửu hậu. Nhân Minh học Phật giáo phân tích cho biết, khi phát biểu quan điểm của mình thành một mệnh đề, thì chúng ta có thể phạm tới 9 lỗi. Sách Nhân Minh học gọi là 9 lỗi của tôn. Tôn là một quan điểm được phát biểu dưới hình thức một mệnh đề. Tất nhiên ở đây, trong khuôn khổ một bài tập san, không thể trình bày và phân tích 9 lỗi của tôn. Nhưng môn Nhân Minh học tức Lôgíc học Phật giáo có trình bày những chuyện như vậy, nhằm cảnh tỉnh chúng ta khi phát biểu quan điểm thì phải nói có lý có lẽ, mới hy vọng không phạm sai lầm và thuyết phục người khác được.

Chỉ đề xuất quan điểm thôi mà đã có thể phạm đến 9 lỗi. Nhưng khi giải thích quan điểm đó bằng các lý lẽ, nhằm bênh vực quan điểm của mình là đúng đắn, thì Nhân Minh học Phật giáo cho biết chúng ta có thể phạm đến 14 lỗi. (gọi là 14 lỗi của Nhân).

Cuối cùng, khi đưa ra cá ví dụ để minh họa quan điểm của mình, thì chúng ta có thể phạm 10 lỗi. (lỗi về Dụ). Ở đây, không phải vấn đề “mẹ hát con khen hay”, nhưng chúng ta nên dần dần bỏ lối nhìn một chiều, phân biệt người phương Đông nặng về tâm linh, trực cảm, tổng hợp…con người phương Tây thì nặng về duy vật, phân tích, tri thức… Trái lại, các công trình hiện đại nghiên cứu tâm lý các dân tộc cho thấy, ở phương Tây và ở phương Đông, trong một con người đều hàm chứa tất cả mọi xu hướng tâm lý tâm linh và duy vật, trực cảm và tri thức, phân tích và tổng hợp, v.v… Tất cả tuỳ theo bối cảnh xã hội – lịch sử, tuỳ theo thiết chế giáo dục, mà các xu hướng trên, tuy tồn tại, nhưng đậm nhạt, nặng nhẹ khác nhau.

Có ai phủ nhận môn Nhân Minh học Phật giáo là sản phẩm của phương Đông, cụ thể là của Ấn Độ? Ấy thế, mà về trình độ phân tích các lỗi lầm lôgíc (logical fallacies), thì lôgíc học phương Tây không thể sánh bằng môn Nhân Minh học. Nói chung lại, người phương Tây có rất nhiều điều cần học ở phương Đông, và người phương Đông cũng vậy, có nhiều điều nên và có thể học hỏi ở phương Tây. Phải chăng nói như giáo sư Radhakrishnan là đúng mức:

“Khi chúng ta nhìn theo chiều dài lịch sử, chúng ta sẽ thấy không có một quan điểm của phương Đông khác biệt quan điểm của phương Tây về cuộc sống”.
(Radhakrishnan – East and West. Some reflexions. P 13 (London London and Unwin Ltd. 1955)

(Radhankrishnan – Đông và Tây – Vài dòng suy nghĩ…)

Không thể phủ nhận rằng các nước công nghiệp phương Tây đã có những thành tựu đáng kể về các thiết chế tự do và dân chủ hoá. Chính Bác Hồ chúng ta đã học được nhiều ở những tư tưởng tự do dân chủ của cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ, và đã vận chúng một cách sáng tạo để đề xuất sách lược đấu tranh giải phóng dân tộc cho Việt Nam. Cũng như vậy, người phương Tây rất có thể học hỏi nhiều ở phương Đông, nhất là ở các lĩnh vực tâm lý học và Nhân Minh học.

 Ở các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nước ta vì sao chỉ giảng dạy mỗi một môn Lôgíc học phương Tây? Làm như phương Đông không có môn Lôgíc học tức Nhân Minh học của mình. Chúng ta cần nhớ nhận xét sáng suốt của Bác Hồ: “Phương Tây không phải là cả thế giới!”.

 Một điều may mắn vô cùng là với Trái Đất ngày càng thu hẹp, do những tiến bộ vượt bực của khoa học thông tin và giao thông vận tải, ba trung tâm văn hoá truyền thống của thế giới là Hy Lạp-La Mã, Ấn Độ và Trung Hoa đã không ngừng tác động vào nhau, xâm nhập lẫn nhau, bổ sung cho nhau, nhằm mục đích cứu kính là phục vụ con người, giúp cho ocn người sống hoàn thiện và hạnh phúc hơn, không kể là người phương Đông hay người phương Tây.

Lạ lùng thay! Gần đây, Khổng Tử được phương Tây thừa nhận là lý thuyết gia đầu tiên của loài người về dân chủ, thế nhưng những thiết chế dân chủ đầu tiên lại được thiết lập không phải ở Trung Hoa mà là ở châu Âu (1), cũng như người Trung Hoa phát minh ra thuốc súng, nhưng chỉ để làm pháo bắn đì đùng mà chơi, còn những khẩu súng đầu tiên bắn chết người lại được phát minh ở phương Tây. Cũng như hơi nước từ thời xa xưa đã đựoc người Mông Cổ và người Tây Tạng theo đạo Phật dùng để quay tròn các thùng chứa kinh Phật, (thế kỷ VII hay VIII), nhưng mãi tới thế kỷ XVII-XVIII, người Pháp là Denis Papen mới sáng chế ra máy hơi nước đầu tiên! Cũng vậy từ cuốn kinh Kim Cang được khắc in ở Trung Hoa vào khaỏng thế kỷ VI (bản in này hiện nay vẫn còn lưu giữ tại Viện Bảo tàng Hoàng gia Anh ở Luân Đôn) cho đến máy in đầu tiên do người Đức là Gutenberg phát minh (1400-68) phải mất 12 thế kỷ.

Các môn khoa học tâm linh ở phương Tây hiện nay đang ở thời kỳ thai nghén, trong khi ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, chúng đã có một bề dày lịch sử hàng 4-5000 năm! Mà tâm linh không phải là cái gì xa lạ mà chính là cái sâu sắc nhất ở trong mỗi con người. Tôi tin là, những thành tựu chính trị và xã hội của phương Tây (thí dụ, các thiết chế dân chủ và tự do) sẽ không được cũng cố và hoàn thiện, nếu những thành tựu đó không lấy các thành tựu siêu việt về tâm linh và đạo đức của phương Đông – đặc biệt là Phật giáo làm nền tảng vững chắc!.

M.C 

Chú thích :
(1) Xem “The concept of Man” A sutudy of comparative Philosophy-Radhakrishnan and Rafu.P.33. (Khái niệm về con người “Một công trình nghiên cứu về triết học so sánh”).
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here