Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Một tấm lòng của Trịnh Công Sơn

Một tấm lòng của Trịnh Công Sơn

138
0

Sở dĩ có được như vậy là bởi anh với âm nhạc, với nghệ thuật, với thơ ca không đơn thuần như bao người khác. Nhạc của anh đã xé tan các khuôn ráo rỗng tuếch nhất thời, để đi vào lòng người một cách dìu dàng trầm lắng. Nếu ai đó thử lắng lòng nghe mới cảm nhận được rằng nhạc của anh là môn “siêu hình học” về cuộc đời, hay “con tằm nhã kén thành tơ và tơ trời nữa”. Như một con ve vừa thoát xác lần thứ mấy mươi nhìn từ lòng đất của Huế, để gõ vào trong cảm hứng vô thức từ phương xa vọng lại. Tất là những điều đó nó bắt nguồn từ sự rung động từ một con tim biết thương yêu chia sẽ, một con tim chan hòa trong vạn vật để cùng xoa dịu đi những nỗi khổ niềm đau của con người, do vậy anh viết :

Sống trên đời sống
cần có một tấm lòng
Để làm gì?  Để gió cuốn đi.”

Một tấm lòng” phải rồi cuộc đời đang cần lắm, một em bé dĩ nhiên là cần phải có tình thương của cha mẹ, của tất cả mọi người đã đành rồi. Nhưng người lớn cũng lại cần và rất cần một tấm lòng trong cuộc sống. Một em bé tật nguyền côi cút, một chàng thanh niên sa cơ thất nghiệp, một góa phụ chờ chồng, một mẹ già trong ngóng đàn con…những bi kịch của cuộc đời đã và đang diễn ra, liệu họ có thể sống nổi không, nếu không có “một tấm lòng” của ai đó nâng đỡ và chia sẽ. Con người không phải chỉ khổ vì nghèo, vì bệnh tật hay là thiếu cái gì, mà khổ đau nhất là con người đó chẳng ai hiểu chẳng ai thương và chẳng được ai nâng đỡ. Họ sống lẽ loi, đói tình thương đi giữa cuộc đời. Chính điểm này mà Trịnh Công Sơn đã dùng âm nhạc của mình nói lên tiếng nói đích thực chân chính. 

 Khác với các nhà thi sĩ khác như: Văn Cao, Phạm Duy…Trịnh Công Sơn là người chăm chú cúi xuống hiện hữu và bằng kinh nghiệm sống của chính bản thân mình. Anh đã phát hiện hết mọi lẽ bất hạnh của thân phận con người, sự khước từ hy vọng ảo tưởng, những đam mê vô ích, sự cô đơn không cứu vãn nỗi lo âu trước thẵm.

Vấn đề sinh tử của con người nó xảy ra trên cuộc đời này như là định luật tất yếu. Từ đấy anh vẫn hát về cuộc đời như một “cơn đau vùi” trong những năm vào đời của một tài năng. Trịnh Công Sơn đã khám phá ra âm hưởng la thứ – dịu dàng của dòng sông Huế. Như bản “ướt mi" “nắng thủy tinh”… suốt cả chiều dài của cuộc đời anh sáng tác. Bất cứ những tình khúc nào ra đời  cũng điều mang âm hưỡng của sự cảm thông sâu sắc. Trong những năm chiến tranh, dưới những làn đạn nỗ những tình khúc phản chiến của anh đã mang nặng tâm tình đó. Trong khói lửa và nước mắt của chiến tranh khốc liệt, tiếng đại bác đêm đêm vọng về thành phố. Rồi nhà tan cửa nát, cảnh gia đình bị ly tán, thật là não nùng và đầy tuyệt vọng. “Một ngìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…” tất cả đã đi vào lời ca tiếng hát của anh như một mãnh lực đập vào lòng người.

Trịng Công Sơn xuất hiện trong bối cảnh đó như là lương tâm của một con người mang trái tim nhân ái, nhạy cảm chỉ biết nói lên những cảm xúc nồng nhiệt của mình. Đối với quê hương dân tộc, dù thiếu vắng một thái độ “chính trị” nhưng trung thực từ đáy lòng mình. Sự dấn thân bằng âm nhạc của anh trong công cuộc hoà bình vận động hoà bình cho tổ quốc có cái gì đó tuyệt vọng, nhưng cũng đầy ý nghĩa nhân bản. “Phản chiến” ở đây là bày tỏ thái độ phản ứng của mình không tán thành chiến tranh. Và sự không tán thành này cũng có nghĩa là một sự đồng cảm chia sẽ với những con người đang phải gánh chịu những nỗi đau thương mất mát quá lớn lao. Đồng cảm mà không đứng ở ngoài, một bên mà đứng ở cái thế chung cùng một số phận đạo Phật gọi đó là Đồng sự nhiếp. Trong dòng nhạc phản chiến, anh chẳng có một toan tính chính trị nào cả. Mà tất cả là làm theo mệnh lệnh của con tim, một con tim thương đời, thương người để nói lên tiếng nói chân thật. Đối với quê hương dân tộc một cách trung thực và chân tình anh không phải để muốn người ta khoác lên cho anh một danh hiệu này, danh hiệu nọ. Anh vui với niềm vui chung và buồn cùng buồn với mọi người.

Ôi chinh chiến đã mang đi những bạn bè
Còn có ai, không còn người ôi nhân loại mặt trời”
(Xin mặt trời ngủ yên)

Hay là một hiện thực vừa mới xãy ra trong thành phố “Ghế đá công viên dời ra đường phố/ Người già co ro ngồi thiu thiu ngủ/ Người già co ro buồn nghe tiếng nổ/ Em bé loã lồ khóc tuổi thơ đi”. Tiếng hát của anh như một sợi dây vô hình đã nhanh chống kết nối những tâm trạng riêng, một số phận riêng của những con người thành một tâm trạng chung, một số phận chung của cả đồng bào dân tộc. “Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở cùng tôi. Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên.” Tiếng hát tạo nên nhưng hiệu quả trong đời sống thực sự, đã làm cho không ít người nhìn ra cái bản chất phi nhân đạo và tàn ác của chiến tranh, để gợi lại trong họ một trái tim con người thực sự phải thương yêu nhau, đừng hận thù, đừng chém giết.

Thế rồi cuộc chiến tranh đi qua, sự thanh bình đã trở lại. Tiếng hát của anh đã chuyển qua một chiều hướng khác, đó là tình yêu, tình bạn bè…Nhưng triết lý “một tấm lòng” lại vẫn còn nguyên giá trị. Bởi làm kiếp người không ai tránh khỏi khổ đau, nên anh vẫn an nhiên với con đường nghệ thuật của mình. Anh đi vào âm nhạc y như người ta hít thở, cuộc sống hiện thực lại tái diễn trong lời ca tiếng hát của anh đi hoài theo năm tháng. Có lẽ “một tấm lòng” vẫn được anh canh cánh trong con tim biết rung cảm cuộc đời. Con tim đó xuất phát từ đâu? Từ trong vòng tay của người mẹ mộ đạo Phật ru đứa con đầu lòng; cả gia đình thành tâm thương Phật, cả mấy đời người Huế thương chùa, của cả mãnh đất thần kinh thâm u miệt mài hai chữ “tu tâm”. Nên “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” được phát xuất từ ý niệm, từ những ngôn từ trong đạo Phật. “Hư vô, hư không, cõi tạm, vô thường…” đã được anh hoá giải rất tài tình trong lời ca tiếng hát, bỏ hết những gượng ép khung lòng của ngôn ngữ, để chúng được “lắng nghe” và “linh cảm” trong bản chất giai âm của nội tâm đối đãi nguyên sơ nhất. “Tôi đã lắng nghe im lặng dòng sông/ Tôi đã lắng nghe im lặng của tôi/ Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài”. Bài hát sâu lắng như một buổi toạ thiền mà hành giả đang tập trung quán sát trong từng hơi thở. “Đại bác/ đêm đêm/ dội về/ thành phố/ người phu/ quét đường/ dựng chỗi/ đứng nghe”. Thanh âm điệu của bài hát là nhịp mõ điểm cầm canh như tiếng tụng kinh đi liền hai chữ một nhịp. Âm nhạc của anh như lời kinh rót vào lòng người, dẫn người ta đi vào một thế giới âm thanh mới và khác lạ, cung cách và âm điệu vượt ra ngoài những khuôn sáo củ, để đi thẳng vào tâm thức người nghe một cách trọn vẹn.

Có người bảo rằng: Trịnh Công Sơn là “phù thuỷ của ngôn từ”, có ý ám chỉ tài năng sử dụng sử dụng ngôn ngữ của anh trong ca từ thật là độc đáo mà ít ai sánh kịp. Nhưng nó lại được nhân lên rất nhiều lần bởi chính tâm hồn anh. Hầu như anh chưa bao giờ làm cho ai giận, ngược lại anh còn đem “một tấm lòng” chân tình của mình ra để trang trãi. Có khi con người tài hoa ấy hầu như lại phải hứng chịu tất cả những nỗi đau, ôm lấy những nỗi đau đó để trở thành cao quý. Có lẽ vì thế mà Trịnh Công Sơn đã trở thành “người không của riêng ai”. Anh đã hoá thân thành tất cả “em là tôi và tôi cũng là em”. Có nhiều câu dường như anh đang nói với chính mình; cũng có lúc anh mượn người tình là đối tượng đối thoại cần thiết để nói lên một điều vượt xa ngoài những ước lệ mà tri kiến tầm thường khó bề suy diễn. Nói như thế không có nghĩa là anh đang mơ màng trong một cõi xa xăm nào đó. Thực sự anh vẫn đang sống, đang cảm nhận cuộc đời để rồi từ đó nói lên những tâm tư tình cảm chân chính nhất, là sống cho đích thực, sống để mà cho. Sống cho trọn vẹn đạo làm người, hãy thương yêu đùm bọc lấy nhau và hãy tử tế với nhau để rồi “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Vâng sỏi đá cũng cần có nhau không có gì là phi lý cả.

 Đến đây tôi không muốn nói gì thêm về người nghệ sĩ thiên tài này, vì cuộc đời và sự nghiệp của anh đã nói lên hết cả rồi. Xin mượn lời dặn dò của anh với ca sĩ Khánh Ly rằng là: “Phải luôn sống giữa đời với một tấm lòng và sống với người bằng sự tử tế”. Bấy nhiêu đó cũng đủ gói trọn tâm tình của một con người mà “Hạt bụi nào hoá kiếp thân ta, để một mai tôi về làm cát bụi” và để rồi thong dong tự tại giữa “một cõi đi về” của mình.

T.Đ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here