Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Nhà Nguyễn đối với Phật giáo

Nhà Nguyễn đối với Phật giáo

206
0

Nguyễn Hoàng vốn người nhân đức và rất sùng tín Đạo Phật, nên khi vào trấn ở Thuận Hóa, được nhân dân ở đây thường gọi ông là Chúa Tiên. Chúa là người trước tiên khơi nguồn tín ngưỡng Phật Giáo ở miền Trung. Trong khoảng 13 năm trị vì (1600-1613) chúa đã dựng những chùa: Thiên Mụ (1601) ở Huế; chùa Bảo Châu (1607) ở Trà Kiều (Quảng Nam); chùa Kính Thiên (1609) ở Quảng Bình (đời Minh Mệnh đổi tên là Hoằng Phúc).


Chúa mất năm 1613, thọ 89 tuổi. Người con thứ sáu của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế nghiệp cha (1613-1635), đương thời gọi là chúa Sãi. Năm 1629, Đào Duy Từ hiến kế lập đồn Trường Dực (Quảng Bình) và xây lũy đài ở cửa Nhật Lệ (Đồng Hới), ngăn đôi nước Việt Nam. Kể từ đấy, chúa Nguyễn cắt đứt việc cống nạp đối với chúa Trịnh.


Họ Nguyễn Xưng Chúa và Mở Mang Phần Đất Ở Việt Nam.


Năm 1558, nguyễn Hoàng (con thứ hai của Nguyễn Kim), làm tướng, lập được nhiều công và được vua Lê Thế Tông phong làm Thái úy Đoan quân công. Ông vận động với chị là Ngọc Bảo để nhờ Trịnh Kiểm tâu lên vua Anh Tông (nhà Lê) cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn ở Thuận Hóa, lãnh thổ nước ta lúc ấy đã gồm tới đèo Cù Mông (Bình Định) kể từ gần 100 năm rồi. Do đó, sự thôn tính phần đất Chiêm Thành còn lại, do Nguyễn Hoàng và con cháu, không khó khăn như xưa nữa.


Năm 1611, nguyễn Hoàng đem quân đánh lấy phần đất từ đèo Cù Mông xuống đến Phan Rang, tức tỉnh Ninh Thuận ngày nay.


Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu thôn tính nốt phần đất của Chiêm Thành đến Bình Định. Trước khi nước Chiêm Thành hoàn toàn bị tiêu diệt, Việt Nam đã bắt đầu di dân tới hai địa điểm bỏ hoang, thuộc lãnh thổ Chân Lạp Khmer cũ là Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hòa). Từ thế kỷ XV, nước Chân Lạp nội loạn và sự quấy phá của Tiêm La (Thái Lan) đã bắt đầu suy yếu. Năm 1658, cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng đến nỗi vua nước đó phải xin thần phục chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần). Rồi, kế tiếp làn sóng người Việt, trên đường Nam tiến, cứ mỗi ngày thêm đông hơn.


Năm 1698, nhân nước Chân Lạp có nội loạn, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy cớ là vua nước ấy thất hứa không theo lệ triều cống, liền sai ông Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp, rồi thừa cơ hội chính thức lập vùng đất – do người Việt và người Hoa đã tới khai khẩn lập nghiệp ở đây – làm hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phán Trấn (Gia Định) mà hiện nay là các tỉnh miền đông Gia Định, Long An và một phần đất của Định Tường.


Năm 1759, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang lại được đặt làm phủ huyện Việt Nam. Ngoại trừ An Xuyên, Hà Tiên và Kiên Giang do Mạc Thiên Tứ chiếm cứ và mở mang, dù đã được thuộc quyền nhà Nguyễn từ năm 1708, nhưng mãi đến năm 1780, Việt Nam mới thực sự thu hồi 3 tỉnh An Xuyên, Hà Tiên và Kiên Giang sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Phật giáo Đàng Trong, từ sông Gianh trở vào Nam, phần lớn chịu ảnh hưởng Phật Giáo Trung Hoa, do các ngài TẾ VIÊN, GIÁC PHONG v.v.. đều là người Tàu đem Đạo Phật truyền bá ở Trung Kỳ nước ta.


Đến đời chúa thứ tư là Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) lại có các thiền sư như Hòa thượng Thọ Tôn, pháp danh NGUYÊN THIỀU, từ Trung Hoa qua Việt Nam, ban đầu trác tích ở phủ Quy Ninh (Bình Định), truyền bá chính pháp và sáng lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân và dựng tháp Phổ Đồng (?), hoằng truyền phái Lâm Tế. Phật giáo Trung Kỳ (và cả Nam Kỳ nữa), coi ngài là vị sơ tổ của dòng thiền Lâm Tế. Tiếp theo ngài Nguyên Thiều là các ngài Minh Hoằng Tử Dung, khai sơn chùa Ấn Tông, tức chùa Từ Đàm ở Huế; ngài Minh Hải Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam, và ngài Minh Vật Nhất Trí, Minh Giác Kỳ Phương v.v..


Đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), ngài Nguyên Thiều có lần cùng với sứ nhà Nguyễn, được sự ủy nhiệm của chúa qua Trung Hoa, mời các bậc danh tăng và thỉnh kinh sách, pháp khí v.v.. Trong số các bậc danh tăng nhận lời mời tới Việt Nam có Hòa thượng Thạch Liêm Đại Xán (thuộc phái Tào Động) . Cuộc khởi hành sang Việt Nam ngày 15 tháng giêng năm Ất Hợi, niên hiệu Khang Hy thứ XXXIV (1695), đến Thuận Hóa ngày 1 tháng 2, Hòa thượng được chúa Nguyễn tiếp đón nồng hậu và rước về chùa Thiền Lâm. Ngày 1 tháng 4 năm Ất Hợi (1695), chúa lập đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ, cầu thỉnh Hòa thượng truyền thụ giới pháp cho 1.000 giới tử, gồm những người thụ Sa di, Tỳ khưu và Bồ tát và được hòa thượng Thạch Liêm đặt pháp danh là Hưng Long, hiệu “Thiên Túng Đạo Nhân”.


Sau đó, Hòa thượng về Tàu. Nhân có dịp tàu buôn qua Việt Nam, ngài có gửi chúa Nguyễn Phúc Chu một bức thư và một bài thơ. Nguyên văn:


“Nhất giang yên lãng, đạo cách trung vân;


Bát đổ xuân phong, tuyết thiên hoa mấn.


Sổ nhân gian chi hạ lạp,


Ức thiên ngoại chi nhân duyên;


Dao trì duy điện bồ đoàn,


Dĩ chứng hoàng mai tiêu tức.


Viên khiển độ giang chi vĩ,


Thiểu thân súc địa chi hoài.


Dạ nguyệt thông triều, trì lai viễn tín;


Tân thi ký tặng, quí pháp trường Ngôn”.


Thi viết:


“Đông phong tân lãng mãn giang tần,


tưởng kiến hồ sơn vũ lộ tân.


Tự thị dương hòa qui thảo mộc,


Thái bình nhân túy hải thiên xuân”


Trời bể muôn trùng, nước mây cách trở;


Xuân về mấy độ, làn tóc nửa sương.


Bấm tay nghĩ chuyện nhân gian,


Chạnh nhớ mối tình thiên ngoại.


Tưởng chừng dưới chiếu bồ đoàn,


Đã tỏ hoàng mai lối cũ.


Thuyền lan tiện gió,


Thấu chỗ nhớ nhung.


Sóng vỗ trăng ghềnh, mây đua tin nhạn;


Mấy lời quê cạn, tỏ chút u hoài.


Thơ rằng:


Sóng rỡn hoa tần phát gió đông.


Đỉnh hồ tưởng thấy hạt mưa nhuần.


Cỏ cây vui dưới trời êm dịu,


Người ngắm thăng bình tắm bể xuân.


– bản dịch -THÍCH MẬT THỂ, VNPGSL


Ngoài phái Nguyên Thiều ra, vào đầu thế kỷ XVII, Phật Giáo Trung Kỳ lại có thêm một dòng thiền nữa, tức chi phái Liễu Quán.


Đời chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1711, sau khi đã trùng tu chùa Thiên Mụ xong, chúa cho đúc quả chuông lớn, nặng 3.285 cân đồng để tại chùa.


Khoảng những năm 1738-1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát, lại sức trùng tu chùa Thiên Mụ rất là tráng lệ và sai sứ qua Trung Hoa thỉnh Đại Tạng Kinh hơn 1.000 bộ về để tại chùa. Các chúa kế tiếp cũng rất sùng kính Đạo Phật.


Từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) Đạo Phật đã truyền bá vào đất Nam Kỳ.


Những Ngôi chùa cổ như: chùa Vạn An ở Phước Tuy kiến tạo năm 1711; chùa Tam Bảo ở Hà Tiên do Mạc Cửu lập khoảng những năm 1708-1725; chùa Hộ Quốc ở Biên Hòa lập năm 1735. Và đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm ở Sài Gòn – Chợ Lớn kiến tạo năm 1744.


Sang đời Nguyễn Gia Long thứ XIV (1815), vua Thế Tổ sắc sửa lại chùa Thiên Mụ. Và năm Minh Mệnh thứ VI (1826), vua Thánh Tổ sắc lập lại chùa Thánh Duyên (chùa dựng từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu, 1691-1725). Năm Thiệu Trị thứ IV (1844), vua Hiến Tổ, vâng di chúc của Thánh Tổ (Minh Mệnh) sắc xây ở chùa Thiên Mụ một tháp lớn bảy tầng, gọi là “Phúc Duyên Bảo Tháp”. Cũng trong năm ấy, vua sắc lập chùa Diệu Đế ở trung tâm thành phố Huế. Chùa nhìn ra con sông Hương quanh năm nước trong suốt, không gợn chút vẩn đục – một cảnh đẹp ở xứ thần kinh thơ mộng!


Nói chung, Phật Giáo đời Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng đến Bảo Đại, trong hơn ba trăm năm (1600-1954), tuy các vua, chúa hết lòng sùng kính Đạo Phật, nào xây chùa, dựng tháp, tô tượng đúc chuông… nhưng Phật Giáo trong giai đoạn này, vẫn chỉ thu hình trong phạm vi tín ngưỡng cổ truyền…, chứ thực chất thì Phật Giáo đời Nguyễn đã giản ước lắm!


Vào giữa thế kỷ XVI, khi nước ta có mầm mống phân tranh thì Thiên Chúa giáo cũng bắt đầu truyền vào Việt Nam. Theo Khâm Định Việt Sử: đời vua Lê Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hòa nguyên niên (1533), Ky Tô giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam, do người Tây tên là I-Nê-Khu đi đường bể vào giảng đạo ở làng Ninh Cường, xã Quần Anh (Hải Hậu, Nam Định). Và năm 1626, đời vua Lê Thần Tông, giáo sĩ Baldinoti tới Bắc Kỳ giảng đạo, chúa (Trịnh Tráng) không cho, phải bỏ đi. Nhưng, sau đó, có Jean Rhodes, từ Nam ra bắc yết kiến chúa Trịnh, được chúa cho phép ở lại kinh đô giảng đạo.


Sách Nam Sử của Trương Vĩnh Ký chép: “Năm 1596, đời chúa Nguyễn Hoàng, có giáo sĩ Diogo Adeverte, người Tây Ban Nha (Espagne), tới giảng đạo chúa ở Đàng Trong. Năm 1615, đời chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên), có giáo sĩ P. Busomi và năm 1624, có giáo sĩ Jean Rhodes là người Pháp Lan Tây (France) đến giảng đạo và lập ra giáo đường ở Phú Xuân”.


Từ khi các nước tư bản và đoàn truyền giáo phương Tây như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha (Portugal), Hòa Lan (Hollande)… đã mở rộng hoạt động và có chủ ý xâm lăng nước ta sau này. Tháng 7 năm 1783, Nguyễn Ánh, bị quân Tây Sơn vây ở Côn Lôn, may chạy thoát được về Phú Quốc. Đến cuối năm sau (1784) thì Nguyễn Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc1 , người Pháp, làm trung gian dẫn con trai (tên là Cảnh) và mang một văn thư gửi chính phủ Pháp nhờ giúp 1500 quân, tàu bè, súng đạn… và ngày 28-11-1787, ông Bá Đa Lộc và thượng thư ngoại giao bộ Montmorin, đại diện chính phủ Pháp ký bản Hiệp ước Versailles, gồm 10 khoản, nội dung chủ yếu là: “Vua nước Pháp bằng lòng giúp – theo thư yêu cầu của Nguyễn Ánh – với điều kiện: Nguyễn vương phải nhường hẳn cho Pháp đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), cửa bể Hội An (Faifo) và cam kết để cho nước Pháp với một nước ở phương Đông”. Ngày 8 tháng 12 năm 1787, ông Bá Đa Lộc vào bái tạ hoàng đế Louis XVI, rồi đem hoàng tử Cảnh xuống tàu trở lại Việt Nam.


Năm 1851, Tự Đức năm thứ IV, nghĩa là từ khi có tờ DỤ2 cấm đạo lần thứ hai, chính phủ Pháp liền sai ông Leheur de Ville-Sur-Arc đem chiến thuyền “Catinat” vào cửa Đà Nẵng, rồi cho người đem thư trách chính quyền Việt Nam về việc cấm đạo. Cuối năm 1856, Tự Đức năm thứ IX, sứ thần nước Pháp là ông Montigny tới cửa Đà Nẵng, cho người đưa thư xin triều đình nhà Nguyển cho người Pháp được đi lại thông thương và đặt lãnh sự ở Huế cùng cho giáo sĩ được tự do giảng đạo.


Sách Nam Kỳ Sử Ký (Histoire de la Cochinchine) chép: “ông giáo sĩ thành Rouen là Mgr de Bonnechose và bà hoàng hậu cũng có ý giúp ông giám mục Pellerin, nên Pháp hoàng Napoléon đệ tam mới quyết ý sai quan đem binh thuyền sang đánh nước Việt Nam” (theo VNSL).


Sách Thập Giá và Lưỡi Gươm: “Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ việc Pháp xâm lăng Việt Nam là giám mục Pelơranh (Pellerin) của quan địa phận Huế và linh mục Húc, cựu thừa sai truyền giáo. Giám mục Pelơranh đã khẳng định trước mặt triều đình Napoléon III rằng: Nếu quân Pháp đánh chiếm nước này, thì giáo dân bản xứ sẽ tiếp đón họ như những kẻ cứu tinh“. Linh mục Húc cũng viết thư cho vua rằng: “Chiếm lấy Nam Kỳ là việc dễ dàng nhất trần gian, nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng to lớn. Nước Pháp hiện có tại biển Trung Quốc những lực lượng dư sức để tiến hành công việc đó. Dân bản xứ thì hiền lành, siêng năng, rất dễ đón nhận đức tin Kytô giáo và đang rên xiết dưới ách tàn bạo ghê gớm. Họ sẽ tiếp đón chúng ta như những người giải phóng, những vị ân nhân. Chỉ cần ít lâu thôi là đem họ theo đạo được hết và làm cho họ nhiệt tình yêu mến nước Pháp“. – Thập Giá và Lưỡi Gươm, trang 36, bản tiếng Pháp DIEU ET CÉSAR Les Catholiques dans L’Histore du Vietnam của linh mục Trần Tam Tỉnh, Paris, 1978 –


Tháng 7 năm 1858, trung tướng hải quân Pháp Rigault de Genouilly dẫn 3.000 lính người Pháp và người I-Pha-Nho cùng 14 chiến thuyền vào cửa Đà Nẵng bắn phá các đồn lũy, rồi lên hạ thành An Hải và thành Tôn Hải. Năm 1861, trung tướng Charner đem cả thảy 70 chiến thuyền và 3.500 quân đánh lấy Gia Định; mặt khác, thiếu tướng Page và trung tá Bourdais đi đường bộ, theo sông Mékong, tiến chiếm thành Vĩnh Long. Quân ta chống cự một cách yếu ớt. Còn triều đình Huế lo sơ, xin giảng hòa. Và Hòa Ước Năm Nhâm Tuất (1862) ra đời, gồm 12 khoản, nội dung chủ yếu là: “Nước Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp ba tỉnh Biên hòa, Gia Định và Định Tường; nước Việt Nam không được đem binh lính, khí giới đi qua những tỉnh đã nhường cho Pháp, và những chiến thuyền nước Pháp được tự do ra vào sông Mékong; các giáo sĩ nước Pháp và giáo sĩ nước I Pha Nho được tự do giảng đạo, và để cho người dân Việt Nam được tự do theo đạo; người Pháp và người I Pha Nho được tự do đi lại buôn bán ở cửa Đà Nẵng, cửa Ba Lạt và cửa bể Quảng Yên…”


Năm 1867, từ Mỹ Tho thiếu tướng De la Grandière dẫn hơn 1.000 quân tiến đánh ba tỉnh phía Tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.


Năm 1873, đại úy Francis Garnier đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất), Nguyễn Tri Phương tử tiết, sau đó quân Pháp đánh lấy các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định và Hải Phòng. Và … đưa đến Hòa Ước Giáp Tuất, 1874, gồm 22 khoản, nội dung chủ yếu là: “Các giáo sĩ được tự do giảng đạo, và dân chúng được tự do theo đạo; tàu thuyền Pháp được tự do vào cửa Thị Nại (Qui Nhơn), cửa Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Hồng, và nước Pháp được quyền đặt lãnh sự ở các cửa bể và các thành thị Việt Nam phải thuận nhượng đứt đất sáu tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp…”


Tháng 4 năm 1882, đại tá Henri Rivière đánh lấy thành Hà Nội (lần thứ hai), Hoàng Diệu tuẫn tiết. Kết cuộc đưa đến Hoà Ước Năm Quí Mùi, 1883, nội dung gồm 27 khoản, đại lược: “Nước Nam chịu nhận nước Pháp bảo hộ; mọi việc giao thiệp với nước ngoài, đều do nước Pháp chủ trương; tỉnh Bình Thuận thuộc về Nam Kỳ; quân Pháp đóng giữ ở núi Đèo Ngang và ở Thuận An; từ tỉnh Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang thuộc quyền cai trị của triều đình Huế…”


Thế là từ đó nước Việt Nam hoàn toàn đặt dưới quyền cai trị của nước Pháp. Triều đình Huế đã đầu hàng Pháp. Nhưng giới sĩ phu trong nước vẫn khẳng khái, trước sau, lần lượt đứng dậy vận động quốc dân thành lập các Phong trào kháng Pháp, như: VĂN THÂN, CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU, ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC, DUY TÂN… và các cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên, ở Yên Bái… đều có chung mục đích: đánh Pháp, giành lại quyền độc lập cho nước nhà. Như trên, kinh nghiệm cho thấy: hễ khi nào chính quyền và nhân dân xa lìa nguồn sống lịch sử Việt, xa lìa chính pháp, đánh mất ý thức dân tộc là chỉ có suy tàn, chỉ có chiến chinh. Xa lìa nguồn sống lịch sử Việt, là dắt quốc dân vào phiêu lưu, vào linh lạc, là làm cho xã hội Việt phân tán, nòi giống Việt gục lịm trong thân phận tù đày, nô lệ…


Bây giờ ta thử đặt lại vấn đề, để tìm ra manh mối, tại sao: “thời đại Lý – Trần nước Đại Việt hùng mạnh, toàn dân sống cuộc sống an lành, hạnh phúc?” – Là vì chính quyền và toàn dân (thời đó) đã biết khơi dậy Nguồn Sống của dòng sử Việt, phục hồi được mạch sống bất tận của SỨC SỐNG THẬT VIỆT. Mà thực vậy, “khơi lại được nguồn sống lịch sử Việt, là sẽ vượt và thắng được hết, và bất chấp hết mọi âm mưu từ ngoài tới, đồng thời xua quét được hết mọi ươn hèn, ỷ lại… bị đọng bên trong phát ra, hầu giải thoát con người ra khỏi những lệ thuộc của tinh thần máy móc của không tưởng cằn cỗi, luẩn quẩn và lịm chết”. Nguyễn Hoàng vốn người nhân đức và rất sùng tín Đạo Phật, nên khi vào trấn ở Thuận Hóa, được nhân dân ở đây thường gọi ông là Chúa Tiên. Chúa là người trước tiên khơi nguồn tín ngưỡng Phật Giáo ở miền Trung. Trong khoảng 13 năm trị vì (1600-1613) chúa đã dựng những chùa: Thiên Mụ (1601) ở Huế; chùa Bảo Châu (1607) ở Trà Kiều (Quảng Nam); chùa Kính Thiên (1609) ở Quảng Bình (đời Minh Mệnh đổi tên là Hoằng Phúc).



Chúa mất năm 1613, thọ 89 tuổi. Người con thứ sáu của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế nghiệp cha (1613-1635), đương thời gọi là chúa Sãi. Năm 1629, Đào Duy Từ hiến kế lập đồn Trường Dực (Quảng Bình) và xây lũy đài ở cửa Nhật Lệ (Đồng Hới), ngăn đôi nước Việt Nam. Kể từ đấy, chúa Nguyễn cắt đứt việc cống nạp đối với chúa Trịnh.


Họ Nguyễn Xưng Chúa và Mở Mang Phần Đất Ở Việt Nam.


Năm 1558, nguyễn Hoàng (con thứ hai của Nguyễn Kim), làm tướng, lập được nhiều công và được vua Lê Thế Tông phong làm Thái úy Đoan quân công. Ông vận động với chị là Ngọc Bảo để nhờ Trịnh Kiểm tâu lên vua Anh Tông (nhà Lê) cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn ở Thuận Hóa, lãnh thổ nước ta lúc ấy đã gồm tới đèo Cù Mông (Bình Định) kể từ gần 100 năm rồi. Do đó, sự thôn tính phần đất Chiêm Thành còn lại, do Nguyễn Hoàng và con cháu, không khó khăn như xưa nữa.


Năm 1611, nguyễn Hoàng đem quân đánh lấy phần đất từ đèo Cù Mông xuống đến Phan Rang, tức tỉnh Ninh Thuận ngày nay.


Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu thôn tính nốt phần đất của Chiêm Thành đến Bình Định. Trước khi nước Chiêm Thành hoàn toàn bị tiêu diệt, Việt Nam đã bắt đầu di dân tới hai địa điểm bỏ hoang, thuộc lãnh thổ Chân Lạp Khmer cũ là Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hòa). Từ thế kỷ XV, nước Chân Lạp nội loạn và sự quấy phá của Tiêm La (Thái Lan) đã bắt đầu suy yếu. Năm 1658, cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng đến nỗi vua nước đó phải xin thần phục chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần). Rồi, kế tiếp làn sóng người Việt, trên đường Nam tiến, cứ mỗi ngày thêm đông hơn.


Năm 1698, nhân nước Chân Lạp có nội loạn, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy cớ là vua nước ấy thất hứa không theo lệ triều cống, liền sai ông Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp, rồi thừa cơ hội chính thức lập vùng đất – do người Việt và người Hoa đã tới khai khẩn lập nghiệp ở đây – làm hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phán Trấn (Gia Định) mà hiện nay là các tỉnh miền đông Gia Định, Long An và một phần đất của Định Tường.


Năm 1759, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang lại được đặt làm phủ huyện Việt Nam. Ngoại trừ An Xuyên, Hà Tiên và Kiên Giang do Mạc Thiên Tứ chiếm cứ và mở mang, dù đã được thuộc quyền nhà Nguyễn từ năm 1708, nhưng mãi đến năm 1780, Việt Nam mới thực sự thu hồi 3 tỉnh An Xuyên, Hà Tiên và Kiên Giang sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Phật giáo Đàng Trong, từ sông Gianh trở vào Nam, phần lớn chịu ảnh hưởng Phật Giáo Trung Hoa, do các ngài TẾ VIÊN, GIÁC PHONG v.v.. đều là người Tàu đem Đạo Phật truyền bá ở Trung Kỳ nước ta.


Đến đời chúa thứ tư là Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) lại có các thiền sư như Hòa thượng Thọ Tôn, pháp danh NGUYÊN THIỀU, từ Trung Hoa qua Việt Nam, ban đầu trác tích ở phủ Quy Ninh (Bình Định), truyền bá chính pháp và sáng lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân và dựng tháp Phổ Đồng (?), hoằng truyền phái Lâm Tế. Phật giáo Trung Kỳ (và cả Nam Kỳ nữa), coi ngài là vị sơ tổ của dòng thiền Lâm Tế. Tiếp theo ngài Nguyên Thiều là các ngài Minh Hoằng Tử Dung, khai sơn chùa Ấn Tông, tức chùa Từ Đàm ở Huế; ngài Minh Hải Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam, và ngài Minh Vật Nhất Trí, Minh Giác Kỳ Phương v.v..


Đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), ngài Nguyên Thiều có lần cùng với sứ nhà Nguyễn, được sự ủy nhiệm của chúa qua Trung Hoa, mời các bậc danh tăng và thỉnh kinh sách, pháp khí v.v.. Trong số các bậc danh tăng nhận lời mời tới Việt Nam có Hòa thượng Thạch Liêm Đại Xán (thuộc phái Tào Động) . Cuộc khởi hành sang Việt Nam ngày 15 tháng giêng năm Ất Hợi, niên hiệu Khang Hy thứ XXXIV (1695), đến Thuận Hóa ngày 1 tháng 2, Hòa thượng được chúa Nguyễn tiếp đón nồng hậu và rước về chùa Thiền Lâm. Ngày 1 tháng 4 năm Ất Hợi (1695), chúa lập đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ, cầu thỉnh Hòa thượng truyền thụ giới pháp cho 1.000 giới tử, gồm những người thụ Sa di, Tỳ khưu và Bồ tát và được hòa thượng Thạch Liêm đặt pháp danh là Hưng Long, hiệu “Thiên Túng Đạo Nhân”.


Sau đó, Hòa thượng về Tàu. Nhân có dịp tàu buôn qua Việt Nam, ngài có gửi chúa Nguyễn Phúc Chu một bức thư và một bài thơ. Nguyên văn:


“Nhất giang yên lãng, đạo cách trung vân;


Bát đổ xuân phong, tuyết thiên hoa mấn.


Sổ nhân gian chi hạ lạp,


Ức thiên ngoại chi nhân duyên;


Dao trì duy điện bồ đoàn,


Dĩ chứng hoàng mai tiêu tức.


Viên khiển độ giang chi vĩ,


Thiểu thân súc địa chi hoài.


Dạ nguyệt thông triều, trì lai viễn tín;


Tân thi ký tặng, quí pháp trường Ngôn”.


Thi viết:


“Đông phong tân lãng mãn giang tần,


tưởng kiến hồ sơn vũ lộ tân.


Tự thị dương hòa qui thảo mộc,


Thái bình nhân túy hải thiên xuân”


Trời bể muôn trùng, nước mây cách trở;


Xuân về mấy độ, làn tóc nửa sương.


Bấm tay nghĩ chuyện nhân gian,


Chạnh nhớ mối tình thiên ngoại.


Tưởng chừng dưới chiếu bồ đoàn,


Đã tỏ hoàng mai lối cũ.


Thuyền lan tiện gió,


Thấu chỗ nhớ nhung.


Sóng vỗ trăng ghềnh, mây đua tin nhạn;


Mấy lời quê cạn, tỏ chút u hoài.


Thơ rằng:


Sóng rỡn hoa tần phát gió đông.


Đỉnh hồ tưởng thấy hạt mưa nhuần.


Cỏ cây vui dưới trời êm dịu,


Người ngắm thăng bình tắm bể xuân.


– bản dịch -THÍCH MẬT THỂ, VNPGSL


Ngoài phái Nguyên Thiều ra, vào đầu thế kỷ XVII, Phật Giáo Trung Kỳ lại có thêm một dòng thiền nữa, tức chi phái Liễu Quán.


Đời chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1711, sau khi đã trùng tu chùa Thiên Mụ xong, chúa cho đúc quả chuông lớn, nặng 3.285 cân đồng để tại chùa.


Khoảng những năm 1738-1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát, lại sức trùng tu chùa Thiên Mụ rất là tráng lệ và sai sứ qua Trung Hoa thỉnh Đại Tạng Kinh hơn 1.000 bộ về để tại chùa. Các chúa kế tiếp cũng rất sùng kính Đạo Phật.


Từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) Đạo Phật đã truyền bá vào đất Nam Kỳ.


Những Ngôi chùa cổ như: chùa Vạn An ở Phước Tuy kiến tạo năm 1711; chùa Tam Bảo ở Hà Tiên do Mạc Cửu lập khoảng những năm 1708-1725; chùa Hộ Quốc ở Biên Hòa lập năm 1735. Và đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm ở Sài Gòn – Chợ Lớn kiến tạo năm 1744.


Sang đời Nguyễn Gia Long thứ XIV (1815), vua Thế Tổ sắc sửa lại chùa Thiên Mụ. Và năm Minh Mệnh thứ VI (1826), vua Thánh Tổ sắc lập lại chùa Thánh Duyên (chùa dựng từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu, 1691-1725). Năm Thiệu Trị thứ IV (1844), vua Hiến Tổ, vâng di chúc của Thánh Tổ (Minh Mệnh) sắc xây ở chùa Thiên Mụ một tháp lớn bảy tầng, gọi là “Phúc Duyên Bảo Tháp”. Cũng trong năm ấy, vua sắc lập chùa Diệu Đế ở trung tâm thành phố Huế. Chùa nhìn ra con sông Hương quanh năm nước trong suốt, không gợn chút vẩn đục – một cảnh đẹp ở xứ thần kinh thơ mộng!


Nói chung, Phật Giáo đời Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng đến Bảo Đại, trong hơn ba trăm năm (1600-1954), tuy các vua, chúa hết lòng sùng kính Đạo Phật, nào xây chùa, dựng tháp, tô tượng đúc chuông… nhưng Phật Giáo trong giai đoạn này, vẫn chỉ thu hình trong phạm vi tín ngưỡng cổ truyền…, chứ thực chất thì Phật Giáo đời Nguyễn đã giản ước lắm!


Vào giữa thế kỷ XVI, khi nước ta có mầm mống phân tranh thì Thiên Chúa giáo cũng bắt đầu truyền vào Việt Nam. Theo Khâm Định Việt Sử: đời vua Lê Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hòa nguyên niên (1533), Ky Tô giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam, do người Tây tên là I-Nê-Khu đi đường bể vào giảng đạo ở làng Ninh Cường, xã Quần Anh (Hải Hậu, Nam Định). Và năm 1626, đời vua Lê Thần Tông, giáo sĩ Baldinoti tới Bắc Kỳ giảng đạo, chúa (Trịnh Tráng) không cho, phải bỏ đi. Nhưng, sau đó, có Jean Rhodes, từ Nam ra bắc yết kiến chúa Trịnh, được chúa cho phép ở lại kinh đô giảng đạo.


Sách Nam Sử của Trương Vĩnh Ký chép: “Năm 1596, đời chúa Nguyễn Hoàng, có giáo sĩ Diogo Adeverte, người Tây Ban Nha (Espagne), tới giảng đạo chúa ở Đàng Trong. Năm 1615, đời chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên), có giáo sĩ P. Busomi và năm 1624, có giáo sĩ Jean Rhodes là người Pháp Lan Tây (France) đến giảng đạo và lập ra giáo đường ở Phú Xuân”.


Từ khi các nước tư bản và đoàn truyền giáo phương Tây như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha (Portugal), Hòa Lan (Hollande)… đã mở rộng hoạt động và có chủ ý xâm lăng nước ta sau này. Tháng 7 năm 1783, Nguyễn Ánh, bị quân Tây Sơn vây ở Côn Lôn, may chạy thoát được về Phú Quốc. Đến cuối năm sau (1784) thì Nguyễn Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc1 , người Pháp, làm trung gian dẫn con trai (tên là Cảnh) và mang một văn thư gửi chính phủ Pháp nhờ giúp 1500 quân, tàu bè, súng đạn… và ngày 28-11-1787, ông Bá Đa Lộc và thượng thư ngoại giao bộ Montmorin, đại diện chính phủ Pháp ký bản Hiệp ước Versailles, gồm 10 khoản, nội dung chủ yếu là: “Vua nước Pháp bằng lòng giúp – theo thư yêu cầu của Nguyễn Ánh – với điều kiện: Nguyễn vương phải nhường hẳn cho Pháp đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), cửa bể Hội An (Faifo) và cam kết để cho nước Pháp với một nước ở phương Đông”. Ngày 8 tháng 12 năm 1787, ông Bá Đa Lộc vào bái tạ hoàng đế Louis XVI, rồi đem hoàng tử Cảnh xuống tàu trở lại Việt Nam.


Năm 1851, Tự Đức năm thứ IV, nghĩa là từ khi có tờ DỤ2 cấm đạo lần thứ hai, chính phủ Pháp liền sai ông Leheur de Ville-Sur-Arc đem chiến thuyền “Catinat” vào cửa Đà Nẵng, rồi cho người đem thư trách chính quyền Việt Nam về việc cấm đạo. Cuối năm 1856, Tự Đức năm thứ IX, sứ thần nước Pháp là ông Montigny tới cửa Đà Nẵng, cho người đưa thư xin triều đình nhà Nguyển cho người Pháp được đi lại thông thương và đặt lãnh sự ở Huế cùng cho giáo sĩ được tự do giảng đạo.


Sách Nam Kỳ Sử Ký (Histoire de la Cochinchine) chép: “ông giáo sĩ thành Rouen là Mgr de Bonnechose và bà hoàng hậu cũng có ý giúp ông giám mục Pellerin, nên Pháp hoàng Napoléon đệ tam mới quyết ý sai quan đem binh thuyền sang đánh nước Việt Nam” (theo VNSL).


Sách Thập Giá và Lưỡi Gươm: “Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ việc Pháp xâm lăng Việt Nam là giám mục Pelơranh (Pellerin) của quan địa phận Huế và linh mục Húc, cựu thừa sai truyền giáo. Giám mục Pelơranh đã khẳng định trước mặt triều đình Napoléon III rằng: Nếu quân Pháp đánh chiếm nước này, thì giáo dân bản xứ sẽ tiếp đón họ như những kẻ cứu tinh“. Linh mục Húc cũng viết thư cho vua rằng: “Chiếm lấy Nam Kỳ là việc dễ dàng nhất trần gian, nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng to lớn. Nước Pháp hiện có tại biển Trung Quốc những lực lượng dư sức để tiến hành công việc đó. Dân bản xứ thì hiền lành, siêng năng, rất dễ đón nhận đức tin Kytô giáo và đang rên xiết dưới ách tàn bạo ghê gớm. Họ sẽ tiếp đón chúng ta như những người giải phóng, những vị ân nhân. Chỉ cần ít lâu thôi là đem họ theo đạo được hết và làm cho họ nhiệt tình yêu mến nước Pháp“. – Thập Giá và Lưỡi Gươm, trang 36, bản tiếng Pháp DIEU ET CÉSAR Les Catholiques dans L’Histore du Vietnam của linh mục Trần Tam Tỉnh, Paris, 1978 –


Tháng 7 năm 1858, trung tướng hải quân Pháp Rigault de Genouilly dẫn 3.000 lính người Pháp và người I-Pha-Nho cùng 14 chiến thuyền vào cửa Đà Nẵng bắn phá các đồn lũy, rồi lên hạ thành An Hải và thành Tôn Hải. Năm 1861, trung tướng Charner đem cả thảy 70 chiến thuyền và 3.500 quân đánh lấy Gia Định; mặt khác, thiếu tướng Page và trung tá Bourdais đi đường bộ, theo sông Mékong, tiến chiếm thành Vĩnh Long. Quân ta chống cự một cách yếu ớt. Còn triều đình Huế lo sơ, xin giảng hòa. Và Hòa Ước Năm Nhâm Tuất (1862) ra đời, gồm 12 khoản, nội dung chủ yếu là: “Nước Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp ba tỉnh Biên hòa, Gia Định và Định Tường; nước Việt Nam không được đem binh lính, khí giới đi qua những tỉnh đã nhường cho Pháp, và những chiến thuyền nước Pháp được tự do ra vào sông Mékong; các giáo sĩ nước Pháp và giáo sĩ nước I Pha Nho được tự do giảng đạo, và để cho người dân Việt Nam được tự do theo đạo; người Pháp và người I Pha Nho được tự do đi lại buôn bán ở cửa Đà Nẵng, cửa Ba Lạt và cửa bể Quảng Yên…”


Năm 1867, từ Mỹ Tho thiếu tướng De la Grandière dẫn hơn 1.000 quân tiến đánh ba tỉnh phía Tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.


Năm 1873, đại úy Francis Garnier đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất), Nguyễn Tri Phương tử tiết, sau đó quân Pháp đánh lấy các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định và Hải Phòng. Và … đưa đến Hòa Ước Giáp Tuất, 1874, gồm 22 khoản, nội dung chủ yếu là: “Các giáo sĩ được tự do giảng đạo, và dân chúng được tự do theo đạo; tàu thuyền Pháp được tự do vào cửa Thị Nại (Qui Nhơn), cửa Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Hồng, và nước Pháp được quyền đặt lãnh sự ở các cửa bể và các thành thị Việt Nam phải thuận nhượng đứt đất sáu tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp…”


Tháng 4 năm 1882, đại tá Henri Rivière đánh lấy thành Hà Nội (lần thứ hai), Hoàng Diệu tuẫn tiết. Kết cuộc đưa đến Hoà Ước Năm Quí Mùi, 1883, nội dung gồm 27 khoản, đại lược: “Nước Nam chịu nhận nước Pháp bảo hộ; mọi việc giao thiệp với nước ngoài, đều do nước Pháp chủ trương; tỉnh Bình Thuận thuộc về Nam Kỳ; quân Pháp đóng giữ ở núi Đèo Ngang và ở Thuận An; từ tỉnh Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang thuộc quyền cai trị của triều đình Huế…”


Thế là từ đó nước Việt Nam hoàn toàn đặt dưới quyền cai trị của nước Pháp. Triều đình Huế đã đầu hàng Pháp. Nhưng giới sĩ phu trong nước vẫn khẳng khái, trước sau, lần lượt đứng dậy vận động quốc dân thành lập các Phong trào kháng Pháp, như: VĂN THÂN, CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU, ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC, DUY TÂN… và các cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên, ở Yên Bái… đều có chung mục đích: đánh Pháp, giành lại quyền độc lập cho nước nhà. Như trên, kinh nghiệm cho thấy: hễ khi nào chính quyền và nhân dân xa lìa nguồn sống lịch sử Việt, xa lìa chính pháp, đánh mất ý thức dân tộc là chỉ có suy tàn, chỉ có chiến chinh. Xa lìa nguồn sống lịch sử Việt, là dắt quốc dân vào phiêu lưu, vào linh lạc, là làm cho xã hội Việt phân tán, nòi giống Việt gục lịm trong thân phận tù đày, nô lệ…


Bây giờ ta thử đặt lại vấn đề, để tìm ra manh mối, tại sao: “thời đại Lý – Trần nước Đại Việt hùng mạnh, toàn dân sống cuộc sống an lành, hạnh phúc?” – Là vì chính quyền và toàn dân (thời đó) đã biết khơi dậy Nguồn Sống của dòng sử Việt, phục hồi được mạch sống bất tận của SỨC SỐNG THẬT VIỆT. Mà thực vậy, “khơi lại được nguồn sống lịch sử Việt, là sẽ vượt và thắng được hết, và bất chấp hết mọi âm mưu từ ngoài tới, đồng thời xua quét được hết mọi ươn hèn, ỷ lại… bị đọng bên trong phát ra, hầu giải thoát con người ra khỏi những lệ thuộc của tinh thần máy móc của không tưởng cằn cỗi, luẩn quẩn và lịm chết”.






 

1 Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, évêque d’ Adran.




2 Việc cấm đạo lần thứ nhất vào năm 1825, vua Minh Mệnh xuống dụ, nói rằng: “Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cần phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo”



Source: http://www.phatviet.com/dnhuan/dpdsv/dpdsv_15.htm


Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1243

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here