Trang chủ Tài liệu - Thư viện - Phim Phật giáo Nếp sống đạo đức của người Phật tử trong kinh Giáo thọ...

Nếp sống đạo đức của người Phật tử trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt

253
0

Thiết nghĩ là người Phật tử hay không phải Phật tử chúng ta phải cấp thời triệt tiêu những lối sống buông trôi ấy để đem lại thái bình, an lạc, hạnh phúc cho quê hương xứ sở. Thế nên, hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý Phật tử bài kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt xem như đó là chuẩn mực đạo đức mà mỗi người chúng ta nên hành trì.

Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt là kinh thứ 31 trong Trường Bộ Kinh VI thuộc tạng Pali, bản Hán được dich ra tiếng Việt với tựa đề là Kinh Thiện Sanh.

I. Duyên khởi kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt

Thi-ca-la-việt là tên người thanh niên Bà-la-môn, nhân vật chính trong Kinh được Phật giảng dạy. Thanh niên Singala, theo lời cha dặn trước khi qua đời, ngày ngày sáng sớm ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, đầu tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ sáu phương: Đông, tây, nam, bắc, trên và dưới.

Quý vị đều biết rằng, xã hội Ấn Độ thời đức Phật Thích Ca là một xã hội chia thành bốn đẳng cấp. Đẳng cấp Bà-la-môn đứng trên hết, chủ yếu gồm các giáo sĩ thông thạo Thánh Veda của Bà-la-môn giáo nắm độc quyền lễ nghi tế tự. Đẳng cấp thứ hai là đẳng cấp vương tước và địa chủ, gọi là Sát-đế-lỵ, Đức Phật Thích Ca thuộc đẳng cấp Sát-đế-lỵ này. Đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp Vệ-xá là của công thương dân và nông dân. Đẳng cấp thứ tư gọi là Thử-đà-la, gồm những người nô bộc và phục vụ. Ngoài ra còn có một số người rất đông không thuộc đẳng cấp nào, những người cùng khổ nhất của xã hội Ấn Độ cổ đại gọi là Paria.

Một đặc điểm nổi bậc của Bà-la-môn là rất chú trọng nghi lễ, tế đàn. Tổ chức tấn đàn theo đúng quy cách như trong sách Thánh Veda là hành vi đạo đức tối thượng, đem lại cho người thí chủ công đức lớn nhất, bởi vì, theo đạo Bà-la-môn, tế thần thì được thần gia hộ, ban phước, xua đuổi mọi tai họa…và đẳng cấp giáo sĩ sở dĩ chiếm địa vị cao nhất trong xã hội Ấn Độ thời bất giờ chính là vì đẳng cấp giáo sĩ này nắm mọi độc quyền nghi lễ, tế tự, tức là độc quyền giao tiếp với thần linh.

Thanh niên Bà-la-môn Singala chắc cũng có một quan niệm như vậy về nghi lễ tế tự, cho nên mặc dầu không hiểu ý nghĩa của sáu phương, là thế nào, nhưng sáng nào cũng ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, tóc thấm ướt làm lễ sáu phương.

Đức Phật đi vào thành Vương Xá để khất thực thì gặp Singala đang làm lễ sáu phương, bèn hỏi nguyên do rồi liền giải thích cho Singala rõ nên tổ chức lễ sáu phương như thế nào theo đúng luật pháp của bậc Thánh, tức là theo như đức Phật quan niệm.

II. Phần chính văn của kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt

Mở đầu Phật giải thích có bốn điều ác nên tránh, và bốn điều ác sỡ dĩ người ta phải mắc vì bốn lý do:

a. Bốn điều ác và bốn lý do dẫn tới bốn điều ác

Bốn điều ác mà người ta phải tránh là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối.

Như chúng ta thấy, đó chính là bốn trong năm giới của người Phật tử tại gia mà quý vị điều biết. Như vậy, theo đức Phật lễ sáu phương trước hết là phải tránh bốn điều ác, bốn nghiệp phiền não, nếu chúng ta dùng lại lời trong Kinh. Nghiệp là hành vi, hành động. Hành vi, hành động gây phiền não đau khổ cho mình và cho người, cho nên gọi là nghiệp phiền não.

Như chúng ta biết, trước hết Phật giáo là một tôn giáo đạo đức, tuy trong Phật giáo cũng có nghi lễ, nhưng trước hết và chủ yếu, Phật giáo là một tôn giáo đạo đức, lấy đạo đức làm nền tảng. Và đạo đức Phất giáo là một nền đạo đức rạch ròi phân minh Thiện và Ác.

Ở đây, đức Phật không nói giới uống rượu, có thể vì uống rượu thật ra không phải là tội ác. Uống rượu, say rượu có thể dẫn tới tội ác. Uống rượu thành quen, dù là không nghiện có thể dẫn tới làm suy yếu sức khỏe, ảnh hưởng tới trí nhớ và sự nhận xét. Có lẽ vì vậy cho nên sách Phật gọi giới rượu là già giới, nghĩa là giới ngăn che, nghĩa là ngăn che điều ác có thể làm.

Sau đó đức Phật giải thích có bốn động cơ tâm lý, bốn chân lý nội tâm dẫn chúng ta đến chổ phạm bốn ác nghiệp nói trên. Bốn lý do đó là: Tham lam, sân hận, si mê, sợ hãi.

Như vậy, ở đoạn Kinh trên, đức Phật không những vạch cho chúng ta thấy rõ bốn điều ác là gì, mà còn đi sâu thêm, vạch rõ bốn động cơ hay nguyên nhân tâm lý dẫn đến bốn điều ác nói trên. Như vậy là để giúp chúng ta luôn luôn tự xét mình, trước khi hành động, cũng như trong khi hành động. Hành động như thế này có phải tham lam không, vì sân hận không, vì si mê không, vì sợ hãi không? Nếu thật sự là vì một trong bốn động cơ nói trên, thì cương quyết không nên làm, và nếu đang làm thì phải dẹp bỏ, nếu đã làm rồi thì phải thật thà ăn năn sám hối, kiên quyết không phạm lại lần thứ hai.

Phật tử chúng ta theo lời Phật dạy, phải luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm là không nghĩ tà, bao giờ cũng nghĩ tới thiện và làm điều thiện không biết mỏi. Còn tỉnh giác là tỉnh táo, biết rõ mình đang làm gì, nói gì, nghĩ gì, nhằm gạn lọc nội tâm mình khỏi mọi tư tưởng tham lam, sân hận, si mê, sợ hãi, làm cho nội tâm trở thành thuần thiện.

b. Sáu nguuyên nhân làm phung phí tài sản

Tiếp đó đức Phật giải thích cho Bà-la-môn biết rõ trong cuộc sống nên tránh sáu điều có thể làm phung phí tài sản và đem lại nhiều khổ não khác.

1. Tránh nghiện rượu

Đức Phật dạy, người nghiện rượu có thể mắc sáu điều nguy hiểm: Tài sản bị tổn thất; hay xung đột gây gỗ; dễ mắc bệnh tật; danh tự bị tổn thương; quần áo hở hang, lộ liễu; trí thông minh bị tổn hại.

2. Tránh đi phố vào giời khuya khoắt không đúng thời

Đức Phật dạy, người đi chơi ở những đường phố vào những thời điểm không đúng lúc (trong Kinh gọi là phi thời) thì có thể mắc sáu điều nguy hểm: Mình không được ai bảo vệ; vợ con ở nhà không được ai bảo vệ; tài sản ở nhà không được ai bảo vệ; có thể bị nghi oan là phạm tội ác; có thể là nạn nhân của những tin đồn thất thiệt; tự rước vào thân nhiều khổ não.

3. Tránh la cà những chổ đình đám, ca lầu tửu quán

Đức Phật day, nếu la cà đình đám, ca lầu tửu quán thì sẽ mắc sáu thói quen: Phải luôn luôn tìm xem nơi nào có múa; phải luôn luôn tìm xem nơi nào có ca; phải luôn luôn tìm xem nơi nào có âm nhạc; phải luôn luôn tìm xem nơi nào có tán tụng; phải luôn luôn tìm xem nơi nào có nhạc cụ gãy bằng tay, phải luôn luôn tìm xem nơi nào có trống.

Như quý vị thấy, một con người đam mê đình đám, ca lần tửu quán thì sẽ không bao giờ ngồi yên, cứ luôn luôn lăng xăng tìm kiếm nơi nào có ca, có múa, có nhạc, có đàn địch…

4. Tránh đam mê cò bạc

Đức Phật dạy, đam mêm cờ bạc có sáu nguy hiểm: được bạc thì người thua oán mình; thua bạc thì lòng mình sầu muộn; bị tổn thất tài sản; trong hội nghị, hội chúng, lời của mình không đựợc ai nghe; bạn bè, đồng sự khinh rẻ; khó lấy vợ, lấy chồng, vì không ai tìm người đánh bạc.

5. Tránh giao du với bạn xấu

Đức Phật dạy, nếu giao du với bạn ác, thì sẽ gặp sáu loại nguy hiểm: cờ bạc, loạn hành, bạo hành, nghiện rượu, gian trá, lường gạt, bạo động.

6. Đừng có lười biếng

Đức Phật phân tích lười biếng cũng có sáu nguy hiểm: Viện cớ quá lạnh, không làm việc được; quá nóng không làm việc được; quá chậm không làm việc được; quá sớm không làm việc được; quá đói không làm việc được; quá no không làm việc được.

Do vậy, cho nên đối với người lười biếng, có những việc đáng phải làm lại không làm. Tài sản chưa có đáng phải gầy dựng lên, lại không chụi gầy dựng. Tài sản gầy dựng được rồi, lại làm cho tiêu tan, kiệt quệ.

Trên đây, theo sự phân tích của đức Phật, là sáu nguyên nhân dẫn tới làm phung phí, kiệt quệ tài sản của một chủ gia đình. Và đối với một nguyên nhân, đức Phật lại đi sâu phân tích thành sáu điểm. Thật là một sự phân tích cặn kẻ sinh động đối với những thói hư tật xấu của người thế gian. Cách trình bày của đức Phật dựa vào số mục, dùng những tư liệu rất cụ thể, rút từ thực tiển của cuộc sống. Có thể nói, 90% các vụ thanh thiếu niên phạm pháp ở xã hội ta hiện nay cũng không ra ngoài những điều đức Phật phân tích.

c. Bốn loại bạn xấu

Trong đoạn kinh tiếp theo, đức Phật phân tích có những loại bạn xấu cần phải cảnh giác đề phòng hoặc tránh xa.

Như trong Kinh nói, đó là loại bạn tự xưng là bạn, nhưng thật ra không phải là bạn. Loại bạn thứ nhất là có vật gì cũng lấy, cho ít xin nhiều, có làm chút gì cũng chỉ vì sợ hay là để mưu lợi cá nhân. Loại bạn thứ hai chỉ là biết nói giỏi, sáo mép, nhưng khi cần gặp việc lại không làm được, chỉ tỏ ra lăng xăng đối với những việc đã qua hay những việc chưa đến. Loại bạn thứ ba là bọn nịn hót giảo hoặc, khi mình làm xấu thì a dua theo, khuyến khích, khi mình làm thiện thì lại cản trở, không tán thành. Trước mặt mình thì khen, sau lưng mình thì chê. Loại bạn thứ tư thích ăn tiêu xa xỉ, bọn này chỉ thân cận với anh khi anh rượu chè, khi anh đi chơi rong đường phố vào những giời đêm khuya khoắt, khi anh la cà đình đám, ca lầu tửu quán, hay là khi anh đam mê cờ bạc.

d. Bốn loại bạn tốt

Sau khi nói rõ thế nào là xấu, phải cảnh giác đề phòng hay tránh xa, đức Phật lại giải thích có bốn loại bạn tốt, bạn chân thật đó là: Người bạn giúp đỡ mình; người bạn chung thủy với mình; người bạn khuyên mình làm điều lợi ích; người bạn thương yêu mình.

Và thế nào là người bạn giúp đỡ mình? Đó là người bảo vệ bạn khi bạn sống bừa bãi buông thả, ủng hộ bạn làm nơi nương tựa cho bạn và khi bạn có công việc gì thì sẳn sàng giúp đỡ bạn,  cho bạn của cải gấp đôi số bạn cần.

Thế nào là người bạn chung thủy? Đó là người thân cận với bạn, lúc vui cũng như lúc khổ, nói cho bạn biết điều bí mật của mình nhưng lại giữ kín điều bí mật của bạn, không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn và giám hi sinh thân mạng vì bạn.

Và thế nào gọi là người bạn khuyến khích mình làm điều lợi ích? Đó là người ngăn chặn bạn làm điều ác, khuyến khích bạn làm điều lành, thông tin cho bạn điều bạn chưa được nghe, nói cho bạn biết con đường tái sinh lên các cõi trời.

Và cuối cùng thế nào là người bạn thương yêu mình? Đó là người không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn, hoan hỷ khi bạn gặp điều may mắn, ngăn chặn người nào nói xấu bạn, khuyến khích những ai khen gợi bạn.

Lời nói đức Phật trong Kinh này không có gì là cao xa, khó hiểu, trái lại rất là cụ thể, sinh động xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Mọi người chúng ta nên lấy đó làm kim chỉ nam, để chọn bạn lành, tránh xa kẻ ác.

HT. T.M.C

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here