Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi "Muốn Phật giáo tồn tại và phát triển phải gần gũi với...

"Muốn Phật giáo tồn tại và phát triển phải gần gũi với quần chúng Phật tử"(*)

121
0

Một trong những mục đích tồn tại cao cả nhất của đạo Phật là vì giải thoát khổ đau cho con người, đem lại hạnh phúc chân thực cho nhân thế. Một Phật giáo chuyên khai mở trí tuệ và từ bi cho con người, và một đạo Phật mang tính quần chúng mới là một đạo Phật mà thời đại nào cũng hướng tới. Muốn vậy, những người con Phật luôn sống và đem đạo Phật đi vào cuộc đời này ngày càng sâu rộng hơn nữa vì hạnh phúc của mọi người. Những người đến với đạo Phật nên xem đạo Phật là một tư tưởng văn hóa, tín ngưỡng lớn của nhân loại, là lối sống cao đẹp trong đời sống xã hội, là phương pháp hóa giải khổ đau tuyệt vời, là giá trị lớn của cuộc sống mà mỗi người hay bất cứ ai cũng có quyền tiếp cận, học tập và thực hành.

Phật giáo như một làn nước mát dịu, lan tỏa và hòa quyện với phong tục tập quán và tư tưởng của dân tộc ta, nhân dân ta đã lấy giáo lý nhà Phật để làm lẽ sống cho chính mình. Tư tưởng từ bi, bác ái, vô ngã vị tha của đạo Phật đã ăn sâu vào tâm thức của con người Việt Nam, tạo nên một xã hội thân thiện, đoàn kết và yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói Phật giáo là một lẽ sống, là tư tưởng hành động của người Việt Nam, và có lúc Phật giáo đã được xem là Quốc giáo như trong thời đại Lý, Trần, tinh thần Phật giáo đã sản sinh ra một xã hội đầy trách nhiệm và ý chí đoàn kết trong việc chống ngoại xâm, đẩy lùi thế lực hùng mạnh Nguyên Mông, đem lại hạnh phúc an lạc và hòa bình cho dân tộc. Vậy nên, hơn bao giờ hết, trong thời đại ngày nay sự đóng góp của Phật giáo sẽ là động lực tích cực nhất trong việc xây dựng quê hương, đất nước.
 
Vì rằng: Trong thời đại phát triển ngày nay, xã hội luôn tiềm ẩn và phát sinh nhiều tệ nạn như ma túy, bệnh tật, nghèo đói, cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và vật chất đã đẩy lòng tham con người ngày càng tăng lên, như vậy họ ngày càng xa rời các quy luật đạo đức xã hội, tôn giáo. Lòng người ngày càng thấy bất an, lo sợ. Cho nên Phật giáo trong giai đoạn này cần có thái độ sống nhập thế một cách tích cực hơn nữa nhằm mục đích chuyển hóa tư duy và hành động của con người. Có như vậy mới mong xây dựng quê hương, xã hội phát triển một cách lành mạnh, phát triển một cách bền vững và mới có hạnh phúc an lạc thật sự.
 
Chúng tôi thiết nghĩ, trong giai đoạn này, muốn Phật giáo tồn tại và phát triển chúng ta cần phải sinh hoạt trong sự đoàn kết và gần gũi với quần chúng Phật tử. Từ xưa đến nay, trong xã hội người ta vẫn đề cao nguyên tắc “lấy dân làm gốc” thì hơn bao giờ hết chúng ta cần phải gần gủi với đồng bào Phật tử, không nên chỉ có thuyết pháp mà phải có những hành động nhằm đem lời dạy của Đức Phật đến với Phật tử một cách hữu hiệu, để tạo niềm tin cho đồng bào Phật tử. Bởi vì “mất quần chúng, chúng ta gieo hạt Bồ đề trong hư không, Phật giáo không thể nào tồn tại”, cho nên thời kỳ này chúng ta cần phải ra sức thực hiện nhiều phương pháp hoằng dương chánh pháp, đặc biệt là vùng sâu vùng xa nhằm đem ánh sáng từ bi của đạo Phật đến với mọi người, để hướng dẫn họ thực hành chân, thiện, mỹ.
 
(Trích tham luận BĐDPG Phong Điền)
 
*Tiêu đề do BBT đặt
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here