Cuộc triển lãm hoành tráng và quy mô nhất trong lịch sử văn hoá Phật giáo của Malaysia sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Malaysia, khu nghĩ mát Mines Resort City, Seri Kembangan, thủ đô Kuala Lumpur từ ngày 6 đến 10 tháng 6 năm nay, dự kiến sẽ thu hút trên 100.000 lượt khách đến tham quan và chiêm bái.
Cuộc triển lãm hoành tráng và quy mô nhất trong lịch sử văn hoá Phật giáo của Malaysia sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Malaysia, khu nghĩ mát Mines Resort City, Seri Kembangan, thủ đô Kuala Lumpur từ ngày 6 đến 10 tháng 6 năm nay, dự kiến sẽ thu hút trên 100.000 lượt khách đến tham quan và chiêm bái.
Sư trưởng của giáo viện Phật giáo Tích Lan tại Kuala Lumpur, thượng toạ B.Sri Saranankara Nayaka Maha Thero một trong hai vị đồng chủ tịch nói rằng ” cuộc triển lãm với những bộ sựu tập về nền văn hoá của ba truyền thống của Phật giáo sẽ đóng góp rất nhiều cho năm Du lịch 2007 của Malaysia “
Con số 84.000 bóng đèn được sử dụng trong bích hoạ khổng lồ này nói lên nhiều ý nghĩa. Ảnh: Buddhistchannel
Không gian ngày hội văn hoá sẽ được phân bố thành bốn khu vực: Khu vực triển lãm, Sân khấu
biểu diễn sắc màu văn hoá, Không gian giành cho chiếu phim và Gian hàng tặng phẩm và bán hàng từ thiện.
“Phật giáo với nền tảng văn hoá và nghệ thuật giàu bản sắc đã thích ứng và hoà mình vào trong
môi trường sống của cộng đồng và nhẹ nhàng thẩm thấu vào lòng người theo những phương cách khác nhau. Đây cũng là lần đầu tiên một ngày hội văn hoá Phật giáo quy mô nhất được tổ chức từ trước đến nay.” Sư trưởng B. Sri Saranankara nói thêm.
Điểm nỗi bật nhất trong tuần lể văn hoá này sẽ là cung thỉnh xá lợi của đức Phật. Ngọc xá lợi là nhục thân tinh tuý của đức Phật khi ngài nhập diệt, nên việc còn nghiêm cẩn lưư giử bảo ngọc này của các quốc gia như Tích Lan, Thái Lan và Miến Điện là một vinh sự cho Phật tử nước nhà. Vì vậy việc bảo quản nhằm phục vụ cho tuần lễ văn hoá này cũng hết sức đặc biệc. Một toà tháp sẽ được dựng lên trong khuôn viên khu triển lãm để lưu giữ xã lợi cho khách thập phương đên tham quan và chiêm bái.
Một trong những sự kiện khác là việc tái tạo lại bàn chân đức Phật được phóng to trên diện tích khoảng 2014 feet (khoảng 613m2) gồm 84.000 búp sen tượng trưng cho sự thống nhất của tám vạn bốn ngàn pháp môn trong một chỉnh thể của Phật giáo.
Lồng vào mô tuýp của bàn chân khổng lồ này sẽ là một số biểu tượng cách điệu quan trọng của Phật giáo tượng trưng cho Đức Phật và những lời giáo huấn của ngài cách đây 2500 năm.
Mô tuýp bàn chân khổng lồ được ghép bởi 84.000 búp sen. Ảnh: Buddhistchannel
Tan Siang Chye-kiến trúc sư, thành viên của Hội Phật giáo Subang Jaya chỉ đạo việc sắp xếp các hoa sen theo hình chân của đức Phật giải thích ý nghĩa của “đài sen khổng lồ” này “Người ta kể lại rằng sau khi đức Phật nhập niết bàn khoảng vài trăm năm, những môn đồ pháp quyến đã tưởng nhớ và thể hiện lòng kính trọng ngài bằng biểu tượng của đài sen này trên mô tuýp bàn chân của ngài. Việc lập tượng ngài theo nhân dạng của người có khoảng từ đời Alexandre Đại đế trong những cuộc viễn chinh Trung Ấn, ông ấy đã đem văn hoá Hy Lạp giao hoà với văn hoá Ấn Độ để hôm nay ta thấy hình tượng của Phật và các vị Bồ Tát đều được nhân dạng giống người” (Thánh tượng nhân thể – Anthopormophic iconography – là mô phỏng hình tượng các vị Thánh, Thần theo nhân dạng con ngưòi, khuynh hướng nghệ thuật này được tiếp nhận bởi người Ấn Độ khi những cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế thế kỹ thứ ba trước công nguyên đem theo văn minh và văn hoá Hy Lạp vào quốc gia viễn đông này)
Hồ Công (Theo http://buddhistchannel.tv