Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Ngày 5-8: giai phẩm Giác Ngộ – Vu lan 2011 có mặt...

Ngày 5-8: giai phẩm Giác Ngộ – Vu lan 2011 có mặt trên các sạp báo, phòng phát hành toàn quốc

128
0

Quý độc giả thân mến,

Trước những thông tin về bạo lực, những chuyện tiêu cực hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người tỏ ra lo lắng về chất lượng đời sống xã hội của chúng ta hiện nay. Dường như con người ngày càng ít có tính kiên nhẫn, nghèo lòng khoan dung, lãnh cảm đối với nỗi đau, sự bất hạnh…

Những lo lắng đó không phải là vô cớ. Sự bùng nổ của thông tin, cùng với kích thích về nhu cầu hưởng thụ vô cùng tận của thị trường, sự tấn công ồ ạt của các trào lưu, lối sống lệch lạc…; trong lúc đó định hướng về sự phát triển của xã hội qua giáo dục học đường thì mơ hồ, không thực sự thuyết phục, quản lý văn hóa thì chỉ mang tính rượt đuổi, đối phó mà chưa có chiến lược lâu dài… Một cách khách quan, chưa bao giờ lý tưởng phụng sự trở nên chông chênh, các giá trị sống bị hoài nghi như lúc này. Nhiều ý kiến được phát biểu, nhiều cuộc điều tra xã hội học được tiến hành, nhiều tiếng chuông cảnh báo đã được gióng lên, tất cả cùng một lời: Hãy hành động trước khi quá muộn!

Do vậy, ý nghĩa của Đại lễ Vu lan, hơn bao giờ hết, cần được phổ biến trong xã hội. Vu lan khởi nguồn được xem là ngày của niềm vui (hoan hỷ nhật), là dịp mà ở đó chư Tăng hội tụ sau 3 tháng chuyên tu, đối trước nhau thành thật tự phê bình và cầu mong người khác chỉ lỗi của mình để tự khắc phục và nỗ lực thăng tiến trong đời sống tâm linh (Tự tứ nhật).

Vu lan là lễ hội của lòng hiếu thảo, của tâm khoan dung với sự tích liên quan đến Tôn giả Mục Kiền Liên sau khi tu chứng liền nghĩ ngay đến người Mẹ của mình, nhờ Đức Thế Tôn hướng dẫn, nương nhờ oai lực Thánh chúng đã chuyển nghiệp khiến người Mẹ bị đọa vào ngạ quỷ được giải thoát kiếp đọa đày.

Vu lan là lễ hội của lòng tri ân và báo đáp ơn sâu, đối với người Phật tử, đó là ơn sâu của Tam bảo và Thầy tổ đã cho một hướng sống thiện lành, Cha mẹ đã cho hình hài và dày công dưỡng dục, Tổ quốc – xã hội đã truyền cho nếp văn hóa được hun đúc ngàn đời với bao hy sinh của các bậc tiền bối hữu công, Môi trường – Những nhân duyên trùng trùng khác đã hỗ tương cho ta sự sống này.

Chính vì vậy, giai phẩm Giác Ngộ – Vu lan 2011 được thực hiện với chuyên đề về tâm hiếu thảo, lòng khoan dung – những giá trị làm nên tình thương, hàn gắn những vết nứt trong cuộc sống hôm nay.

Nội dung chi tiết của giai phẩm được thể hiện ở hai tiểu mục lục: Tâm hiếu thảo – Lòng khoan dung (trang 16) Lời yêu thương (trang 50).  

Bạn sẽ được lắng lòng và cảm nhận đầy đủ hơn về hiếu hạnh -hạnh lành được đức Phật dạy là hạnh Phật qua các bài viết dưới đây:

1.Hiếu thảo & lòng khoan dung:

-Sanh tử sự đại (HT.Thích Thanh Từ)

Mùa hội Thánh (Hạnh Chiếu)

-Phật dạy làm cha mẹ (Chúc Phú)

-Gia tài thực thụ (Khải Thiên)

-Hạnh hiếu và lòng khoan dung (Nguyên Cẩn)

-Phục hồi một xã hội hiếu thảo (Nguyễn Thế Đăng)

-Vướng lụy hình hài (Tịnh Minh)

-Hiếu của Người – Hiếu theo Phật (Ngô Khắc Tài)

-Ngôi chùa theo tinh thần Pháp Hoa (HT.Thích Trí Quảng)

-Xin lỗi hoa Quỳnh (Như Đức)

2.Lời yêu thương:

-Triết lý đi tìm người thương (Thích Phước Đạt)

-Cha mẹ: Thầy dẫn đạo cho con (Vĩnh Hảo)

-Hành điệu (Thông Quảng)

-Nhánh cỏ – Cánh đồng & gió (Trương Đạm Thủy)

-Mẹ & một chuyến đi (Huệ Giáo)

-“Bông hồng cài áo” – Giai điệu & ca từ tuyệt mỹ về mẹ (Lê Quang Kết)

-Níu dấu chim bay (Hạnh Đoan)

-Sâu thẳm tình thương (H.Diệu)

-Nợ một lời ca dao (Doãn Lê)

-Cái bếp của mẹ (Võ Khoa Châu)

-Ngàn lời yêu thương (Cao Ngọc Hồng Ân, Lê Đình Ký, Hiền Linh, Óc Tiêu)

-Tháng Bảy mùa chay – những cung bậc và nỗi niềm (Pháp Đàm)

Và thơ của Trần Quê Hương, Nguyễn Đức Dũng, Võ Thị Hồng Tơ, Phan Thành Minh, Nguyên Tiêu, Nguyễn Miên Thượng, Đông Tùng, Nguyễn Đức Vân, Trần Huy Minh Phương, Nguyễn Dũng, Nguyễn Thánh Ngã, Hà Đức Ái)

Báo sẽ phát hành vào ngày 6-8-2011, kính mời bạn đọc đón theo dõi. Thông tin chi tiết, xin liên hệ Ban Phát hành, Tel: (08) 39300675 – 39306982 

Giác Ngộ Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here